- Băng chuyền địa lý: dựa trên cơ sở sự khác biệt lãnh thổ về tự nhiên theo thời gian và
a. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
TNTN được coi là cơ sở hàng đầu để phát triển công nghiệp. Bởi vì, trên thực tế một số ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào TNTN như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, sản xuất VLXD, công nghiệp CB’N-L-TS. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ trong chừng mực nhất định đều ảnh hưởng rõ rệt đến cơ cấu và tình hình phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Như vậy, nguồn tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với sản xuất công nghiệp là khoáng sản; Với nước ta, nhìn chung tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, nhưng không đều về trữ lượng, khó khăn trong chế biến và sử dụng; Số lượng các mỏ nhiều, trữ lượng nhỏ, phân tán, khó khăn trong khai thác, chế biến và sử dụng. Tuy vậy, chúng ta cũng có một số loại tài nguyên khoáng sản có giá trị đối với công nghiệp như than, dầu mỏ, một số khoáng sản kim loại và phi kim loại. Các loại tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
▪ Nhiên liệu - năng lượng: Về than nước ta có 4 loại: Than antraxit (còn gọi là than gầy),
chất lượng tốt, nhiệt lượng cao (7000-7500kcal/kg), tỉ lệ tro thấp, đốt ít có khói, ít khí xunphua, tập trung ở Quảng Ninh (trên 3,5 tỉ tấn, tính đến - 300 m). Than mỡ (Thái Nguyên, Lạng Sơn), trữ lượng không lớn, nhưng đây là loại than cần thiết để luyện thành than cốc cho công nghiệp luyện kim. Than nâu tập trung nhiều nhất ở ĐB sông Hồng, trữ lượng lên tới hàng chục tỉ tấn (chưa có điều kiện khai thác). Than bùn phân bố chủ yếu ở ĐB sông Cửu Long, trữ lượng vài
trăm triệu tấn (nhiều nhất ở U Minh). Dầu mỏ và khí đốt: tập trung ở vùng thềm lục địa, đã thăm dò từ cuối thập kỷ 60 đến nay. Trữ lượng dầu mỏ 4 - 5 tỉ tấn dầu (qui đổi) khí đốt khoảng 250- 300 tỉ m3, tập trung nhiều nhất ở bể trầm tích Nam Côn Sơn.
▪ Về khoáng sản kim loại. Có giá trị CN là quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ lượng 554 triệu tấn (đến độ sâu 750 m), hàm lượng sắt 60%. Ngoài ra, còn có ở một số nơi khác như Yên Bái, Thái Nguyên (trữ lượng không lớn). Thiếc có ở Quì Hợp (Nghệ An). Bô xít ở Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có một số mỏ quặng kim loại khác, nhưng trữ lượng nhỏ, có ý nghĩa địa phương.
▪ Khoáng sản phi kim loại. Có ý nghĩa CN bao gồm apatit (Cam Đường, Lào Cai), trữ lượng lớn, chất lượng cao, dễ khai thác. Đá vôi chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Đất hiếm ở Lai Châu. Cát thuỷ tinh dọc ven biển (quan trọng là cát Vân Đồn, Quảng Ninh và cát Thuỷ Triều, Cam Ranh)...Xen lẫn cát là các sa khoáng titan, zircon phân bố ở Bình Định, Hà Tĩnh.
Bảng 3.1: Sự phân bố một số khoáng sản theo vùng lãnh thổ (%)
Khoáng sản TDMN’PB’ ĐBSH BTBộ NTBộ TNguyên ĐNBộ ĐBSCL Sắt 38,7 - 61,3 - - - - Đồng - Kền 100,0 - - - - Thiếc 45,0 - 50,0 - 5,0 - - Bô xít 30,0 - - - 70,0 - - Apatit 100,0 - - - - Đá vôi 50,0 8,0 40,0 - - - 2,0 Đất hiếm 100,0 - - - - Cát thuỷ tinh 40,0 - - 60,0 - - -
▪ Tài nguyên nước: Ở nước ta nguồn tài nguyên này tương đối phong phú. Sông ngòi khá
dày đặc, mật độ 0,5-1,0 km/km2, chảy trên những vùng có địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác gềnh. Tiềm năng thuỷ điện khá lớn, trữ lượng lý thuyết có thể đạt tới 30 triệu kw, hệ thống sông Hồng (37%), sông Đồng Nai (19%). Tổng lượng nước trên mặt 900 tỉ m3, đủ để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho sinh hoạt ở các đô thị và các vùng nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo vùng, theo mùa đã gây nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp nước và sự phát triển công nghiệp giữa các vùng. Nước ta có 2 vùng trong tình trạng thiếu nước phục vụ cho công nghiệp (vùng công nghiệp Phả Lại-Quảng Ninh và vùng công nghiệp Biên Hoà-TP Hồ Chí Minh).
▪ Tài nguyên sinh vật.Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp VLXD (gỗ, tre, nứa), cung cấp nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp (song, mây, giang, vầu, trúc) và các loại dược liệu, thực phẩm đặc biệt (măng, nấm, mộc nhĩ...). Tuy nhiên, tài nguyên rừng nước ta đang bị giảm sút nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp, nhất là khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.Tài nguyên thuỷ - hải sản: Nước ta có nhiều loài động vật dưới nước (mặn, lợ, ngọt) có giá trị kinh tế cao là cơ sở để phát triển các ngành khai thác và chế biến các loại sản phẩm. Gần đây, chúng ta đã hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, sông, hồ và nuôi đặc sản xuất khẩu. Lúa gạo là nguồn nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành công nghiệp CB’LT tập trung ở 2 đồng bằng châu thổ lớn. Ngoài ra, chúng ta đã hình thành các vùng CMH’ sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi (vùng chuyên canh cao su, cà phê, chè, dâu tằm, vùng
trồng cây thực phẩm, cây ăn quả, các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm,...) đã tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các sản phẩm hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
▪ Những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên. Đó là sự mất cân đối giữa phân bố tài nguyên
thiên nhiên và khả năng kết hợp của chúng trên một đơn vị lãnh thổ, mà trước hết là sự mất cân đối giữa tài nguyên thiên nhiên và thực trạng phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ. Cụ thể:
- Ở MN’TDPB’ tập trung tới 51,4% tiềm năng thuỷ điện cả nước; 100% trữ lượng đồng- ni ken, apatit, đất hiếm; 50% trữ lượng đá vôi; 90% than đá. Đây là vùng khai thác lớn của cả nước, nhưng lại rất ít nguyên liệu được chế biến hoàn chỉnh.
- B.Trung Bộ tập trung 61,3% trữ lượng quặng sắt cả nước; 50% thiếc; 90% crôm; 70% đá xây dựng, nhưng tiềm năng về năng lượng (thuỷ điện) chỉ ~ 5,4%; CNCB' vẫn còn nhỏ bé.
- Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng lại thiếu vắng những loại khoáng sản cần thiết cho CN kỹ thuật cao như than mỡ cho luyện cốc và hoá chất. Tài nguyên từ nông-ngư tuy đã định hình, nhưng chưa tạo được nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành CNCB'.
- Tài nguyên thiên nhiên ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa được khai thác hợp lý, nhiều loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp đã bị khai thác quá mức, môi trường đã và đang bị xuống cấp.