(đơn vị %) 11 65.5 23.5 Từ 12 tháng- dưới 18 tháng tuổi Từ 18 tháng - dưới 3 tuổi Từ 3 - dưới 4 tuổi (Nguồn: khảo sát thực tế)
Có thể thấy phần lớn các phụ huynh lựa chọn trường mầm non cho con đi học giai đoạn từ 18 tháng tuổi đến dưới 3 tuổi với 65,5% phụ huynh. Đây là giai đoạn mà trẻ dễ tiếp thu nhất, cần chăm sóc, nôi dưỡng, giáo dục tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện về sau này. Ở giai đoạn này trẻ có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bố mẹ, ông bà. Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp trẻ học nhiều điều mới. Nếu trẻ được chăm sóc, giáo dục một cách có khoa học ngay từ giai đoạn này sẽ rất tốt cho việc hình thành các kỹ năng cho trẻ như kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp.
“Chị thấy con từ hơn 2 tuổi đến dưới 3 tuổi thì cho bé đi học là tốt vì bé đã nói rành nên có thể về kể với mẹ những chuyện ở lớp, tự đi vệ sinh được, kêu cô khi có việc và cũng ít bệnh hơn. Như đây chị cho con đi học từ lúc con được 30 tháng tuổi, giờ con biết rất nhiều, tự giác xúc ăn, tự giác đi vệ sinh, nói chung là con ngoan lắm, tự tin hơn nữa, để trễ quá bé sẽ nhút nhát hơn” (PVS 1, nữ, 30 tuôi, Nhân viên văn phòng)
Và có 11,0% phụ huynh cho con đi học mầm non từ lúc con được 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi. Phụ huynh chia sẻ việc cho con đi học sớm cũng vì lý do cá nhân từ phía gia đình không có người chăm bé suốt cả ngày
cũng như do điều kiện kinh tế gia đình không thuê người giúp việc thì các bậc cha mẹ phải lựa một ngôi trường mầm non tốt để gửi gắm con
“Anh cho con đi học từ lúc con mới được 12 tháng tuổi. Lúc đầu, anh chị cũng do dự vì con còn bé quá, mới đang chập chững biết đi và biết nói nhưng chẳng biết làm thế nào, nhà thì neo người, ông bà ở quê cũng có tuổi nên không lên chăm cháu được, nhà lại không đủ điều kiện thuê giúp việc nên dù xót con lắm anh chị vẫn phải quyết định cho con đi học mầm non sớm” (PVS 3, nam, 30 tuổi, cán bộ nhà nước)
Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình cũng có điều kiện chăm sóc khi bé dưới 3 tuổi cho rằng khi trẻ lớn hơn chút nữa, có thể nhận thức tốt hơn rồi mới lựa chọn trường cho trẻ đi mầm non. Đây cũng là tâm lý của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non, nên có 23,5% phụ huynh cho con đi học ở độ tuổi từ 3 đến dưới 4 tuổi. Nhưng nhiều phụ huynh cũng thừa nhận rằng, nếu lựa chọn trường mầm non cho con đi học muộn thì với một số trẻ bướng bỉnh, đã quen ở nhà với bố mẹ, ông bà nên nhất định không chịu đến trường, khó khăn trong quan hệ với bạn bè, cô giáo, bởi họ là những người xa lạ.
Bé Sam nhà chị phải được tầm 3 tuổi rưỡi chị mới cho con đi học mầm non, tại nhà cũng có giúp việc chăm sóc, ông bà nội cứ muốn giữ cháu ở nhà, bảo chị cho con đi học sớm hơn thì con chưa biết gì, sợ ở trường chăm sóc con không bằng ở nhà nên chị lại cứ chần chừ, không cho con đi học. Nhưng chị thấy sai lầm quá, giờ con đi học như vậy bị muộn so với các bạn, con đi học mà phải cả tháng mới không khóc vào mỗi buổi sáng và hòa nhập được với các bạn ở trường do con quen ở nhà, nên khi đi học con bị rụt rè hơn nhiều so với các bạn đi học từ sớm. Chị phải rút kinh nghiệm với đứa sau thôi” (PVS 4, nữ, 30 tuổi, kinh doanh nội thất)
Trong quá trình khảo sát, ngoài ba chỉ báo về độ tuổi trên, tác giả còn đưa ra những chỉ báo ở độ tuổi từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi và trên 4 tuổi nhưng không có phụ huynh nào lựa chọn. Có thể thấy với độ tuổi từ 3 tháng
đến 12 tháng tuổi là độ tuổi trẻ còn quá nhỏ, vẫn đang trong thời gian bú sữa mẹ gần như hoàn toàn và cần sự chăm sóc đặc biệt của gia đình. Còn ở độ tuổi từ 4 tuổi trở lên thì những bậc phụ huynh cũng hiểu được rằng độ tuổi đó trẻ đã lớn và nếu tuổi đó mới cho con đi học mầm non thì là quá muộn và rất khó để dạy dỗ trẻ vào nề nếp được.:
Trong quá trình quyết định lựa chọn loại trường mầm non cho trẻ thì yếu tố độ tuổi bắt đầu đi học mầm non của trẻ ảnh hưởng đến quyết định này. Tác giả đã lựa chọn Kiểm định Chi – bình phương để kiểm định giả thuyết đã đưa ra ở trên.
Giả thuyết không H0: Độ tuổi bắt đầu đi học mầm non của trẻ không có
mối liên hệ với việc quyết định chọn loại trường mầm non cho trẻ.
Giả thuyết đối H1: Độ tuổi bắt đầu đi học mầm non của trẻ có mối liên
hệ với việc quyết định chọn loại trường mầm non cho trẻ.
Kết quả tính toán mức ý nghĩa quan sát cho thấy Sig = 0,01 và bằng với mức ý nghĩa α = 0,01 nên độ tin cậy của kiểm định là 99%. Căn cứ theo quy
tắc của Sig (hay P – value) có hai trường hợp: 1/ Chấp nhận H0 nếu như Sig >
α. Nếu như Sig lớn hơn α tức là lớn hơn mức ý nghĩa cho phép khi đó chưa đủ
căn cứ để đưa ra kết luận hai biến đó có mối liên hệ với nhau. 2/ Bác bỏ H0
nếu như Sig < α. Nếu như Sig nhỏ hơn α tức là nhỏ hơn mức ý nghĩa cho phép và khi đó chúng ta có đủ độ tin cậy để khẳng định hai biến kiểm định có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, có thể bác bỏ H0 và kết luận rằng độ
tuổi bắt đầu đi học mầm non của trẻ có ảnh hưởng với việc quyết định chọn loại trường mầm non cho trẻ.
Nhận định trên được củng cố bằng biểu đồ dưới đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi của trẻ khi quyết định chọn trường mầm non có tác động đến việc quyết định chọn loại trường mầm non cho trẻ.
Biểu đồ 3.9: Độ tuổi của trẻ bắt đầu đi học mầm non ảnh hƣởng đến việc chọn loại trƣờng (đơn vị %) 0 17.5 26 11 45.5 0 0 10 20 30 40 50 Từ 12 tháng - dưới 18 tháng tuổi Từ 18 tháng tuổi - dưới 3 tuổi Từ 3 tuổi - 4 tuổi Công lập Tư thục/dân lập ( Nguồn: khảo sát thực tế)
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy khi độ tuổi của trẻ càng nhỏ thì xu hướng phụ huynh lựa chọn trường tư thuc/dân lập cho con nhiều hơn trường công lập, cụ thể có 43,5% phụ huynh cho con đi học ở trường công lập và 56,5% phụ huynh cho con học trường mầm non tư thục/dân lập. Trong đó, độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến dưới 18 tháng tuổi có 11% phụ huynh chọn trường mầm non tư thục/dân lập để cho con theo học trong khi trường công lập không có phụ huynh nào lựa chọn. Có thể thấy ở độ tuổi này trẻ còn rất bé nên tâm lý của phụ huynh muốn cho con đi học trường tư thục để được các cô giáo chăm sóc chu đáo hơn và ở độ tuổi này trường công lập cũng không nhận trẻ.
“Chị cho con học trường tư thục gần nhà, trường công không nhận vì cháu còn bé quá. Trường công con phải 2 tuổi trở lên mới nhận em ạ. Mà trường tư một lớp ít trẻ nên các cô nuôi cũng chăm các con lắm, nói chung là chị thấy được em ạ” (PVS 2, nữ, 29 tuổi, công nhân viên chức nhà nước)
Như phân tích ở biểu đồ 3.1, trẻ từ 18 đến 3 tuổi là độ tuổi được các phụ huynh cho con đi học nhiều nhất, đây được coi là giai đoạn lý tưởng để phụ huynh cho con đi học mầm non. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa loại
trường cho con học ở độ tuổi này, cụ thể có 45,5% phụ huynh cho con học trường công lập và chỉ có 17,5% phụ huynh cho con học trường tư thục/dân lập. Nhìn vào con số trên có thể thấy, ở độ tuổi này xu hướng của phụ huynh cho con học trường tư nhiều hơn trường công. Ngoài ra, cũng do phụ huynh có nhu cầu muốn cho con học trường công lập nhưng do chỉ tiêu vào trường công lập khá hạn chế với hồ sơ trẻ dưới 3 tuổi nên khi trường công không nhận họ sẽ chọn trường tư thục để thay thế. Đây cũng là tình trạng chung ở mầm non hiện nay, cụ thể có bài báo đăng trên website baomoi.com với nội dung trẻ dưới ba tuổi khó vào trường mầm non công lập do trường công hiện nay đang bị quá tải, số lượng học sinh muốn vào học cao hơn nhiều so với khả năng trường đáp ứng được[24, tr.1] hay bài báo đăng trên website tienphong.vn đưa tin với nội dung dù là nộp hồ sơ đúng tuyến cho con nhưng nhiều phụ huynh cũng khó có thể chắc chắn suất cho con vào học ở trường công lập trên địa bàn[25, tr.1]. Như phụ huynh đang cho con học trường tư
thục chia sẻ: “ Lúc mới đầu chị cũng muốn xin cho con học trường công lập
do thấy chi phí rẻ, có sân chơi rộng rãi và giáo viên cũng được đào tạo bài bản chính quy nên cũng thích lắm nhưng khó xin vô cùng em ạ. Chỉ tiêu nhận trẻ dưới 3 tuổi rất ít trong khi số lượng hồ sơ nộp vào rất nhiều, tỷ lệ chọi còn hơn là thi đại học, nên chị cũng không bon chen được. Được cái trường này cũng tốt, tuy hơi mắc một chút nhưng con ngoan lắm nên chị cũng yên tâm” (PVS 5, nữ, 32, nhân viên văn phòng)
Hay chia sẻ của phụ huynh có con học trường công:“ Ban đầu chị cũng
tính đến chuyện xin cho con học trường tư chất lượng cao với cơ sở vật chất tốt, lớp ít học sinh, có camera quan sát trực tuyến… nhưng sau lại xét nhiều yếu tố khác nhau, nên chị chuyển hướng chọn trường công cho con học. Đúng tuyến nhưng chỉ tiêu trẻ dưới 3 tuổi chỉ có 70 cháu sinh năm 2011, chị cũng phải chật vật lắm mới có được một suất cho con học trường công em ạ”(PVS 1, nữ, 30 tuổi, Nhân viên văn phòng)
Khi trẻ trong giai đoạn từ 3 đến dưới 4 tuổi, có 26,0% phụ huynh cho con học trường công lập và không có phụ huynh nào cho con học trường tư thục ở độ tuổi này. Điều đó cho thấy, các trường công lập hiện nay vẫn thu hút sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh, bởi các trường công lập được nhà nước đầu tư xây dựng, có quy chuẩn chất lượng, có đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, chất lượng, học phí thấp. Ở độ tuổi này, trẻ đã cứng cáp và biết tự lập nên khi phụ huynh có nhu cầu cho con đi học mầm non thì tâm lý của họ là muốn cho con vào trường công.
“Ừ, Trường công em ạ. Tại nhà cũng có giúp việc, ông bà cũng hay xuống chơi với cháu nên chị để con ở nhà thôi, vừa rồi con được hơn 3 tuổi chị mới cho đi lớp. Học trường công tốt mà, giáo viên được đào tạo bài bản, được nhà nước đầu tư nên khuôn viên trường rộng lắm, con tha hồ chơi đùa chạy nhảy. Trường lại có nhiều phong trào văn nghệ thể thao mà trường tư không có, như vậy con sẽ có điều kiện tham gia và bạo dạn hơn nhiều. Nhưng có hạn chế là trường công lớp họcđông quá, cô cũng không quan tâm được hết các con nên nhiều khi chị cũng không yên tâm”(PVS 6, nữ, 29 tuổi, Kinh doanh buôn bán)
Vì nhiều nguyên nhân mà các bậc phụ huynh cho con đi học ở những độ tuổi khác nhau. Qua khảo sát thực tế, có những gia đình vì hoàn cảnh công việc mà bố mẹ mong muốn cho con đi học sớm. Với những trường hợp này, thường lựa chọn trường tư cho con với lý do trường công không nhận trẻ ở độ tuổi quá nhỏ, mặc dù muốn cho con đi học trường công. Như vậy, việc lựa chọn trường cho con còn phụ thuộc vào yếu tố độ tuổi của bé. Có thể thấy, độ tuổi là mốc ban đầu để các bậc phụ huynh lựa chọn trường cho bé. Với những gia đình muốn cho con đi học sớm thì lại chọn trường tư thục/dân lập để gửi con. Bên cạnh đó, với những gia đình cho con đi học đúng tuổi hoặc đi học muộn lại có xu hướng lựa chọn trường công nhiều hơn. Qua khảo sát nhận thấy, độ tuổi có tác động nhiều hơn tới lựa chọn loại trường mầm non cho con của phụ huynh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Sau chiếc nôi gia đình, trường mầm non chính là chiếc nôi thứ hai giúp bé hòa nhập với tập thể và những kỷ luật mới khác hẳn với sự chăm sóc và bao bọc của gia đình. Ở đó trẻ được học tập, vui chơi, rèn luyện các kỹ năng khác để hoàn thiện nhân cách và trí tuệ. Môi trường học hành đóng vai trò là nền tảng cốt lõi cho những năm đầu đời và chặng đường phát triển về sau này của trẻ. Việc lựa chọn một ngôi trường tốt hay không sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Chính vì thế mà việc lựa chọn trường mầm non cho trẻ thật sự quan trọng và phụ thuộc vào nhiều tiêu chí
khác nhau như là địa điểm trường học, chi phí, chương trình học, giáo viên,
cơ sở vật chất, dinh dưỡng sức khỏe.
Khi phân tích giá trị trung bình về những tiêu chí ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non cho con thì điểm trường học là tiêu chí quan trọng nhất (4,93 điểm), kết quản nghiên cứu thực tế trái với giả thuyết ban đầu đưa ra cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng nhất khi chọn trường mầm non cho con của phụ huynh
Khi phân tích mối liên hệ giữa trình độ học vấn của phụ huynh với lựa chọn chương trình học cho trẻ, giữa nghề nghiệp của phụ huynh với lựa chọn chất lượng giáo viên cho trẻ, giữa độ tuổi của phụ huynh với chương trình học cho trẻ thì tác giả đều chỉ ra rằng đặc điểm nhân khẩu có sự khác biệt với các tiêu chí trên. Có thể thấy đặc điểm nhân khẩu tác động khá nhiều đến việc chọn trường mầm non cho con của phụ huynh hiện nay. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết ban đầu đưa ra.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thu nhập của hộ gia đình cũng có tương quan với mức chi phí phải chi trả ở trường cho con của các bậc phụ huynh với mức ỹ nghĩa là 99%. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu đưa ra là thu nhập của hộ gia đình có ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm
non cho con của phụ huynh. Có thể thấy rằng khi thu nhập của hộ gia đình càng cao thì mức chi phí mà phụ huynh chi cho việc học của con tại trường mầm non sẽ càng nhiều.
Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng độ tuổi của trẻ khi đi học mầm non có ảnh hưởng đến việc chọn trường mầm non của phụ huynh. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu tác giả đưa ra. Kết quả này cũng cho thấy khi trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì xu hướng phụ huynh cho con học trường tư thục nhiều hơn là trường công lập và ngược lại.
Kết quả này đã đề xuất được một số hàm ý quản lý cho các trường mầm non về các cơ chế, chính sách trong quản lý, trong việc đầu tư ban đầu cũng như trong việc quảng bá tiếp thị hình ảnh của mình đến những bậc phụ huynh đang quan tâm chọn trường cho con. Những kết quả này sẽ giúp cho các nhà quản lý định hướng được bước phát triển của mình để thu hút được