Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lưu trữ tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Khái quát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân

hàng TMCP Quân đội

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) được thành lập ngày 14/9/1994 theo Giấy phép Hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nam cấp.

Ngân hàng TMCP Quân đội là doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật, phục vụ các doanh nghiệp quân đội và các thành phần kinh tế khác vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế

Nhà nước. Chức năng hành chính quân sự của MB trực thuộc Bộ Quốc phòng và Đảng Bộ Ngân hàng trực thuộc Quân Ủy Trung ương.

Tổ chức và hoạt động của ngân hàng được thực hiện theo Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân đội và các quy định của pháp luật có liên quan. Điều lệ gồm 10 chương, 99 điều do Đại hội đồng cổ đông MB quy định thông qua tại cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường tổ chức ngày 05/11/2009.

MB được thành lập dưới hình thức cơng ty cổ phần, vốn, điều lệ của MB do các cổ đơng đóng góp. MB có chỉ dẫn riêng và thống kê riêng mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hệ thống MB gồm: các đơn vị thuộc hệ thống mạng lưới: Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại và Hội sở chính, Sở giao dịch, cơng ty con phù hợp quy định của pháp luật.

Trải qua quá trình hoạt động gần 20 năm, MB đã nỗ lực phát triển và gặt hái được nhiều thành công lớn. Từ một ngân hàng được thành lập với mục đích ban đầu là hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp quân đội, MB đã trở thành 1 trong 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam hiện nay, không những về vốn điều lệ, tổng tài sản, các chỉ tiêu huy động vốn, tổng dư nợ, lợi nhuận… mà cả về vị thế, thương hiệu trong nước và quốc tế. Vị thế của MB được khẳng định qua sự đồng hành, phát triển gắn bó với khách hàng cùng với nhiều phần thưởng cao quý do Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước cùng các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng như Huân chương Lao động; Bằng khen và cờ thi đua của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và UBND các Thành phố; Bằng khen của Bộ Quốc phòng; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; danh hiệu “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí

ASIA Money bình chọn; 2 lần nằm trong tốp 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam và Tạp chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn…

MB đang triển khai mạnh mẽ chiến lược phát triển giai đoạn 2011 – 2015 với 22 sáng kiến chiến lược trọng tâm, trong đó năm 2013 chính là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi đồng bộ các giải pháp chiến lược vào mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho MB phát triển.

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

Ngân hàng Quân đội chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Quyết định số 194/QĐ-NH5 ngày 14/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng về việc cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng TMCP Quân đội, MB được phép thực hiện các hoạt động nghiệp vụ như sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc

các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn bằng đồng Việt Nam.

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn.

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, MB có 1 Hội sở chính, 67 chi nhánh trong đó có 65 chi nhánh ở Việt Nam, 02 chi nhánh nước ngoài và 05 công ty liên kết. Theo Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân đội, cơ cấu tổ chức quản lý của MB bao gồm:

1. Đại hội đồng Cổ đông 2. Hội đồng quản trị

3. Thường trực Hội đồng Quản trị 4. Ban Kiểm soát

5. Tổng giám đốc

Trong Điều lệ Ngân hàng TMCP Quân đội đã quy định rất rõ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như nghĩa vụ của các thành viên. Các cơ quan quản lý & điều hành MB: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của MB. Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực của Đại hội đồng cổ đông, chịu trách nhiệm quản trị Ngân hàng giữa 2 kỳ đại hội. Ban kiểm soát là cơ quan đại diện cổ đơng, có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính và các hoạt động khác của MB. Thường trực HĐQT, các Ủy ban HĐQT do HĐQT cử ra, có trách nhiệm giải quyết cơng việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của MB thuộc quyền hạn của HĐQT giữa 2 kỳ họp. Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có trách nhiệm điều hành hoạt động MB phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ Ngân hàng TMCP Quân đội. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, kế tốn trưởng, các phịng ban chức năng tại Hội sở chính. Đại diện theo pháp luật của MB là Chủ tịch HĐQT.

Đóng vai trị là cơ quan quản lý hệ thống, Hội sở MB có 19 khối/phòng/ban với hơn 1000 cán bộ nhân viên. Với chức năng quản lý trục dọc theo từng nghiệp vụ, Hội sở MB đã có những cơ chế, chính sách và

phương thức quản lý tích cực để vận hành hệ thống của mình. Cũng xuất phát từ nhiệm vụ đó, song song với việc thực thi công việc hàng ngày, các phòng/ban tại Hội sở phải đưa ra những sáng kiến, quy trình, quy định để tối ưu hóa hoạt động, tăng năng suất lao động đồng thời nghiên cứu phương thức quản lý hiệu quả, thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lưu trữ tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)