3.1. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hộ
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn, phát huy va
vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
Đối với việc tổ chức các lễ hội ở Việt Nam hiện nay, do nhiều yếu tố tác động như công tác quản lý chưa chặt chẽ, tác động của những biến đổi về kinh tế - xã hội,… vấn đề về tổ chức lễ hội ở nước ta hiện nay có một vài vấn đề nổi cộn, ví dụ như tình trạng: “Không thể nói rằng lễ hội ngày xưa không có khách chảy hội, nhưng nhìn chung việc quản lý và tổ chức các lễ hội trước đây không bị chi phối bởi lượng khách như ngày nay; thậm chí, trong những trường hợp cụ thể, chúng ta đã không nói quá khi cho rằng, cộng đồng địa phương tổ chức lễ hội truyền thống chủ yếu phục vụ cho khách trảy hội, chứ không còn
hướng đến cộng đồng cư dân địa phương như trước kia nữa” [39, tr.31, 32]. Hay như tình trạng: “Cùng với quan niệm, ứng xử lệch lạc trong lễ hội có nguồn gốc từ việc hiểu sai hay hiểu chưa đúng về ý nghĩa của lễ hội, còn phải kể tới nhiều biểu hiện phi văn hóa khác, như chen lấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan…, cùng hàng loạt tệ nạn “ăn theo”, như cờ bạc, trộm cắp, chặt chém, xả rác bừa bãi…” [56, tr. 8]
Với một địa bàn có số lượng lễ hội lớn, đa dạng về quy mô, tính chất,… nên trong công tác quản lý lễ hội không thể tránh khỏi còn một số những tồn tại nhất định. Điều đó thể hiện:
Trong các lễ hội ở huyện Đông Anh còn để xảy ra nhiều tình trạng: “+ Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong lễ hội còn nhiều bất cập, sau lễ hội hiện tượng rác, chân rác xả ra bừa bãi, chưa có người thu dọn kịp thời, gây ra phản cảm, nhất là ở những lễ hội lớn như Cổ Loa, Đền Sái.
+ Việc tổ chức phần lễ ở một số thôn làng còn làm qua loa, mang tính hình thức, nội dung chưa sâu, chưa đạt yêu cầu, có nơi chưa tổ chức được đội tế nam, mà thay vào đó là đội dâng hương nữ.
+ Việc trang trí ban thờ trong ngày lễ hội có nơi chưa chu đáo, còn để quá nhiều đồ lễ trên ban, bát hương còn quá nhiều chân hương dễ gây cháy.
+ Việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội có lúc, có nơi còn nhiều bất cập, hiện tượng thắp hương trong nội tự còn diễn ra ở nhiều di tích.
+ Việc sắp xếp hàng quán trong khu di tích chưa cố định, chỉ là phân khu, mạnh ai nấy làm do đó dẫn đến hiện tượng hàng quán mỗi người một kiểu, gây phản cảm, mất mỹ quan tại khu di tích” [49, tr.3].
Khi được hỏi về các vấn đề tồn tại của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, anh P.Q.T bày tỏ: “Đi hội thì vui nhưng mà cũng không tránh khỏi
những vấn đề như: nhiều khi tắc đường khi gần vào khu vực lễ hội, phải chờ đ i lâu, xong đến nơi gửi xe cũng rất khó khăn vì quá đông mà khu vực bến bãi thì có hạn. Xong chưa kể cảnh chen lấn, xô đẩy, tôi thấy có người còn bị
xô ngã, rất nguy hiểm”10
Về mặt đội ngũ quản lý, chúng tôi cũng nhận thấy còn một số vấn đề như: nhân sự đảm nhận các vị trí công tác mảng quản lý các lễ hội đều chưa được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, đặc biệt là ở các cấp thôn, xã. Điều đó dẫn đến thiếu kiến thức chuyên sâu, chưa thật sự am hiểu về lĩnh vực công tác nên hiệu quả chưa cao, công việc chưa thực sự có tính sáng tạo,…
Huyện Đông Anh bước đầu đã có những đề án, và đi vào thực hiện khai thác giá trị của các lễ hội truyền thống phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của địa phương nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm chứ chưa thực sự đồng bộ, hệ thống nên hiệu quả khai thác chưa cao.