Đấu tranh tự trị Tây Tạng tác động đến quan hệ Trung-Ấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đức đạt lai lạt ma XIV và quan hệ trung quốc – ấn độ (Trang 72 - 80)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA XIV

3.1 Đấu tranh tự trị Tây Tạng tác động đến quan hệ Trung-Ấn

Qua hình ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma XIV, trong quá trình đàm phán và đấu tranh bất bạo động cho quyền tự trị, vai trò của Ngài rất rõ nét và tác động lớn đến quan hệ Trung - Ấn. Từ chính phủ lưu vong đang tồn tại trên đất Ấn nên mọi hành động, biểu hiện đều tác động lớn đến chính sách của Trung Quốc đối với cả Ngài cũng như với Ấn Độ. Thậm chí, hình thức bạo động cao độ là tự thiêu đã ảnh hưởng đến chính sách của Ấn Độ và Trung Quốc. Do đó, qua việc nhìn nhận Ngài trong mối quan hệ Trung - Ấn qua con đường đấu tranh, ước nguyện tự trị - tác động chính yếu. Cho nên, trong phần này, sẽ nhận định lại ước nguyện cũng như con đường đấu tranh ấy của Ngài đã và đang làm đã tác động như thế nào trong quan hệ Trung - Ấn.

Trong bài viết của Dick Dorworth, Don’t forget Tibet,32 đề cập,

Trong ba năm qua, hơn 20 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối việc thiếu tự do, thiếu các quyền cơ bản của con người và chính sách đàn áp, trừng phạt bởi chính phủ Trung Quốc. Họ tẩm xăng tự thiêu để phản đối, thu hút sự chú ý đến tình hình của họ và khuyến khích các quốc gia trên thế giới thuyết phục Trung Quốc thay đổi chính sách bạo ngược, không khác gì diệt chủng văn hóa của Tây Tạng.33

Như vậy, tiếng kêu thống thiết và hành động tận cùng dẫu hi sinh thân mạng cho ước nguyện bảo tồn nền văn hóa đặc thù Tây Tạng đã vang vọng. Theo tác giả Dick Dorworth, đó là lý do tại sao không nên quên Tây Tạng, và người ta cũng sẽ không bao giờ có thể làm như vậy. Mặc dù Trung Quốc nỗ lực tiếp quản Tây Tạng

32 đăng trên trang mạng tibet.net, ngày 29/02/2012

33 In the past three years, more than 20 Tibetans have self-immolated in protest of the lack of freedoms, the lack of basic human rights and the repressive, punitive policies imposed on them by the Chinese government. That is, they soaked themselves in gasoline and set themselves on fire to protest their treatment by the Chinese, to draw attention to their situation and to encourage the other nations of the world to persuade China to change its tyrannical policies that are nothing less than the cultural and actual genocide of Tibet. [77]

nhưng Tây Tạng sẽ không ra đi, bởi vì, giữa muôn ngàn lý do thì người Tây Tạng mãi mãi không đánh mất lòng yêu quê hương của mình.

Chính vì thế, từ năm 1988, đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự trị và kêu gọi thế giới hãy cứu lấy tôn giáo và văn hoá Tây Tạng. Ngài đã nhượng bộ rất lớn khi chấp nhận Tây Tạng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Ngài chỉ xin quyền tự trị và kêu gọi đấu tranh bất bạo động cho quyền tự trị ấy để tránh một vụ diệt chủng văn hoá và tôn giáo Tây Tạng. Tuy nhiên con đường đấu tranh bất bạo động để tránh diệt chủng văn hóa và xây dựng xã hội dân chủ ấy vẫn tồn đọng những khó khăn nội bộ.

Theo bài Dalai Lama at critical crossroads của Zoe Murphy trên BBC News ngày 10/3/2009, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV đang ở thế khó xử. Ngài luôn lên án sự cai trị của Trung Quốc, bởi “lãnh đạo tinh thần Tây Tạng luôn cam kết phi bạo lực, khiến cả thế giới tôn trọng. Tuy nhiên, xung đột lâu nay về tình trạng của Tây Tạng giờ đã đi tới một điểm hệ trọng.”[114] Và rất nhiều người Tây Tạng từ lâu đã cảm thấy không thoải mái với “cách tiếp cận con đường trung đạo” (the Middle Way Approach) - là đề nghị chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Tây Tạng để đổi lấy sự tự trị thực sự - điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cổ suý từ 1988.

Tuy nhiên, trong vòng thương thảo tại Bắc Kinh vào tháng 11/2008, Trung Quốc cứng rắn hơn trong quan điểm, và lên án đề xuất của Tây Tạng là nỗ lực tìm kiếm “độc lập dưới vỏ ngụy trang”. Mặc dù đa phần người Tây Tạng ủng hộ sự lãnh đạo của Ngài nhưng cũng kêu gọi p ̣hải có đường lối cứng rắn hơn. Bởi vì, theo nhà hoạt động và viết blog về Tây Tạng, Jamyang Norbu, “nếu còn bảo vệ ý tưởng khôi phục một dạng đối thoại nào đó với Trung Quốc thì nhiều người Tây Tạng sẽ cho Ngài sẽ thất bại.”[114] Do đó, cũng theo Jamyang Norbu, “Ngài không còn sự lựa chọn nào khác, phải quay trở lại cái mà người Tây Tạng đã kêu gọi ban đầu, đó là cuộc đấu tranh giành độc lập.”[114]

Đồng thời, Jamyang Norbu cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thất bại khi muốn tìm sự nhân nhượng của Trung Quốc. Bởi vì, “tất cả những cử chỉ của Trung

Quốc mời người Tây Tạng tới ngồi vào bàn đàm phán, thực chất chỉ là cái bẫy - họ hoàn toàn xỏ mũi Đức Đạt Lai Lạt Ma.”[114] Bên cạnh đó, nhiều người thuộc thế hệ trẻ hơn - những người chưa bao giờ biết đến một Tây Tạng tự do - tin rằng chính sách quan hệ ngoại giao cấp thấp đã thất bại. Vì thế, Hội Thanh niên Tây Tạng (TYC), gồm khoảng 30 ngàn thành viên muốn tìm kiếm sự độc lập, nói rằng ngày càng thất vọng với các lãnh đạo Tây Tạng qua việc viện dẫn của Phó Chủ tịch TYC Dhondup Dorjee, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây chết người tại Tây Tạng và các khu vực thiểu số Tây Tạng vào 2008 - là đợt bạo động tồi tệ nhất trong 20 năm qua.

Dhondup Dorjee cho rằng, “cuộc nổi dậy ấy là bằng chứng cho thấy thanh niên Tây Tạng sẵn sàng hi sinh tính mạng vì sự nghiệp Tây Tạng”[114] nhưng cũng tuyên bố, tổ chức TYC không xem bạo lực là giải pháp để đạt mục tiêu, mà thay vào đó, các thanh niên Tây Tạng trong nước lẫn hải ngoại tiếp tục chiến dịch bất tuân thủ về dân sự. Tuy nhiên, cho dù có khác biệt như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV vẫn hết sức được tôn trọng với tư cách là lãnh đạo tinh thần. “Trong môi trường dân chủ, Ngài khuyến khích mọi người và các tổ chức có các ý kiến khác biệt. Ngài chưa bao giờ nghi ngờ về quyền được tranh đấu đòi độc lập của người Tây Tạng. Đơn giản Ngài chỉ muốn kiếm giải pháp tốt nhất trong hoàn cảnh hiện thời.”[114]

Vì thế, hơn 50 năm trôi qua, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thấy mình mất khả năng ngăn chặn những thay đổi ngay trên quê hương khiến cho tình hình tại Tây Tạng càng trở nên mong manh. Ngài cáo buộc Trung Quốc “phạm tội diệt chủng văn hoá khi tìm cách thay đổi người thiểu số Tây Tạng, bào mòn văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người Tây Tạng qua việc đưa nhiều người Hán vào và thực hiện hệ thống cải tạo lòng yêu nước.”[114]Một sử gia Tây Tạng, ông Tsering Shakya từ đại học Columbia ở Canada, nói Trung Quốc “đã động chạm đến bản sắc và phẩm giá của một tộc người, và vấn đề này sẽ còn tiếp tục cho tới khi người Tây Tạng có được sự hài lòng nhất định”.[114] Ông cũng nói chính sách của Trung Quốc hiện nay là cô lập hoá người Tây Tạng và gây ra các vấn đề về sau, dù Bắc Kinh thấy không cần phải cân nhắc lại quan điểm của mình.

Và theo lời phát biểu tại Hội nghị Edinburgh về Công ước nghị sĩ thế giới về Tây Tạng lần thứ tư 34, ngày 19/11/2005 của đặc phái viên Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Châu Âu, ông Kelsang Gyaltsen, vấn đề lớn nhất trong đối thoại với Trung Quốc là thiếu niềm tin. Cho nên, những cuộc họp không thể giải quyết những quan niệm sai lầm thâm căn cố đế vì không tin tưởng mạnh mẽ giữa hai bên. Cho nên, “cái quan trọng để tiếp tục quá trình này cho cả hai bên là chứng minh sự chân thành và đáng tin cậy bằng cách thực hiện các bước nhỏ để xây dựng lòng tin và sự tự tin. Đó là một quá trình tế nhị, đòi hỏi cả hai phải có cử chỉ công khai và sáng suốt.”[88]

Tuy nhiên, không có một cuộc đối thoại trung thực, bởi vì, “sự thiếu ý chí chính trị và tầm nhìn của một phần lãnh đạo Trung Quốc dẫn đến thất bại trước những sáng kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”[88] Do đó, từ tháng 8/1993 Tây Tạng không liên hệ chính thức với chính phủ Trung Quốc, nhưng trong khoảng thời gian đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho đặc phái viên lien hệ các kênh truyền thông không chính thức với lãnh đạo Bắc Kinh thông qua các cá nhân và quan chức.

Năm 2003, phái đoàn Tây Tạng nhận thấy những thay đổi trong lãnh đạo của ĐCSTQ cũng như của chính phủ. Do đó, mục tiêu chính là tiếp tục quá trình bắt đầu từ năm 2002 và tham gia rộng rãi với các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và các quan chức chịu trách nhiệm cho Tây Tạng. Năm 2004 đến nay đã có những trao đổi sâu rộng và quan trọng về các vấn đề liên quan đến Tây Tạng. Các cuộc thảo luận đã được tổ chức trong một bầu không khí thẳng thắn nhưng chân tình. “Phía Trung Quốc đã đưa ra những lời chỉ trích và phản đối các hoạt động và quan điểm của Tây Tạng. Điều đó cho thấy có sự khác biệt lớn về một số vấn đề, gồm cả những cái cơ bản. Cả hai bên thừa nhận sự cần thiết cho các cuộc thảo luận nội dung để thu hẹp khoảng cách và đạt được một nền tảng chung.”[88]

Đến năm 2005, cuộc họp giữa phái đoàn Tây Tạng và Trung Quốc đã được tổ chức tại Bern, Thụy Sĩ. Các cuộc thảo luận cụ thể trong sự thân mật, thẳng thắn. Phía Tây Tạng đã phản đối những lời chỉ trích và cáo buộc của Trung Quốc trong

vòng cuối cùng của các cuộc thảo luận tại Bắc Kinh, và “đã đưa ra một số đề xuất giúp xây dựng lòng tin và sự tự tin và tiến đến một cấp độ mới của cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp thích hợp cho vấn đề Tây Tạng.”[88]

Tóm lại, rõ ràng, có sự khác biệt lớn về một số vấn đề, bao gồm cả một số vấn đề cơ bản. Từ các cuộc thảo luận với Trung Quốc, một vấn đề lớn hiện tồn tại là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Như vậy, sự mất lòng tin này không thể được giải quyết bởi một vài chuyến thăm và các cuộc họp. Do đó, để nối lại các tiếp xúc trực tiếp cho cả hai bên phải rộng rãi chia sẻ với nhau quan điểm về các vấn đề cốt lõi, phải chứng minh sự chân thành và sự đáng tin cậy khác bằng cách thực hiện các bước nhỏ để xây dựng lòng tin và sự tự tin. Tuy vậy, hiện nay Trung Quốc đang trải qua những thay đổi sâu sắc và có thể ảnh hưởng đến vấn đề Tây Tạng.

Quá trình chuyển đổi này có thể và sẽ bị ảnh hưởng trong phạm vi lớn bởi thái độ và chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc. Điều này sẽ tác động đến chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong bối cảnh này, vấn đề không phải nằm trong tay các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho dù người Tây Tạng sẽ có thể tận hưởng một cuộc sống trong tự do và nhân phẩm trong tương lai hay không, mà còn được xác định qua chính sách của các chính phủ của thế giới tự do đối với vấn đề Tây Tạng và Trung Quốc.35

Như vậy, vấn đề hiện nay về Tây Tạng cần sự góp phần cần thiết của cộng đồng quốc tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với chính phủ Trung Quốc. Điều đó thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ trong việc tiếp tục khuyến khích, đôn đốc lãnh đạo Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán nghiêm túc để giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Tây Tạng.

35 This process of transformation can and will be influenced to a large degree by the attitude and policies of the international community towards China. This, in turn, will impact China’s policies on Tibet and towards His Holiness the Dalai Lama. In this context, it is not solely in the hands of the Chinese leaders alone whether the Tibetan people will be able to enjoy a life in freedom and dignity in future or not. The outcome will be determined just as much by the policies of the governments of the free world towards the Tibet issue and China. [88]

Trong phát biểu về các vụ bạo động gần đây (2009), Ngài nói bạo lực là sai trái, là đáng buồn nhưng đánh giá chính sách dân tộc thiểu số của Chính phủ Trung Quốc là một thất bại. Một học giả nghiên cứu nổi bật của Trung Quốc sống tại Sydney - Tiến sĩ Chen Hongxin - đã mạnh mẽ chỉ trích chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc về Tây Tạng trong sáu thập kỷ qua. Trong bài báo Chinese scholar disapproves government's repressive policy on Tibet,36 tác giả mô tả tự thiêu gần đây của người Tây Tạng là cách phản đối chống lại chính sách sai lầm của chính phủ Trung Quốc về Tây Tạng và niềm tin tôn giáo của họ.

Tiến sĩ Chen cũng đã nêu lên các câu hỏi quan trọng mà mọi người có thể hỏi tại sao “người Tây Tạng hạnh phúc và thịnh vượng” lại kết thúc cuộc sống của họ thông qua tự thiêu. Tại sao các nhà sư Tây Tạng - người tôn trọng cuộc sống và thực hành Phật giáo đã từ bỏ các cảm xúc, đang đốt cháy bản thân? Bởi vì theo bà, trả lời cơ bản cho những câu hỏi này nằm trong sự thật của quá khứ 60 năm qua sẽ mang lại những giọt nước mắt trong mắt của cộng đồng quốc tế.

Nhưng bài báo cũng lưu ý, trong thực tế cái gọi là cuộc sống hạnh phúc ở Tây Tạng mà chính phủ Trung Quốc tuyên bố ấy, có một thời gian dài áp đặt các biện pháp bất hợp pháp lên tù nhân người Tây Tạng. Bà cũng thể hiện tâm sự về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Lhasa năm 2011, bởi trong chuyến thăm này, chủ tịch tương lai Trung Quốc không gặp dân, không đáp ứng như cầu nguyện vọng người Tây Tạng, mà chỉ gặp gỡ các quan chức từ cảnh sát, quân đội, chính quyền như ý định của chính phủ về chính sách Tây Tạng. Do đó Bà viết, “từ khi Trung Quốc tăng cường lực lượng và áp bức trong những năm 1950, người dân Tây Tạng đã liên tục giữ cuộc đấu tranh cho đức tin khác biệt, và giữ nếp sống văn hóa và bản sắc hàng ngàn năm tuổi của họ. Người Tây Tạng sẽ tiếp tục duy trì cuộc đấu tranh qua nhiều thế hệ tới.”[73]

Trên trang bình luận báo Washington Post ngày 16/2/2010, ông Carl Gershman, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ dân chủ (NED) có bài viết The Dalai Lama’s

well-travelled road: Democracy khẳng định, “tòa Bạch ốc loan báo Tổng thống Obama tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, không những là một lãnh tụ tôn giáo đáng kính khắp thế giới mà còn là nhà dân chủ đã chia sẻ với nhân dân Hoa Kỳ những giá trị sâu đậm.”[76] Đúng như tòa Bạch ốc loan tải, nhiều người đã nhìn Ngài như một lãnh đạo tinh thần của một dân tộc, là nhà dân chủ tận tụy, bảo vệ người dân và những hệ giá trị tâm linh trước những biến động tại Tây Tạng. Vì sao Ngài làm như vậy? Một phần để động viên nhân dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc muốn tách rời xã hội truyền thống Tây Tạng bằng cách cưỡng bách tập thể hóa - chương trình được thực hiện vào đầu thập niên 50, theo mô hình cải cách dân chủ tập trung; và Ngài nhận ra hệ thống cũ đã lạc hậu và thiếu trang bị để đối phó với những thử thách của thế giới hiện đại.

Do bị kiểm soát, Ngài không thể thực hiện được chương trình cải cách tại Tây Tạng, nên khi lưu vong, Ngài đã khởi sự ngay việc giới thiệu hệ thống dân chủ cho dân Tây Tạng sống tại Ấn Độ. Cuộc bầu cử đầu tiên của dân Tây Tạng tỵ nạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đức đạt lai lạt ma XIV và quan hệ trung quốc – ấn độ (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)