Tính châm biếm sâu cay ẩn trong sự hài hước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 96 - 106)

CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT MILAN KUNDERA

3.2. NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT MILAN KUNDERA

3.2.3. Tính châm biếm sâu cay ẩn trong sự hài hước

Ngồi hai đặc điểm của ngơn ngữ, đó là tính tiết chế sắc sảo và tính triết lý, Milan Kundera còn sử dụng yếu tố hài hước để kể lại những câu chuyện theo cách riêng của mình. Điều đặc biệt ở tính hài hước này, là nó gây cười, nhưng khi kết thúc, cái đọng lại trong mỗi độc giả, đó là sự chua xót, đau đớn; nó cũng đồng thời cảnh báo, thức tỉnh con người.

M.Kundera thú nhận mình đặc biệt nhạy cảm với bốn tiếng gọi gồm: tiếng gọi của trò chơi, tiếng gọi của giấc mơ, tiếng gọi của tư duy và tiếng gọi của thời gian. Với lời khẳng định “tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lý thuyết mà từ tinh thần hài hước” [37, p.2]

Cũng như tính tiết chế sắc sảo và tính triết lý khiến văn của M.Kundera khơ khan, khó đọc, địi hỏi người đọc phải đào sâu suy nghĩ, thì tính hài hước, mỉa mai sâu cay trong ngôn ngữ của M.Kundera cũng khiến người đọc phải suy tư. Có điều sự suy tư này có khác với hai đặc điểm trên, đó là sự suy tư trong tiếng cười. Cười ra nước mắt!

Ông quan niệm những thiên tài chân chính của cái hài không phải ở việc người ta có thể gây cười nhiều cho mọi người, mà là ở việc có thể chạm tới miền chưa được biết đến của cái hài. Quan niệm này gắn kết chặt chẽ với những quan niệm của ông về việc đổi mới cũng như sứ mệnh của tiểu thuyết. Khi mà trong thời hiện đại có sự dung hợp giữa nhiều quan điểm, nhiều sự tương phản, xuất hiện nhiều điểm mập mờ giữa các giá trị… thì cái hài phải diễn tả được tinh thần “mập mờ” đó.

Tất cả những gì hiện hữu trong cuộc sống này cũng đều có thể trở thành đối tượng để M.Kundera đặt trong một tình huống hài hước. Nhưng M.Kundera chỉ mượn cái hài, để qua đó châm biếm, mỉa mai, và đi đến cái đích cuối cùng, là buộc con người phải suy tư, rút ra được một điều gì đó. Đối tượng chính trong việc M.Kudera dùng cái hài để qua đó châm biếm, đó là con người và Chúa.

3.2.3.1. Châm biếm con người

Con người là đối tượng, cũng đồng thời là nguyên nhân của cái hài. Cuộc sống giống như một sân khấu rộng, ở đó diễn viên là những con người tấu lên những khúc hài riêng của mình.

M.Kundera nắm bắt được con người - diễn viên hài ấy!

Khơng ai có thể nén cười trước những vai diễn đầy thói đạo đức giả mà con người hiện đại khốc lên mình. Khoa học kỹ thuật với máy ảnh, máy quay phim đã giúp các chính khách leo lên nấc thang danh vọng, nhưng cũng chính nó đơi khi ghi lại những khoảnh khắc chẳng hay ho gì của họ. Chính trị gia Bertrand Bertrand (Sự

bất tử) trong khi đến thăm một bệnh nhân, đã cúi xuống người bệnh nằm trên

giường nói chuyện để truyền cho bệnh nhân niềm hi vọng sống. Nhưng khi ông thốt ra từ “hi vọng” lần thứ ba thì người bệnh nổi khùng và hét lên ghê rợn. “Bertrand Bertrand khiếp đảm: ơng khơng thể nói nên lời được nữa, chỉ gắng hết sức giữ cho

khuôn mặt tươi cười, và ống kính quay hồi lâu chỉ một nụ cười đơng cứng lại đó của con người đang run lên vì sợ hãi” [30, tr.141]. Ở Chậm rãi, M.Kundera cũng để cho những trị lố chính trị diễn ra trước các con mắt của ống kính. Nghị sĩ quốc hội Duberques, nhà trí thức Berck ăn trưa cùng một nhóm người mắc bệnh AIDS. Nhân lúc ống kính chĩa tới, nghị sĩ quốc hội Duberques đã hôn vào miệng đầy kem sôcôla của một bệnh nhân. Sự bất tử gắn với cái hơn đó và gắn với tên tuổi của Duberques. Cịn nhà trí thức Berck lúc ấy ngập ngừng, không biết có nên hành động theo Duberques hay khơng? Ơng sợ sự tiếp xúc ấy. Vừa vượt qua nỗi nghi ngại ấy, ông lập tức đối mặt với hiện thực: nếu làm theo ông chỉ là bản sao của Duberques, và điều đó càng làm cho ánh hào quang của Duberques trở nên rạng rỡ hơn mà thơi. “Nhưng mấy giây phút do dự đó đã khiến ơng phải trả giá đắt, bởi ống kính đã ở đấy, và buổi tin tối cả nước Pháp đã đọc thấy trên mặt ông ba giai đoạn ông ngập ngừng suy tính và họ cười hi hí” [30, tr.486]. Từ một loạt các hoạt động chính trị của hai người này nhằm hạ bệ nhau, dẫn tới việc, M.Kundera rút ra kết luận: “Berck là ông vua tuẫn đạo của những người khiêu vũ” [30, tr.487].

Giây phút Bertrand Bertrand với nụ cười đông cứng, Berck với sự ngập ngừng tạc thành bức biếm họa. Nhưng, đằng sau bức biếm họa ấy là gì?

Đằng sau nó, là hình ảnh những con người hiện đại bị vây kín bởi máy quay, ống kính. Họ đánh mất chính bản thân mình bởi đã q quen với lối sống giả tạo và thói đạo đức giả.

Con mắt vơ hồn của ống kính máy quay dù chỉ là tưởng tượng vẫn có ma lực khiến con người đưa mình vào sự tự dối trá. Nhân vật Thượng nghị sĩ trong Đời nhẹ khôn kham – trong một lần đưa Sabina đi chơi, (như một diễn giả đứng trên

bục cao trước đám đông dân chúng), ông chỉ cho cơ nhìn thấy một cảnh tượng êm đềm: trên bãi cỏ xanh, bốn đứa trẻ chạy giỡn nô đùa với nhau. Và ông thốt lên: “Hãy nhìn chúng!... Đó! Đó chính là cái tơi gọi là hạnh phúc!” [33, tr.260].

Thứ gì tạo nên trong ơng thứ tình cảm âu yếm đẹp đẽ ấy?

Tình cảm của ơng có thật sự xuất phát từ sự vui mừng, niềm hạnh phúc chân thành? Hay nó xuất phát chính từ cái Kitsch – cái nhu cầu phơ diễn, cao đẹp hóa những sắc thái tình cảm?

“Kitsch tạo thành hai dòng nước mắt thi nhau chảy xuống. Dịng thứ nhất nói: “Thật tươi đẹp biết bao khi nhìn trẻ con chạy nhảy trên thảm cỏ”. Dịng thứ hai nói: “Cảm xúc của ta và tất cả nhân loại thật tươi đẹp biết bao khi nhìn trẻ con chạy nhảy trên thảm cỏ”. Kitsch là kitsch chính vì dịng nước mắt thứ hai đó”. [33, tr.261].

Sự hài hước gần như biến mất, tính chất mỉa mai châm biếm bộc lộ rõ ràng, không cần ẩn dụ.

Truyện ngắn Sẽ không ai cười trong tập truyện ngắn Những mối tình nực cười làm độc giả cười ra nước mắt bởi sự hài hước đến phi lý. Một người đàn ơng

có tên Zaturecky mang cơng trình nghiên cứu về hội họa của mình tới nhờ anh trợ giảng đồng thời là một chuyên gia về lịch sử hội họa viết một bản nhận xét để đăng báo. Vì thấy cơng trình này khơng có giá trị, người trợ giảng khất lần và tránh mặt.

Câu chuyện ngày càng trở nên hài hước khi từ việc tránh mặt người đàn ông này, anh trợ giảng lần lượt bị mất hết những thứ mình đang có: cuộc sống riêng bị đảo lộn vì sự kiên trì đeo bám của người đàn ơng kia; sau đó anh bị điệu ra trước hội đồng nhà trường; rồi anh bị sa thải khỏi chỗ dạy; và cuối cùng người yêu của anh cũng bỏ anh ra đi vì tin rằng anh là kẻ hai mặt, lừa đảo, dối trá. Câu chuyện kết thúc bằng suy nghĩ của anh trợ giảng: “Tôi phải mất một lúc mới hiểu rằng câu chuyện của tôi (cho dù im lặng băng giá đang vây quanh tôi) không thuộc loại bi kịch, mà đúng hơn là hài kịch. Điều đó mang lại cho tơi một chút an

ủi” [31, tr.58]. Chỉ từ một tình tiết hết sức bình thường của cuộc sống đã biến thành một “tấn trị đời” ngồi mong đợi.

Nếu như ngay từ đầu anh thẳng thắn từ chối không viết bài nhận xét cho cơng trình nghiên cứu của người đàn ông ấy, rồi nếu như khi xảy ra chuyện, anh thẳng thắn đối mặt thì chắc hẳn sẽ khơng có kết cục này, anh sẽ vẫn bình yên sống, bình yên làm việc, bình yên yêu đương. Một kết cục như mơ, vì gần như q vơ lý và khơng tưởng. Mọi sự chỉ do cái vòng vèo!

Lừa dối, giả tạo, đạo đức giả… - với con người thời hiện đại, dường như đã trở thành bản chất!

Ngay cả tình yêu vốn là điều thiêng liêng cũng khơng tránh khỏi những tình cảnh thật đáng mỉa mai, châm biếm. Con người thời hiện đại đôi khi phải đi cả cuộc đời mà cũng vẫn khơng thể tìm thấy cho mình một tình u đích thực. Trong truyện ngắn Trò chơi xin quá giang thuộc tập truyện ngắn Những mối tình nực cười, cái hài hước cũng đồng thời là cái khiến người đọc vỡ mộng. Xuất phát từ một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ trong sáng, chỉ sau một trị đùa, tình u ấy biến thành một trị vui xác thịt. Kết thúc trò chơi, cả hai lạc mất nhau. Cơ đơn, đau đớn bởi khơng nhận ra người mình vốn yêu thương, họ đánh mất tình yêu và đánh mất chính bản thân mình. Diễn biến của câu chuyện nhiều chi tiết hài hước, nhưng kết cục, cái đọng lại ở người đọc là niềm ưu xót và nỗi buồn mênh mang xa ngái.

Edouard và Chúa (cũng trong tuyển tập Những mối tình nực cười) gây cười

ở tình huống nhân vật chính đạt được hưng phấn với bà Hiệu trưởng. Nhưng, hài hước hơn (hay đau đớn hơn?) là sau chuyện ấy, Edouard lại mất đi tình u với cơ gái mình u thương, và ngay trong lúc cơ định dâng hiến, anh đã khơng có một chút hứng thú nào cả. Thỏa mãn bởi tình dục với bà Hiệu trưởng, tình u của anh bị bỏ đói đến chết. Anh chợt nhận ra tình yêu trong sáng và nỗi thèm khát bản năng

trước đây giữa anh và cô biến mất một cách vơ lý, chỉ như một trị đùa, chỉ là một sự hiểu lầm, một sự vô nghĩa.

Trong Chậm rãi, cuộc rượt đuổi tình u liệu có gây cười cho độc giả

không, khi mà anh chàng Vincent trong lúc ở bên cạnh cô gái Julie, (lạ thay!) chẳng nghĩ được cái gì ngồi những từ ngữ “cái lỗ cửa hậu”. Và, bị “sa vào cãi bẫy hùng biện của mình, anh tiếp tục lún sâu vào ẩn dụ này: “Cái cửa hậu nơi phát ra luồng ánh sáng nhợt nhạt phủ đầy lòng vũ trụ!”. Và anh lại chỉ tay về phía mặt trăng: “Đằng trước, trong cái cửa hậu vơ cùng vơ tận” [30, tr.555]. Khơng có tình yêu giữa họ, cuộc giao hoan của họ bên bể bơi chỉ là một trò hề đúng nghĩa: họ khơng làm gì cả, nhưng Vincent vẫn nằm đè lên nàng, anh “càu nhàu và kêu rống lên trong khi Julie phát ra những tiếng rên rỉ và nức nở, một phần vì cái thân thể ướt nhẫy của Vincent cứ liên tục đè lên nàng làm nàng mệt, mặt khác nàng cũng muốn đáp lại sự gầm gào của người tình vậy” [30, tr.575]. Một trị chơi đã được ngầm thỏa thuận!?!

Và rồi, cái hài bị đẩy lên thành cái mỉa mai sâu cay khi anh nhận ra và nói to lên (khơng bao giờ anh kiềm chế được việc nói to lên những suy nghĩ kiểu này): “Tôi đã là dương vật ở số nhiều!” [30, tr.596]. Bên cạnh cái cười thỏa mãn của anh chàng Vincent vì “phát kiến” ấy là cái lắc đầu cười của những ánh cũng là dương- vật-số-nhiều (phải chăng? Biết đâu đấy!).

Cũng trong Chậm rãi, anh chàng Hiệp sĩ của chúng ta bị lơi vào trị đùa tình ái với bà T. Thực ra anh chỉ làm vật thế thân, che chắn cho cuộc tình vụng trộm của ơng Hầu tước và bà T ấy mà thơi. Nói cho đúng, thì anh chàng Hiệp sĩ của chúng ta bị lừa. Một cách hài hước và trắng trợn!

Điều “nực cười” ở “những mối tình”, ấy là sự biến mất của tình u, thay vào đó, chỉ cịn tình dục. Nhưng tình dục thì chỉ giải phóng bản năng, chứ khơng

thể giải phóng tình cảm, nên những con người khơng tìm thấy tình u (hoặc vì tình dục mà đánh mất tình u) ln bị đặt vào cái thế chênh vênh không sao hiểu nổi những gì đang xảy ra với bản thân. Và người đọc, sau khi phì cười vì thứ ngơn ngữ gây hài - thứ ngôn ngữ hài hước dửng dưng nhưng chứa đầy sự châm biếm, lại trầm tư trước cái kết của những mối tình. Nực cười đấy, mà sao buồn mang mang.

3.2.3.2. Châm biếm Chúa

Chúa – một thế lực vơ hình siêu nhiên và vơ cùng thiêng liêng cũng khơng thốt khỏi sự hài hước ẩn trong thứ ngơn ngữ châm biếm chua cay của M.Kundera. Tuy nhiên, khi đưa Chúa trở thành “bia đỡ đạn”, việc ông hướng đến không phải là chĩa mũi dùi vào tôn giáo, mà ông chỉ mượn Chúa để châm biếm, qua đó nói lên một sự thật: con người thời hiện đại bị sụp đổ các giá trị, tan vỡ niềm tin. Những điều tưởng như thiêng liêng không thể chạm tới, những thứ đã từng nâng đỡ tinh thần con người - trong thời hiện đại - hầu như khơng cịn ý nghĩa gì với họ.

Trong các tiểu thuyết của M.Kundera, Chúa được gắn với tất cả những gì phi lý, buồn cười và thậm chí gắn cả những thứ biểu hiện của sự phàm tục trên cơ thể loài người.

Sự bất tử coi Chúa không phải là một thế lực siêu nhiên, mà chỉ là Tạo Hóa -

Tạo Hóa là tất cả nhưng cũng chẳng là gì! Chúa cũng còn là thủy tổ của những tội lỗi con người “tất cả đàn bà và đàn ơng đều cùng có một dịng chảy, một con sơng chung duy nhất của những hình ảnh tình ái… Dịng sơng chảy xun qua chúng ta đó… thuộc về người đã tạo ra chúng ta và đặt nó vào trong chúng ta, nói cách khác, nó thuộc về Chúa, hay hơn thế nó chính là một trong những hóa thân của Người” [30, tr.377].

Trong Điệu Valse giã từ, mỗi nhân vật lại muốn sốn vai trị của Chúa. Bác sĩ Skreta đã “nhân giống” của mình ở tất cả những người phụ nữ đến chỗ ông ta

chữa bệnh vô sinh. Tạo ra các “tiểu Skreta” trên khắp đất nước với những đặc điểm riêng biệt của “Skreta bố” như cái mũi rất gồ, mắt đeo kính (những đơi kính to trên những cái đầu nhỏ), nói giọng mũi, cái miệng rộng… Liệu sau này những đứa bé ấy lớn lên sẽ ra sao? Chúng sẽ sống và sẽ tương tác với nhau như thế nào? Liệu phải chăng có một ngày thế giới sẽ tồn là những “tiểu Skreta”? Và Skreta sẽ thay thế Chúa siêu hình để trở thành Chúa hữu hình trên trái đất?

Edouard và Chúa trong Những mối tình nực cười cũng là tiếng cười nhại.

Muốn chiếm đoạt cơ gái mình yêu là Alice, Edouard tìm mọi cách dụ dỗ. Nhưng đâu chỉ một mình cơ gái kháng cự lại anh, “mà cịn có đích thân Chúa (vĩnh viễn thận trọng và cảnh giác) của Alice nữa… Như vậy đó là một vị Chúa khá khôi hài” [31, tr.285].

Edouard lấy lịng cơ gái bằng cách đến nhà thờ, đọc Kinh thánh và các tài liệu thần học. Suy ra, anh đến với Chúa bởi nỗi thèm muốn của bản năng chứ khơng vì lịng tin kính. Chúa của Edouard mới tội nghiệp làm sao!

Không dừng lại, việc Edouard đến nhà thờ bị phát hiện, anh bị hội đồng nhà trường triệu tập. Anh khẳng định mình hồn tồn tin kính Chúa hịng thốt tội. Vào lúc này, Chúa là một quân bài của một sự giả dối!

Sau đó, anh phải lấy lịng bà Hiệu trưởng. Việc này đẩy anh đến tình huống bị bà ta ép quan hệ. Edouard, hoảng hồn vì ghê sợ vẻ xấu xí của bà ta, đã viện đến Chúa để khẳng định sự tội lỗi hịng thốt thân. Nhưng, chính trong lúc bắt bà Hiệu trưởng quỳ xuống, chắp tay và cầu nguyện, Edouard cảm thấy mình có quyền năng của một vị Chúa. Và, giữ nguyên cái tâm thế ấy, anh tiến đến bà Hiệu trưởng đầy mạnh mẽ và bản năng. Đến đây thì Chúa của Edouard bị một vố tẽn tò!

Kết thúc, Edouard ngồi trong một nhà thờ, anh thấy “buồn bã vì ý nghĩa Chúa không tồn tại. Nhưng vào lúc ấy, nỗi buồn của anh lớn đến mức đột nhiên anh

thấy hiện ra từ nơi sâu thẳm của nó khn mặt thực và sống động của Chúa. Hãy nhìn! Đúng thế! Edouard mỉm cười và nụ cười của anh đầy hạnh phúc” [31, tr.330]. Chúa là anh, Chúa vơ hình, Chúa hữu hình, hay Chúa chính là nỗi buồn, là nụ cười của anh? Chẳng ai biết! (Và cũng chẳng nên biết).

Edouard trở nên tuyệt đối hạnh phúc bởi đã tuyệt đối không tin tưởng Chúa! (Hài hước thay cho cái hạnh phúc được sinh ra từ nỗi buồn).

Con người thời hiện đại dường như khơng bao giờ tìm được cho mình chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)