Nhận xét về tiềm năng và thực trạng du lịch sáng tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sáng tạo ở việt nam (Trang 60)

6. Kết cấu của đề tài

2.5 Nhận xét về tiềm năng và thực trạng du lịch sáng tạo ở Việt Nam

Thông qua việc giới thiệu về một số sản phẩm du lịch Việt Nam kể trên có thể nói sản phẩm du lịch ở Việt Nam hiện nay khá đa dạng, phong phú và hết sức độc đáo cũng như thể hiện được những nét văn hóa, nhân văn đặc trưng của đất nước Việt Nam.

Về tính đa dạng và phong phú thì hiện nay trong các địa phương trong cả nước có rất nhiều các sản phẩm du lịch sáng tạo khác nhau tùy vào điều kiện và thế mạnh của mỗi một địa phương như các sản phẩm du lịch nông nghiệp – lúa nước, văn hóa làng nghề của những vùng đồng bằng, sản phẩm du lịch sáng tạo từ thiên nhiên ở khu vực miền trung, các sản phẩm homestay tại các vùng có người dân tộc thiểu số sinh sống, đến các vùng đơ thị thì có các lớp học nấu ăn….mỗi vùng một sản phẩm, một loại hình du lịch đặc trưng đã thể hiện được tính phong phú và đa dạng của các sản phẩm du lịch. Tính đa dạng và phong phú này không chỉ thể hiện ở các sản phẩm du lịch mà nó cịn thể hiện đa dạng ở việc áp dụng sản phẩm này cho nhiều địa phương khác nhau nhưng khơng vì thế mà tạo nên sự lặp lại, nhàm chán cho du khách trái lại nó tạo cho du khách có những trải nhiệm khác biệt hồn tồn. Ví dụ cung là sản phẩm về trồng lúa nước, nhưng nếu du khách tham gia trồng lúa ở Hội An thì họ sẽ có trải nghiệm khác với việc trồng lúa ở làng cổ Đường Lâm - Ba Vì, bởi kèm theo hoạt động nơng nghiệp là trồng lúa này thì cịn có cả những hoạt động cụ thể của cư dân nơng nghiệp với những nét văn hóa vùng miền khác nhau thậm chí là cả những khác biệt về cách gieo trồng, cộng cụ

sản xuất cũng tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm và tạo nên trải nghiệm khác biệt cho du khách tham gia.

Tính đa dạng và phong phú của các sản phẩm sáng tạo này còn thể hiện ở khách hàng mà sản phẩm hướng tới. Một số nhà làm du lịch thường nói du lịch sáng tạo là sản phẩm du lịch chủ yếu dành cho du khách nước ngồi, khơng thể phủ nhận một thực tế hiện nay là rất nhiều du khách nước ngồi thích thú và ưu chuộng các sản phẩm du lịch sáng tạo của nước ta. Tuy nhiên rất nhiều mơ hình hay sản phẩm du lịch sáng tạo được người Việt Nam u thích như mơ hình trang trại đồng q Ba Vì hay sản phẩm của vùng sơng nước đồng bằng sơng Cửu Long.

Về tính độc đáo thì có thể thấy đây là đặc tính quan trọng của các sản phẩm du lịch sáng tạo, bởi lẽ nhiều sự sáng tạo dựa trên tính độc đáo của sản phẩm, dựa trên tính độc đáo của từng địa phương mà nơi khác khơng thể có được. Ví dụ các sản phẩm du lịch khai thác từ các hiện tượng thiên nhiên như mưa Huế, lụt Hội An là những sản phẩm độc đáo, riêng có chỉ tại những địa phương này mới hội tụ đủ điều kiện để phát triển.

Khai thác triệt để được lợi thế về văn hóa của đất nước, có thể nói phần lớn các sản phẩm sáng tạo được lấy “chất liệu” từ văn hóa truyền thống, dân gian của người Việt Nam như ẩm thực truyền thống, làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng gắn với nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt. Với việc sáng tạo các sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo từ những giá trị văn hóa truyền thống của đât nước đã phần nào thể hiện được sự đa dạng, phong phú và giá trị nhân văn của nền văn hóa Việt Nam, đơng thời cũng thơng qua các sản phẩm này mà du khách có cơ hội trải nghiệm thực sự nền văn hóa Việt Nam chứ khơng chỉ là tham quan, ngắm nhìn như những hình thức du lịch trước đây.

Một điểm tích cực khơng thể khơng được nhắc tới trong việc phát triển các sản phẩm du lịch sáng tạo tại Việt Nam đó chính là việc thực hiện các sản phẩm này sẽ có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Với sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể:

Thứ nhất, người dân bản địa có được những kinh nghiệm truyền thống rất quý báu về tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang sống. Những kinh

nghiệm và kiến thức mang tính truyền thống này được đúc kết từ bao đời, thậm chí phải trải qua những hy sinh, tranh đấu để tồn tại trong thiên nhiên mới có được.

- Thứ hai, kiến thức về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của người dân địa phương có lợi và mang lại nhiều thơng tin bổ ích cho các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành, những người làm công tác bảo vệ rừng quốc gia và ngay cả những tổ chức, cá nhân triển khai các dự án kinh tế nói chung và du lịch nói riêng tại một địa bàn nhất định

- Thứ ba, khi người dân bản địa được hưởng lợi ích trực tiếp từ các di sản do thiên nhiên ban cho và tổ tiên để lại thì họ khơng coi đó nó như di sản và coi đó là tài sản. Điều này có nghĩa là trong nhận thức, tư duy, hành động và thái độ của họ luôn được khuyến khích để đóng góp những kiến thức truyền thống đó vào kho tàng kiến thức của nhân loại.

- Thứ tư, khi mà cuộc sống của họ trở nên tốt hay xấu là tùy thuộc vào việc gìn giữ và bảo tồn bền vững các tài nguyên tự nhiên, nhân văn mà họ đang có thì họ sẵn sàng tích cực tham gia đóng góp vào các dự án phát triển du lịch tại địa phương.

Ngược lại, sự phát triển của du lịch sáng tạo cũng có vai trị quan trọng đối với cộng đồng địa phương như:

- Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi tỷ lệ đói nghèo cịn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.

- Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thơng, điện, nước, bưu chính viễn thơng, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự cơng bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch có tính bền vững.

- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế được dịng di cư của cộng đồng từ khu vực nông

thôn ra khu vực thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung.

- Góp phần tích cực trong việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề truyền thống.

- Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa quốc gia với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng cịn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng.

Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung, du lịch sáng tạo nói riêng sẽ có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ người dân nơng thơn cịn chiếm tới hơn 70% dân số cả nước, trong đó tỷ lệ đói nghèo cịn cao.

Như vậy, có thể thấy giữa người dân địa phương hoạt động phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn có mối quan hệ qua lại mật thiết và tương hỗ lẫn nhau, do đó nếu biết khai thác hợp lý các hoạt động phát triển du lịch và kinh nghiệm của người địa phương sẽ mang lại lợi ích bền vững cho cả hai bên.

Như vậy, hiện nay tại các địa phương của nước ta có rất nhiều các sản phẩm du lịch sáng tạo đã được khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác những sản phẩm này vẫn chỉ là một phần rất nhỏ trong nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú và da dạng của đất nước ta. Vấn đề được đặt ra hiện nay chỉ là chúng ta khai thác các giá trị đó như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao mà vẫn có sự phát triển bền vững cũng như giới thiệu được các giá trị sáng tạo này đến với du khách thập phương.

Tiểu kết chƣơng 2

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên về xã hội và nhân văn đã tạo cho du lịch Việt Nam một hệ thống sản phẩm du lịch da dạng, phong phú với nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch miền núi- vùng quê, đến những loại hình du lịch hiện đại như du lịch khám phá, mạo hiểm,

thể thao, du lịch MICE. Đặc biệt là du lịch sáng tạo, tuy là loại hình du lịch xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ và bước đầu mang lại kết quả đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Có được những kết quả này là do, Việt Nam hội tụ được khá nhiều các điều kiện cung du lịch sáng tạo, trong đó quan trọng nhất đó chính là các tài ngun du lịch sáng tạo như các ngành nghề truyền thống, nghề chế biến đồ ăn, các loại hình ca múa nhạc truyền thống, các lễ hội….nhất là, con người Việt Nam mà cụ thể là các nghệ nhân, nghệ sĩ, những người thợ.. là những người tạo nên những giá trị sáng tạo phụ vụ cho nhu cầu phát triển du lịch sáng tạo hiện nay. Bên cạnh đó, là các làng nghề, các lớp học, các câu lạc bộ là nơi để các nghệ nhân sáng tạo ra hệ thống các sản phẩm, vật phẩm vô cùng phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch sáng tạo ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Với các điều kiện như đã nêu trên, thực tế tại các địa phương trong cả nước ta đã sáng tạo và xây dựng được hệ thống một số sản phẩm du lịch sáng tạo khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số sản phẩm du lịch sáng tạo liên quan đến ẩm thực Việt Nam; liên quan đến các làng nghề thủ công truyền thống; liên quan đến miền quê, vùng núi và nông nghiệp. Bên cạnh những sản phẩm du lịch sáng tạo đã hình thành và đưa vào khai thác ổn định như trên thì hiện nay tại nhiều địa phương ở nước đã cũng tiếp tục nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm rất nhiều ý tưởng các sản phẩm du lịch sáng tạo độc đáo khác như sản phẩm du lịch biển với cát, muối và rác hay xây dựng sản phẩm du lịch từ hiện tượng lũ, lụt…Những sản phẩm trên đã tạo nên sự sáng tạo và độc đáo trong phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian qua.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN DU ỊCH SÁNG TẠO Ở VIỆT NA 3.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp

Để có thể đưa ra những giải pháp có tính hiệu quả nhằm phát triển hoạt động du lịch sáng tạo tại Việt Nam, tác giả đã căn cứ vào một số vấn đề cụ thể như sau:

Thứ nhất, xu hướng phát triển du lịch trên thế giới. Từ năm 2011đến nay tình hình du lịch thế giới mặc dù có những lúc trầm lắng nhưng cũng đã có bước lạc quan hơn. Ngành du lịch thế giới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc và là ngành có tốc độ phục hồi nhanh nhất so với các ngành kinh tế khác. Bởi vì tham quan, thưởng thức phong cảnh, nghỉ ngơi thư giãn, tĩnh dưỡng, học hỏi, trải nghiệm... hiện là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, cho dù thu nhập cá nhân có bị giảm sút. Năm 2012, khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt trên 1 tỷ lượt, với tốc độ tăng trưởng 3%-4%. Năm 2011, nguồn thu từ du lịch quốc tế, bao gồm cả vận chuyển hành khách quốc tế, xuất khẩu từ du lịch đạt 1,03 nghìn tỷ USD, bằng gần 6% xuất khẩu của thế giới của hàng hóa và dịch vụ.

Để có được tốc độ phục hồi nhanh như vậy, ngành du lịch các nước đã tích cực đẩy mạnh chiến dịch giới thiệu và đưa ra nhiều gói du lịch rất hấp dẫn, cạnh tranh và đặc biệt là đưa ra nhiều hình thức, sản phẩm du lịch mang tính sáng tạo và độc đáo. Tuy vậy, tình hình du lịch thế giới hiện nay vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn, trong bối cảnh du lịch thế giới như vậy thì điểm rất đáng lưu ý là các nước đang trỗi dậy và đang phát triển vừa là điểm đến mới, vừa là nguồn cung to lớn những sản phẩm du lịch sáng tạo và độc đáo mới cho ngành du lịch thế giới. Tiếp đó khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cũng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách. Ngoài ra, các sự kiện thể thao lớn của khu vực và thế giới cũng như các hoạt động văn hóa đều là điểm đến hấp dẫn du khách thế giới. Những hoạt động này đang ngày càng phát triển. Vì vậy, ngành du lịch 10 năm tới có tương lai

phát triển rất sáng sủa. Bên cạnh đó, nhiều nước đang đẩy mạnh hợp tác du lịch, tạo ra những “tour du lịch trọn gói xuyên quốc gia”, mở ra cơ hội cho ngành du lịch toàn cầu phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các nước có rất nhiều sáng kiến để giới thiệu, tuyên truyền và cho ra đời các sản phẩm du lịch mới sáng tạo thích hợp với tất cả các loại du khách, bất kể họ giàu hay nghèo, chi tiêu nhiều hay ít.

Mặc dù thế giới đang có nhiều biến đổi bất ổn như: Suy thối về mơi trường sinh thái, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất thay đổi bất lợi cho con người, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, tệ nạn phá rừng, sự mất cân bằng về tài nguyên và dân số, tình trạng chạy đua vũ trang, khai thác tài nguyên bừa bãi... nhưng xu thế phát triển của du lịch thế giới vẫn có những tiềm năng sáng sủa và nhiều hy vọng. Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới, ngài Taleb Rifai cho rằng, du lịch sẽ là động lực, là ngành đi đầu trong phát triển và sáng tạo năng lượng mới bền vững. Các khoản đầu tư đang được đổ vào để tái tạo nguồn năng lượng hàng không hoặc các giải pháp năng lượng công nghệ đã được dùng trong các khách sạn trên toàn thế giới, khẳng định năng lượng bền vững là lĩnh vực ưu tiên đối với ngành này.

Thứ hai, chủ trương phát triển du lịch của đất nước thì trong chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam vẫn khẳng định quan điểm:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sáng tạo ở việt nam (Trang 60)