gia đình ngƣời Dao
Đơn vị tính: % STT Nội dung Tuổi dƣới 33 (60) Tuổi trên 45 (60)
SL TL SL TL
1 Không có thời gian 12 20.0 7 11.6 2 Dưới 1 giờ 17 28.3 13 21.6 3 Từ 1 đến 2 giờ 20 33,3 24 40.0 4 Từ 2 đến 3 giờ 8 13.3 13 21.6 5 Trên 3 giờ 3 5.0 3 5.0
Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Từ số liệu bảng trên cho thấy, xu hướng chung là gia đình trẻ dưới 33 có ít thời gian hơn để giáo dục con cái, có 20% gia đình không có thời gian để giáo dục con cái, trong khi những gia đình trên 45 có tỷ lệ tương ứng là 11,6%; có 28,3% gia đình dưới 33 chỉ dành dưới 1 giờ để giáo dục con cái, trong khi những gia đình trên 45 có tỷ lệ tương ứng là 21,6%... Do sự phát triển nhanh về thể chất, tinh thần, trẻ có xu hướng độc lập sớm, việc tiếp nhận giáo dục từ phía cha mẹ của trẻ không còn theo lối mòn, áp đặt một chiều như trong truyền thống. Kết quả điều tra cho thấy, đối với những gia đình dưới 33
tuổi, khi cha mẹ giáo dục con cái thì 65% trẻ nghe theo giáo dục của cha mẹ, 23,3% trao đổi, tranh luận với cha mẹ, 11,6% cãi lại, không nghe theo cha mẹ, trong khi đó, đối với những gia đình trên 33 tuổi có tỷ lệ tương ứng là 75%, 16,6% và 8,3%. Điều đó cho thấy, trong những gia đình trẻ, nhận thức của con cái ngày càng cao hơn, đặc biệt trẻ có hiểu biết nhiều về văn hóa mới, pháp luật mới nên trong quan hệ ứng xử với cha mẹ giá trị dân chủ điều chỉnh mối quan hệ ngày càng rõ nét.
Để truyền tải nội dung giáo dục tri thức, đạo đức, văn hóa đến con cái, cha mẹ phải lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp để truyền tải thông điệp đến con cái. Việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa con, từng giai đoạn phát triển của trẻ là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công của giáo dục gia đình. Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục của cha mẹ người dân tộc Dao ở hai lứa tuổi trên mặc dù có khác nhau, tuy nhiên không có sự khác nhiều (Xem Bảng 2.8).
Bảng 2.8: Phƣơng pháp giáo dục con trong gia đình ngƣời Dao
Đơn vị tính: %
STT Phƣơng pháp Tuổi dƣới 33 (60) Tuổi trên 45 (60)
SL TL SL TL
1 Nêu gương 49 81.6 53 88.3 2 Giảng giải, thuyết phục 51 85.0 55 91.6 3 Khen thưởng 24 40.0 15 25.0 4 Trách phạt 28 46.6 46 76.6 5 Bạo lực (Đòn roi) 7 11.6 13 21.6
Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Từ số liệu bảng trên cho thấy, tỷ lệ cha mẹ dưới 33 tuổi và cha mẹ trên 45 tuổi lấy phương pháp giảng giải, thuyết phục khi giáo dục con cái chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ tương ứng lần lượt là 85% và 91,6%. Trong so sánh tương
quan giữa hai lứa tuổi, phương pháp khen thưởng con cái được gia đình dưới 33 tuổi sử dụng nhiều hơn gia đình trên 45 tuổi, tỷ lệ tương ứng là 40% và 25%; việc sử dụng phương pháp trách phạt gia đình trên 45 tuổi sử dụng nhiều hơn gia đình dưới 33 tuổi, tỷ lệ tương ứng là 76,6% và 46,6%; ở phương pháp bạo lực gia đình trên 45 tuổi sử dụng nhiều hơn gia đình dưới 33 tuổi, tỷ lệ tương ứng là 21,6% và 11,6%. Điều đó cho thấy, các bậc gia đình trẻ có xu hướng tôn trọng con cái, phương pháp áp đặt trong giáo duc con cái ngày càng giảm dần. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong gia đình hiện nay, các bậc cha mẹ ở hai độ tuổi trên cũng có những đánh giá rất khác nhau, cụ thể 83,3% những gia đình dưới 33 tuổi cho rằng do môi trường xã hội, bạn bè tác động; 80% đánh giá do gia đình thiếu kiến thức, kỹ năng; 65% cho rằng do tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng được đề cao; 26,6% do phương pháp giáo dục áp đặt của cha mẹ… Trong khi đó, 85% gia đình trên 45 tuổi đánh giá là do cha mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng; 83,3% là do tư tưởng tự do, bình đẳng được đề cao; 63,3% do môi trường xã hội, bạn bè tác động; 18,3% cho rằng do phương pháp giáo dục áp đặt của cha mẹ.
Thứ hai, sự biến đổi chức năng của gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù với những chức năng cơ bản như: Chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục và chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm. Trong quá trình phát triển KTTT và hội nhập quốc tế như hiện nay, gia đình người Dao Quần Chẹt ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng đang có những biến đổi về chức năng của gia đình. Thông qua việc khảo sát thực trạng, sự biến đổi của gia đình người Dao được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Sự biến đổi về chức năng kinh tế
Trong quá trình phát triển KTTT và hội nhập quốc tế như hiện nay, ở mỗi gia đình người Dao Quần Chẹt kinh tế hộ gia đình người Dao trên địa bàn
đang có sự phát triển, nếu như trước đây họ chủ yếu làm nương rẫy nhiều thì bây giờ họ đã biết quy hoạch để làm chăn nuôi mở, trồng chè, đóng góp sản phẩm cho toàn huyện. KTTT cũng mang đến cho người Dao Quần Chẹt ở xã Quân Chu nhiều cơ hội làm giàu mới. Các gia đình tham gia trồng rừng, chăn nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa. Trẻ em được tạo điều kiện đến trường và học tập lên cao. Thanh niên tham gia lao động trong các công ty, xí nghiệp, trung tâm công nghiệp... Kinh tế phát triển đã nâng cao đời sống vật chất và góp phần quan trọng nâng cao đời sống tinh thần của các gia đình và cả cộng đồng.
Kết quả điều tra cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình người Dao hiện nay có sự biến đổi lớn so với truyền thống, nguồn thu nhập không còn chỉ bó hẹp vào lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động tạo thu nhập trong gia đình ngày càng đa dạng (Xem Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Hoạt động tạo ra thu nhập trong gia đình ngƣời Dao
Đơn vị tính: %
STT Hoạt động tạo thu nhập Tuổi dƣới 33 (60) Tuổi trên 45 (60)
SL TL SL TL
1 Sản xuất nông nghiệp 32 53.3 45 75.0 2 Kinh doanh, buôn bán 10 16.6 2 3.3 3 Làm công ăn lương 11 18.3 6 10.0 4 Dịch vụ 2 3.3 3 5.0 5 Làng nghề 5 8.3 4 6.6
Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Từ số liệu bảng trên cho thấy, nguồn thu nhập của những gia đình dưới 33 tuổi đa dạng hơn những gia đình trên 45 tuổi. Trong khi gia đình trên 45 tuổi tập trung nhiều vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 75% thì gia đình dưới 33 chỉ chiếm 53,3%, còn các hoạt động khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong những gia đình dưới 33 tuổi ngoài hoạt động sản xuất nông
nghiệp, nhiều gia đình còn kinh doanh, buôn bán chiếm 16,6%, làm công ăn lương chiếm 18,3%, làng nghề chiếm 8,3%... Điều đó chứng tỏ KTTT tác động toàn diện đến các gia đình người Dao, đặc biệt những gia đình trẻ có điều kiện hơn, trình độ cao hơn nắm bắt được cơ hội nhiều hơn nên hoạt động tạo thu nhập cũng đa dạng, phong phú hơn.
Do đời sống kinh tế khá giả hơn nên nhiều gia đình chi tiêu cũng nhiều hơn, có thể nói kinh tế hàng hóa đang từng ngày tác động đến đời sống của các gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, mức chi tiêu trong gia đình trẻ dưới 33 tuổi cho hoạt động ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí đều cao hơn gia đình trên 45 tuổi. Cụ thể, đối với gia đình dưới 33 tuổi chi tiêu xếp ở vị trí thứ nhất là chi cho ăn uống, mua sắm đồ dùng, giáo dục, vui chơi giải trí và cuối cùng là du lịch. Trong khi đó gia đình trên 45 tuổi, chi tiêu xếp ở vị trí thứ nhất là chi cho giáo dục, ăn uống, mua sắm đồ dùng, vui chơi giải trí và cuối cùng là du lịch. Như vậy, sự xếp hạng vị trí chủ yếu ở hai loại hình gia đình này chủ yếu là giáo dục, nguyên nhân được chỉ ra là do gia đình trên 45 tuổi có con cái học đại học, cao đẳng nên chi phí hàng tháng cho con cái chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các chi tiêu của hộ gia đình.
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Tái sản xuất ra con người là chức năng đặc biệt của gia đình. Việc sinh đẻ, tái sản xuất ra con người từ trong gia đình, đồng thời gia đình cũng là nơi bảo tồn nòi giống của mỗi dân tộc, sự phát triển của xã hội dân cư. Ở huyện Đại Từ, do ảnh hưởng của KTTT, chức năng này cũng có những biến đổi. Tâm lý mong muốn có đông con trước đây ở Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng xuất phát từ điều kiện tự nhiên (đất rộng, người thưa, thiên nhiên hào phóng), do tâm lý tiểu nông, những tập quán thói quen của xã hội nông nghiệp. Nhưng, hiện nay, với quá trình chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, với sự phát triển của KTTT diễn ra mạnh mẽ ở huyện Đại Từ, chức năng
tái sản xuất ra con người đã có những biến đổi khác trước. Nếu trước đây việc sinh đẻ tùy theo tâm lý, ý muốn riêng của gia đình, dòng họ..., thì hiện nay hành vi sinh đẻ còn phải tính tới và phụ thuộc nhiều hơn vào ý thức xã hội, thiết chế xã hội, vào chính sách kinh tế - xã hội, vào chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nếu trong truyền thống, tâm lý của gia đình dân tộc Dao là ưa thích đông con, nhiều cháu, nhất thiết phải có con trai để nối d i thì hiện nay quan niệm này đã có sự biến đổi (Xem Bảng 2.10).
ảng 2.10: Kỳ vọng về số con của gia đình ngƣời Dao
Đơn vị tính: %
STT
Kỳ vọng về số con Tuổi dƣới 33 (60) Tuổi trên 45 (60)
SL TL SL TL
1 1 đến 2 con 18 30.0 8 13.3 2 2 đến 3 con 27 45.0 20 33.3 3 3 đến 4 con 10 16.6 24 40.0 4 Trên 5 con 5 8.3 8 13.3
Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Từ bảng số liệu trên cho thấy, có sự biến đổi trong niệm về số con kỳ vọng của các gia đình ở hai lứa tuổi dưới 33 và trên 45 tuổi. Xu hướng chung là gia đình dưới 33 tuổi mong muốn số con ít hơn, cụ thể gia đình dưới 33 tuổi có tới 30% mong muốn sinh từ 1 đến 2 con, trong khi gia đình trên 45 tuổi chỉ có 13,3% mong muốn điều đó; có điểm chung là gia đình ở hai lứa tuổi trên mong muốn sinh được 2 đến 3 con, gia đình dưới 33 tuổi chiếm tỷ lệ 45%, gia đình trên 45 tuổi có tỷ lệ tương ứng là 33,3%. Sự khác biệt thể hiện r kỳ vọng sinh 3 đến 4 con, ở gia đình dưới 33 tuổi chỉ chiếm có 16,6%, trong khi gia đình trên 45 tuổi mong muốn này chiếm đến 40%... Thực trạng trên chứng tỏ quan niệm truyền thống đông con nhiều cháu đã có sự biến đổi khá r nét ở gia đình có độ tuổi dưới 33. Đi sâu vào phân tích đánh giá kỳ
vọng về giới tính của đứa con cũng phản ánh tính chất chung với kỳ vọng về số con (Xem Bảng 2.11).
ảng 2.11: Kỳ vọng về giới tính của con cái trong gia đình ngƣời Dao
Đơn vị tính: %
STT Kỳ vọng về giới tính Tuổi dƣới 33 (60) Tuổi trên 45 (60)
SL TL SL TL
1 Nhất thiết phải có con trai 42 70.0 51 85.0 2 Nhất thiết phải có con gái 0 0.0 0 0.0 3 Phải có cả trai và gái 16 26.6 8 13.3 4 Không phân biệt (con nào
cũng được)
2 3.3 1 1.6
Nguồn: Số liệu điều tra ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 2018
Từ số liệu bảng trên cho thấy, kỳ vọng nhất thiết phải có con trai đã có sự biến đổi từ gia đình trên 45 tuổi (85%) đến gia đình dưới 33 tuổi (70%). Lý do phải có con trai được các gia đình đưa ra cũng đa dạng và cũng có sự khác biệt, 98,2% gia đình trên 45 tuổi đưa ra lý do có con trai để có người phụng dưỡng khi về già, trong khi gia đình dưới 33 tuổi chỉ chiếm có 76,6%; để có sức lao động có tỷ lệ tương ứng là 70,1% và 40%; để duy trì nòi giống có tỷ lệ tương ứng là 96,4% và 83,3%... Như vậy, nhìn chung kỳ vọng mong muốn có con trai của các hộ gia đình dân tộc Dao vẫn là sự tiếp nối truyền thống, lý do mà các gia đình đưa ra vẫn chủ yếu là duy trì nòi giống, phụng dưỡng khi về già, chỉ có lý do là để có sức lao động có sự biến đổi khá lớn ở hai loại gia đình trên.
Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế, nhất là các gia đình ở nông thôn (vùng sâu, vùng xa), ở các gia đình nghèo, dân trí thấp... Các biện pháp tránh thai khá đa dạng, nhưng các cặp vợ chồng vẫn chủ yếu chỉ dùng vòng tránh thai và thuốc tránh thai. Công tác kế hoạch hóa gia đình phần lớn vẫn do phụ nữ thực hiện. Tư
tưởng lạc hậu phải có con trai, “có nếp, có tẻ” vẫn còn. Hiện tượng nạo phá thai, hiện tượng ngoại tình với những đứa con ngoài giá thú gia tăng, đang ảnh hưởng xấu đến đạo đức và sự bền vững của gia đình.
Như vậy, r ràng sự biến đổi về chức năng sinh đẻ của các gia đình người Dao Quần Chẹt ở huyện Đại Từ cần có sự quan tâm hướng dẫn, quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan, của các gia đình và cộng đồng, để điều chỉnh hành vi sinh đẻ phù hợp với gia đình và xã hội.Vấn đề sinh đẻ có kế hoạch và thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn cần phải được quan tâm nhiều hơn.
Sự biến đổi chức năng giáo dục của gia đình
Nuôi dưỡng và giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng của giáo dục xã hội. Tại Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội” [40]. Như vậy, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình không chỉ là quan hệ tình cảm, huyết thống, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình. Ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, KTTT đã tác động mạnh mẽ đến chức năng nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Sự biến đổi của chức năng này được thể hiện khá r qua hai nhóm: nhóm gia đình có trách nhiệm đối với con cái và nhóm gia đình thiếu trách nhiệm với con cái. Những gia đình có trách nhiệm với con cái, do ý thức đầy đủ về vai trò của giáo dục gia đình, đã tìm mọi phương thức, mọi biện pháp để tác động tới con cái theo hướng tích cực.
Chẳng hạn, thông qua sinh hoạt gia đình để chuyển tải các nội dung văn hóa gia đình truyền thống đến con cái như các nội dung: gia giáo (giáo dục đạo đức, phẩm chất, phép tắc trong nội bộ gia đình, dòng họ với bên ngoài), gia lễ (giáo dục lễ nghĩa, trật tự kỷ cương, thứ bậc trong cách ứng xử, trang
phục, tư thế ăn nói), gia pháp, những quy ước về phép tắc, thưởng phạt đối với các thành viên trong việc bảo vệ, giữ gìn uy tín của gia đình, dòng họ), gia phong (nền nếp, lề thói, cách “đối nhân xử thế” đối với những người trong gia đình và bên ngoài xã hội, để giữ gìn “bản sắc văn hóa” gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, nội dung giáo dục con cái của gia đình người Dao Quần Chẹt