Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 107)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.2. Không gian thời gian nghệ thuật

3.2.1. Không gian nghệ thuật

Tiểu thu ết Lê Lựu từ sau đổi mới 1986 đã khai thác tri t để, sinh đ ng m t không gian chung, r ng ớn: không gian àng quê. Đó là sân khấu chính để các nhân vật diễn vai, nhân vật hành động, suy ngẫm và bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Với nhu cầu nhận thức lại thực tại xã hội , tiểu thuyết Lê Lựu đã tái hiện đầy đủ các dạng thức không gian khác nhau, thể hiện một hiện thực chân thực nhất, gần gũi nhất với đời sống. Đó là không gian bối cảnh xã hội, nơi sinh hoạt cộng đồng như đình làng Hạ Vị (Thời xa vắng), bờ đầm, miếu Cuội ( hu n àng u i) hay cánh đồng, dòng sông … không gian sinh tồn của mỗi người: ngôi nhà, con thuyền trên sông nước mênh mông. Các nhà văn thời kỳ đổi mới nói chung và Lê Lựu nói riêng không đặt nhân vật của mình vào không gian rộng lớn, mà dồn nén nhân vật vào khoảng không gian chật hẹp. Những mảnh không gian tưởng chừng rất đỗi quen thuộc và bình yên vốn có ấy lại là nơi chứa đựng đầy những mâu thuẫn, xung đột về

hành động, về tư tưởng các nhân vật. Người đọc có thể thấy bức tranh sinh động và đầy đủ màu sắc, cung bậc trong không gian chật hẹp ấy: ở đó có chuyện tình yêu, có ái ân, có ghen tuông và thù hận, có sai lầm và sửa sai, có sự thật và sự dối trá, cái thật có thể thành cái giả, sửa sai lầm này bằng sai lầm khác. Nếu như các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945 đặt nhân vật của mình vào những không gian chật hẹp, tù túng như những căn nhà lụp xụp, những căn phòng cáu bẩn, như ngôi nhà của Chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (Bước đường cùng), mang lại cho người đọc cảm nhận về một thế giới tù đọng, bức bối, khốn khổ không lối thoát của con người thì các nhà văn thời kỳ đổi mới đã phần nào thoát ra kh i sự cùng quẫn không lối thoát đó, song lại rơi vào sự rối ren đầy phức tạp. Bằng việc lựa chọn và xây dựng những mảnh không gian ấy, các nhà văn muốn nhấn mạnh về một thời kỳ hiện thực nông thôn đầy mâu thuẫn- mà đó lại là mẫu thuẫn tất yếu của xã hội khi đang bước vào thời kỳ quá độ.

Phản ánh không gian hi n thực nông thôn m t thời, Lê Lựu không quên nhắc đến cu c sống đ i nghèo, ũ ụt với những phong tục tập quán, nếp sống, ý nghĩ …. của con người. Nhà văn cũng đề cập đến những sự kiện lịch sử quan trọng ở nông thôn: hợp tác hoá nông nghiệp, cải cách ruộng đất… Tuy nhiên những sự kiện lịch sử này được cảm nhận qua tâm hồn con người. Từ những mốc lịch sử này, nhà văn bày t mong muốn phản ánh chân thực bức tranh thời đại với những mảng màu sáng tối đan xen để từ đó nói lên được những vấn đề sâu sắc về con người và cuộc đời.

Bên cạnh những không gian bối cảnh xã h i ấ , Lê Lựu cũng chú trọng tới không gian thiên nhiên. Đó là không gian thực có, vốn có, mang hồn cốt của làng quê Việt Nam. Đọc tiểu thuyết của Lê Lựu, có thể thấy bên cạnh những trang viết về nông thôn đầy biến động mang tính chất đối kháng quyết liệt là những trang viết về thiên nhiên sinh động, tươi mới. Nếu như không gian xã hội là bối cảnh chính về nhân vật sống, hoạt động, bộc lộ tính cách và số phận của mình thì không gian thiên nhiên đóng vai trò là nền cảnh. Không gian thiên nhiên với đất trời cao rộng là nơi bao bọc, che chở, bênh vực cho những mầm sống tình yêu. Tình yêu của Sài Hương - một tình yêu cháy b ng cũng được nhen lên cùng trời nước mênh mông đó. Không

gian thiên nhiên ấy đối lập hoàn toàn với không gian xã hội, đối lập ở sự chật hẹp với cái rộng lớn, đối lập ở sự ngột ngạt với cái mênh mang, thoáng đãng và bình yên. Thiên nhiên trong Thời xa vắng, hu n àng u i và phần nào trong ng đá sông là thiên nhiên đầy khắc nghiệt, trắc trở, thiên nhiên thử thách con người. Cái sự nghiệt ngã của đói nghèo không chỉ nhìn thấy trong đời sống của người dân mà còn bao trùm lên cả thiên nhiên cảnh vật. Đồng thời chính sự khắc nghiệt và thất thường của thời tiết cũng góp phần gây nên sự khốn khó trong đời sống vật chất của người dân nông thôn Việt Nam. Nhà văn Lê Lựu mở đầu tiểu thuyết Thời xa vắng

bằng những hình ảnh về thiên nhiên cằn cỗi: Làng bập bềnh như trôi trong đêm sương muối. Những cây cau thẳng đuột cao vóng chỉ chực lao thẳng tận trời chìm ngập giữa âm thầm giá lạnh. Đã năm đêm sương làm táp đen những luống khoai lang và những cây đòn tay bằng tre ngâm nổ toang toác [70]. Chính nỗi lo về thời tiết thất thường ấy đã hình thành thói quen và nếp nghĩ về cách duy trì cuộc sống bằng cày thuê cuốc mướn của người dân làng Hạ Vị. Hiện thực làng quê nông thôn nghèo đói hiện lên sinh động và chân thực từ những không gian thiên nhiên như thế.

Không chỉ đi sâu, khắc hoạ không gian nông thôn nghèo đ i, am ũ, tăm tối mà trong các tiểu thu ết, Lê Lựu còn tái hi n bức tranh không gian đô thị tù túng, ng t ngạt với nhiều mâu thuẫn và xung đ t. Đó là không gian đô thị với những mảng màu phong phú, sinh động: cảnh chen chân xếp hàng thời tem phiếu, để đong gạo, mua mì, mua rau, mua đậu hay cảnh xếp hàng lấy nước ở khu phố đông dân hay ở các khu tập thể, có khi đánh nhau vỡ đầu, gãy tay, thậm chí cả đời không dám nhìn mặt nhau vì tranh nhau vài giọt nước. Cũng có khi là không gian của một gia đình giàu có ở thành thị: gia đình ông Đại ( ng đá sông)… nhưng chỉ làm rõ nét hơn biên giới phân chia giữa no đủ và thiếu thốn, khinh bạc, vênh váo và nheo nhóc, nhát sợ mà thôi.

ự khác nhau về không gian sống giữa nông thôn và thành thị cũng kiến tạo nên nhiều kiểu sống khác nhau. Có kiểu người thành thị sống văn minh , tiến bộ nên dù thành phố nghèo bằng cái bàn tay và nghèo kiết xác thì cũng biết khinh người. Xây dựng không gian đô thị, nhà văn khắc sâu ranh giới giữa những người

xuất thân ở nông thôn rồi lên thành thị lập nghiệp với những người có gốc gác và sống lâu năm ở thành thị: đó là cảnh Sài- Châu, Linh Anh- Tâm. Nếu Sài- Tâm là những người đàn ông sinh ra ở nông thôn, có quan niệm sống coi trọng tình nghĩa xóm làng, xem thường tiền bạc thì Châu và Linh Anh lại là những người phụ nữ thành thị lọc lõi, họ đều tính toán chi li trong mọi mối quan hệ, họ không bao giơ biết yêu ai kể cả mẹ đẻ của mình .

Tiếp tục xu hướng thu hẹp không gian, trong bối cảnh không gian đô thị đ , Lê Lựu đặt nhân vật của mình vào không gian nhỏ hơn để b c tính cách của mình. Có sự chuyển hoá từ không gian đô thị đến không gian căn phòng (Thời xa vắng), không gian khu tập thể (Hai nhà), khu phố nước sôi ( ng đá sông). Thậm chí cuộc đời nhân vật Núi từng gắn liền với những không gian rộng lớn từ Hải Phòng, Hà Nội đến Bắc Giang… cuối cùng cũng về với không gian nhà tù. Tại đây cuộc sống của hắn mới có sự thay đổi và ít ra trong xã hội bộn bề, nhiều cám dỗ đó cũng vẫn còn những người tốt đẹp để cho hắn hi vọng và làm lại cuộc đời.

ùng với vi c khắc hoạ không gian bối cảnh xã h i, Lê Lựu còn xâ dựng m t không gian khác, đ à không gian tâm tư ng. Đây là thế giới tâm hồn, diễn ra bên trong tâm trạng nhân vật, là không gian mà những suy nghĩ, tâm tư của con người có thể bộc lộ một cách tự do và con người có thể sống thật với chính mình. Nếu không gian hiện thực là cách giúp tác giả phản ánh bộ mặt xã hội thì không gian tâm tưởng có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Kiểu không gian này không nhằm tái hiện mà nhằm biểu hiện . Nó là sự hiện hữu của ranh giới đôi bờ thực ảo, có lúc xuất hiện qua hồi tưởng, ký ức, giấc mơ; khi lại hiện lên trong nhật ký, thư từ. Tạo dựng kiểu không gian này, Lê Lựu muốn đột nhập sâu vào thế giới tâm hồn con người để khám phá, tìm hiểu và lí giải hiện thực cuộc sống và bản chất nhân vật.

Không gian tâm tưởng của nhân vật Sài được khắc hoạ qua nỗi nhớ quê thường trực hay những trang nhật ký mộng tưởng về tình yêu không thành với Hương. Không gian tâm tưởng của bà Đất lại là nỗi đau đớn, nhục nhã khi chồng bị quy kết là địa chủ, là nỗi xót xa, buồn nhói khi chồng bị xử bắn, là sự nén lòng với

đứa cháu nội phải quay mặt trốn chui trốn lủi để cháu không reo lên gọi bà …song lớn hơn là nỗi đau bị chính đứa con dứt ruột đẻ ra lừa dối, chà đạp. Trong ng đá sông, không gian tâm tưởng được hiện lên qua ký ức đau buồn của Núi về mối tình dở dang, ngang trái với Hiền. Thâm nhập vào không gian tâm tư ng của nhân vật, Lê Lựu đã phát hi n quá trình tự ý thức- chiêm nghi m của nhân vật để nhận ra chính mình. Những xúc cảm của Sài đã khiến anh nhận ra sự khập khiễng với Châu, cuốn nhật ký của Linh Anh khiến Tâm nhận ra được bản chất cơ hội của vợ và khiến anh trở thành một ông chồng hờ đúng nghĩa. Cuộc đời nhân vật Núi là sự tiếp nối của những lần ăn cắp vào tù ra tội song trên hành trình nhục nhã ấy, Núi luôn thức tỉnh, ăn năn, sám hối… Đặt nhân vật vào không gian tâm tưởng để tự ý thức lại chính mình, Lê Lựu đã phần nào khẳng định chất người trong mỗi con người không bao giờ mất đi, mà ngược lại dù trong hoàn cảnh nào cũng phải biết nâng niu và trân trọng.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu là hiện thân cho những hệ tư tưởng đối lập nhau, có l vì vậy mà số phận của nhân vật bị trói buộc trong một cái vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát hoặc nếu có cũng phải mất nhiều thời gian để trải nghiệm. Và để làm nổi bật những xung đột, những bi kịch ấy, Lê Lựu đã rất chú trọng tổ chức không gian theo nguyên tắc tương phản. Nếu như không gian của những tư tưởng phong kiến cổ hủ đầy nguyên tắc cứng nhắc, đầy thù hận là không gian u tối, chật chội trong những ngôi nhà cổ của ông đồ Khang (Thời xa vắng), không gian ngột ngạt trong gia đình ông Đại với những đứa con loại một của bà cả ( ng đá sông); thì không gian của những đôi trẻ với khao khát tự do, hoà nhập hoà bình với cộng đồng, khao khát tình yêu lại là không gian của trời đất, sông nước bao la rộng lớn. Mỗi không gian ấy là tự nó đã thể hiện giới hạn cho tư tưởng. Những ngôi nhà cổ đầy uy nghiêm luôn trĩu nặng không khí nặng nề trong lo lắng, trong toan tính, bao trùm bởi những tiếng thở dài mệt m i, những lời thì thâm to nh đầy mưu mô, thủ đoạn… Còn không gian bao la kia lại luôn tràn đầy sức sống, niềm tươi vui hạnh phúc. Sài – Hương, Núi – Mai đều gặp nhau trong những không gian thiên nhiên ấy. Việc nhà văn đặt các tuyến nhân vật của mình vào những không

gian mang tính chất tương phản như thế bộc lộ những mâu thuẫn về mặt tư tưởng trong gia đình và xã hội thời ấy.

Với quy mô và khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn, không gian trong tiểu thuyết Lê Lựu được tổ chức theo sự luân chuyển hết sức linh hoạt, kết nối nhiều mảng không gian khác nhau. Không gian ấy thay đổi theo sự dịch chuyển của nhân vật, sự biến chuyển của những sự kiện trong cuộc đời và số phận nhân vật trong những khoảng thời gian khác nhau. Cuộc đời Giang Minh Sài thuở nh gắn liền với không gian quê hương làng xóm (ở đó có không gian sinh hoạt gia đình: ngôi nhà, căn phòng), không gian sinh hoạt cộng đồng những ngày lụt lội và không gian sống là chiến trường với hầm, rừng núi, rồi lại chuyển lên Hà Nội (ngôi nhà vợ chồng Sài – Châu) và cuối cùng làng Hạ Vị (Sài trở thành chủ nhiệm hợp tác xã). Lê Lựu đã để cho nhân vật ra đi, mở rộng không gian sống và hoạt động, song cuối cũng lại trở về gần gũi với nơi bắt đầu. Sự chuyển đổi từ mở rộng đến thu hẹp không gian cho thấy một cuộc đời cùng quẫn, bế tắc, không lối thoát của nhân vật.

Không gian trong hu n àng u i có nét tương đồng với Thời xa vắng. Lê Lựu thật sắc sảo khi để không gian khép lại cuộc đời bà là dòng sông quê hương – con sông đã chứng kiến thời thiếu nữ tươi đẹp, cả ngọt ngào và đắng cay của bà, giờ đây, dòng sông mềm mại bao dung ôm trọn vào nó tấm thân bất hạnh của người đàn bà, như muốn cuốn phăng bao nỗi đắng cay theo dòng trôi. Trái với sự thu hẹp không gian, tiểu thuyết ng đá sông lại dần được mở rộng theo bước chân cuộc đời Núi: từ ngôi nhà hai tầng ở thành phố đến nông thôn khi hắn sơ tán sau đó dịch chuyển theo cuộc đời trộm cắp của hắn từ Hải Phòng đến Hà Nội, nơi nào cũng in vết chân tội lỗi. Cuộc đời của hắn đi tù nhiều hơn đi học nên chỉ có nhà tù mở rộng bao dung chứa hắn. Dù nhiều lần vào tù song hắn không rơi vào bế tắc như Sài, Tâm, Bà Đất bởi hắn đã may mắn gặp được những con người nhân ái, bao dung và có cơ hội làm lại cuộc đời. Qua sự luân chuyển không gian nghệ thuật, Lê Lựu đã khẳng định tính ưu việt của nhà tù thời đại mới, ca ngợi tình cảm nhân ái và vượt lên số phận của con người.

Sự luân chuyển không gian còn được Lê Lựu thể hiện qua một số chi tiết khác như: qua hồi ức của Châu (Thời xa vắng), qua nhật ký của Linh Anh (Hai nhà) về những mối tình vụng trộm…. Có lúc không gian nghệ thuật lại được hiện lên qua những lời miêu tả trực tiếp của nhà văn khi viết về làng Hạ Vị… Nhưng có thể nói những trang viết về không gian nghệ thuật của Lê Lựu luôn đặt nhân vật vào bối cảnh hẹp, khép kín và có cảm tưởng cuộc đời, số phận của nhân vật bị trói buộc trong vòng tròn luẩn quẩn: Sài, Tâm đều bế tắc trong cuộc sống gia đình, bà Đất tự tử ngay trên dòng sông làng Cuội, cuộc đời Núi là một chuỗi các sự lặp lại: Ăn cắp rồi vào tù (tất nhiên kết thúc truyện Núi tìm được lối thoát). Từ bối cảnh không gian bên ngoài (không gian bối cảnh xã hội) cho đến không gian bên trong (không gian tâm tưởng của nhân vật) đều mang tính khep- hẹp khiến cho bức tranh hiện thực càng trở nên tăm tối, ngột ngạt. Qua sự khắc hoạ không gian nghệ thuật, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới, vừa bộc lộ tài năng phân tích xã hội và miêu tả tâm lý nhân vật.

3.2.2. Th i gian nghệ thuật

Nghiên cứu thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lưu, chúng tôi nhận thấy có ba dạng thức biểu hiện của thời gian được ông đặc biệt chú trọng: thời gian lịch sử sự kiện, thời gian đêm tối và thời gian tâm trạng. Thời gian sự ki n ịch sử thường gắn iền với những mốc ịch sử quan trọng của dân t c song sự ki n ịch sử chỉ à đường viền để b c số phận, tính cách nhân vật. Thời gian đêm tối và thời gian tâm trạng à những kiểu thời gian giúp nhà văn phơi bà những trạng thái tâm ý, những bi kịch chồng chất của con người.

Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết trước năm 1975 xây dựng trên một nền không gian rộng lớn quen thuộc, gắn với một kiểu không gian mang nét riêng của thời đại. Đó là kiểu thời gian tuyến tính, thời gian lịch sử, sự kiện… Sau năm 1975,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)