Xã hội hóa các chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về người yếu thế trên sóng truyền hình địa phương (Trang 103 - 117)

1.1 .Một số khái niệm liên quan đến đề tài

3.2. Xu hướng phát triển các chương trình truyền hình về người yếu thế

3.2.3. Xã hội hóa các chương trình truyền hình

Việc xã hội hóa các chương trình đã được thực hiện thời gian gần đây và trong tương lai đây tiếp tục được xem là hướng đi phù hợp đối với các chương trình chuyên đề về người yếu thế. Hiện nay, các loại hình báo chí đều

phải dần tự hạch toán thu chi và không còn được bao cấp hoặc hỗ trợ từ nhà nước. Truyền hình lại là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề trên lại càng trở nên quan trọng. Phải tham gia vào tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển.Tuy đã có nguồn thu nhất định từ quảng cáo và một số hoạt động khác nhưng nhìn chung, các nguồn thu này vẫn là chưa đủ so với hàng nghìn tỷ đồng cần phải có đầu tư phát triển. Vì vậy, đa dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với truyền hình Việt Nam trong những năm tới.

Hiện tại, có nhiều phương án để thay đổi hoặc làm mới các chương trình về người yếu thế nhưng đều phải có kinh phí để thực hiện. Chẳng hạn một chương trình phóng sự đang thực hiện theo cách phổ thông như Đài truyền hình Vĩnh Long kinh phí không thể so sánh với một chương trình cùng thời lượng nhưng thực hiện theo hình thức THTT như “Điều ước thứ 7” được phát sóng trên VTV. Bởi vậy, xã hội hóa là một hướng đi tất yếu để giải quyết các vấn đề về kinh phí.

Một vấn đề nữa mà việc xã hội hóa có thể giải quyết được đó là trang thiết bị kỹ thuật phục vụ việc sản xuất. Truyền hình là một loại hình báo chí liên quan chặt chẽ tới công nghệ kỹ thuật. Khi công nghệ phát triển đòi hòi các chương trình cũng sẽ phải thay đổi về chất lượng hình ảnh để đáp ứng nhu cầu của người xem hơn. Nếu như cách đây khoảng 5 năm, những cảnh quay bằng flycam là “của hiếm” trong các chương trình thì hiện nay, việc sử dụng thiết bị này đã rất trở nên rất phổ biến. Việc sản xuất các chương trình về người yếu thế cũng không thể nằm ngoài sự phát triển như vũ bão của công nghệ và thiết bị hiện đại này. Không chỉ thế, truyền hình 4k và nhiều công nghệ mới đang xuất hiện và khiến chúng ta dần phải thay đổi những quan điểm truyền thống về truyền hình. Tất cả là nhờ việc áp dụng công nghệ hiện đại. Bởi vậy, để không nằm ngoài guồng quay của sự phát triển, các chương trình về người yếu thế cũng cần có nguồn kinh phí để thực hiện việc này.

Xét về phương diện xã hội hóa nguồn kinh phí, các chương trình truyền hình về người yếu thế có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư bởi đối tượng công chúng của các chương trình này thường là những người khó khăn cần sự giúp đỡ. Các chương trình về người yếu thế thường dễ chạm đến cảm xúc của người xem và dễ để lại ấn tượng. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp quảng bá cho mình nhờ việc trở thành nhà tài trợ cho chương trình.

Ngoài xã hội hóa về kinh phí còn cần đẩy mạnh cả xã hội hóa trong cả khâu sản xuất và quảng cáo. Thu hút các nguồn lực ngoài sản xuất chương trình cũng là cách để tăng cường chất lượng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khán giả yếu thế.

Hiện nay có nhiều chương trình về người yếu thế đã thực hiện việc xã hội hóa khá tốt. Xã hội hóa là bài toán giải quyết được vấn đề kinh tế, là động lực để các chương trình truyền hình tăng sức cạnh tranh và phát triển. Tuy nhiên, khi thực hiện xã hội hóa các chương trình về người yếu thế, cần đặc biệt lưu ý về vấn đề quản lý. Cần kiểm soát nội dung thông tin do các đơn vị ngoài thực hiện để hạn chế các cách thông tin thiếu tế nhị và không tôn trọng trong chương trình bởi người yếu thế là nhóm công chúng dễ bị tổn thương tâm lý. Cần làm việc rõ ràng và phân định chức trách, nhiệm vụ của nhà tài trợ với người làm nội dung, tránh để trường hợp chương trình bị nhà tài trợ can thiệp quá sâu về nội dung, khiến chương trình bị biến thành một dạng quảng cáo trá hình. Xã hội hóa là hướng đi phù hợp trong tương lai nhưng vẫn cần những chính sách đảm bảo nội dung chương trình đi đúng định hướng, mục đích, phục vụ nhu cầu của công chúng yếu thế.

3.2.4. Phát triển các chương trình trên nhiều định dạng, trên các hạ tầng số

Ngành công nghiệp nội dung số, theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông, là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung. Các sản phẩm nổi bật của ngành công nghiệp nội

dung số được đề cập và biết đến nhiều đó là các sản phẩm về game, âm nhạc, hình ảnh, nội dung cho các mạng di động, thương mại điện tử…. Như vậy, các sản phẩm truyền hình hoàn toàn có thể trở thành một dạng sản phẩm của công nghiệp nội dung số. Nghĩa là các chương trình truyền hình được sản xuất sẽ không chỉ để phát sóng trên các kênh sóng của các Đài truyền hình mà còn có thể khai thác thành các đoạn video ngắn để trở thành sản phẩm bán và quảng bá trên các hệ thống khác, bao gồm: mạng xã hội, các ứng dụng di động, các kênh trực tuyến… Các chương trình về người yếu thế cũng không ngoại lệ.

Thị trường nội dung số của chúng ta rất tiềm năng mà khai thác chưa xứng với tiềm năng ấy. Các chương trình về người yếu thế có thể trở thành một sản phẩm của công nghệ nội dung số. Bộ phận khai thác sẽ bóc tách các nội dung phù hợp để biến nó thành một sản phẩm xuất bản trên kênh youtube, mạng xã hội khác hoặc người xem có thể xem trực tuyến trên điện thoại di động thông qua các ứng dụng. Đây là bước đi để phù hợp hơn với xu hướng hiện tại của mọi người. Khi mà truyền hình truyền thống không còn chiếm được ưu thế như xưa, người xem bắt đầu tìm kiếm các đoạn video ngắn phát trên mạng xã hội bằng điện thoại thông minh. Bởi vậy, để tiếp cận với người xem và duy trì sự quan tâm của họ với vấn đề về người yếu thế, các chương trình cũng sẽ phải thay đổi cách làm. Sẽ không chỉ đơn thuần là các phóng sự truyền thống, có thể sẽ là những đoạn phim ngắn mang thông điệp nhân văn về người yếu thế được sản xuất nhiều hơn để dễ dàng tiếp cận hơn với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông khác.

Hiện tại, chưa có một chương trình về người yếu thế nào triển khai việc phát triển nội dung số mặc dù đang có những điều kiện cơ bản để thực hiện. Một vài chương trình thu hút được sự quan tâm và đóng góp của cả những người nổi tiếng. Đây là điều rất dễ tập trung sự chú ý của công chúng. Tận dụng lợi thế này để đưa các chương trình thành các đoạn clip ngắn quảng bá trên các kênh mạng xã hội để khai thác lượt người xem sẽ là một hướng đi hiệu quả hơn so với các

chương trình truyền thống. Ngoài việc sản xuất chương trình, các đơn vị có thể tập trung giải quyết nguồn vốn bằng cách khai thác nội dung số thông qua các clip như vậy và nguồn thu và tăng lượt người dựa trên việc phát triển nội dung số sẽ là hướng đi trong tương lai của các chương trình truyền hình nói chung và chương trình về người yếu thế nói riêng.

Tiểu kết chƣơng 3

Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang đứng trước những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, việc xem xét vai trò của người yếu thế trong xã hội, những chương trình hỗ trợ người yếu thế vươn lên hòa nhập với cộng đồng cũng đã được quan tâm thường xuyên và đúng đắn hơn. Trước thực tế đó, báo chí đặc biệt là truyền hình phải có sự chuyển biến mạnh mẽ và nhanh nhạy hơn trong việc phản ánh đúng tâm thông tin về vấn đề người yếu thế. Nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề người yếu thế là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng báo chí nói chung và nhận thức về vấn đề người yếu thế nói riêng trong công chúng báo chí Việt Nam, phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Thông tin về vấn đề người yếu thế không chỉ có ích với bản thân hay đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn rất ý nghĩa đối với các nhà kinh doanh, dịch vụ, thương mại, sản xuất và nhiều hoạt động kinh tế khác. Thông tin về người yếu thế sẽ giúp ích cho những nhà hoạch định chính sách xã hội có những điều chỉnh chế độ phụ cấp, hình thức trợ giúp, các điều khoản quy định trong xây dựng hệ thống giao thông, công trình xây dựng để người khuyết tật có thể tiếp cận. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề người yếu thế còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử và nhân văn sâu sắc.

Chính vì vậy, trong chương 3 của luận văn đã đưa ra những kết luận và kiến nghị rút ra từ cuộc khảo sát tin bài trong 6 tháng của 3 đài PTTH địa phương.

Trước hết luận văn đưa ra những dự báo trong tương lai những chương trình người thế đài PTTH địa phương cần được nâng cao hơn nữa. Còn người xem luôn quan tâm chú ý và tìm hiểu chương trình, đối tượng người yếu thế mà họ muốn quan tâm.

Chương 3 cũng dự kiến có tính chất thảm khảo để tăng cường chất lượng thông điệp trong mỗi chương trình của các đài PTTH địa phương. Đặc biệt giúp những thông điệp này luôn được soi chiếu dưới góc nhìn chân - thiện - mỹ.

KẾT LUẬN

Người yếu thế là những người bị khuyết tật, người nghèo, LGBT….Vì những khiếm khuyết của mình, người yếu thế thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và quá trình hòa nhập với xã hội và các rào cản trong quá trình tiếp cận với các công trình xây dựng, hệ thống giao thông và ngay cả trong giao tiếp. Vì vậy, có một thời gian dài, người yếu thế sống khép kín và họ là đối tượng bị bỏ quên trong xã hội.

Những năm qua thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc xem xét, đánh giá và hỗ trợ người yếu thế. Việc trợ giúp người yếu thế ở nhiều nước phát triển không chỉ dừng lại ở cứu trợ đột xuất, tạm thời mà đã trở thành những chương trình dài hạn, bền lâu và phát triển.

Ở Việt Nam, từ những năm đầu giải phóng, vấn đề người yếu thế đã được đặt ra trong xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước còn khó khăn nên phải tới khoảng 20 năm trở lại đây cùng với những nạn nhân chiến tranh, những người có công với cách mạng…vấn đề này mới dần được xem xét và quan tâm một cách chính thức.

Chính vì vậy việc làm thế nào để nâng cao nhận thức của toàn dân về lĩnh vực người yếu thế và làm thế nào để giúp người yếu thế nâng cao năng lực là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Song song với chính sách xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng tới việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với vấn đề người yếu thế. Chính vì vậy, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí, với sức mạnh về mặt thông tin phải giữ vai trò chủ đạo trong các nhiệm vụ này.

Báo chí phải phát huy sức mạnh, làm tốt cả ba nhiệm vụ: tuyên truyền giải thích chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và trợ giúp người yếu thế; tìm tòi, phát hiện kịp thời cổ vũ, khích lệ người yếu thế tiếp tục vươn lên trong cuộc sống; làm tốt nhiệm vụ giáo dục,

cung cấp tri thức cho người yếu thế để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho người yếu thế vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Trong xu thế chung ấy, Đài PTTH Bắc Kạn, Đài PTTH Vĩnh Long, Đài PTTH Phú Yên đã chú trọng truyền thông, tuyên truyền về người yếu thế. Thông qua sóng truyền hình địa phương, người các nơi Bắc Kạn, Vĩnh Long, Phú Yên, biết đến và có điều kiện tiếp cận với những người có hoàn cảnh đặc biệt, từ đó mọi người giúp nhau vươn lên trong cuộc sống.

Phóng viên Đoàn Quang Dũng - Phóng viên kênh truyền hình Thông

tấn xã từng chia sẻ, người yếu thế là đối tượng phản ánh đặc biệt của báo chí. Trong mọi hoàn cảnh, người yếu thế luôn cần được cảm thông. Thông tin về những số phận bi thương, những gia cảnh khốn khó của người yếu thế trên báo chí là cũng nhằm mục đích lên tiếng bảo vệ và kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng. Từ đó những thông điệp truyền tải sẽ giúp cho người yếu thế được hưởng các quyền lợi chính đáng như được tham gia các hoạt động cộng đồng, được mọi người tôn trọng hơn trong công việc….

Báo chí không chỉ đưa tin đơn thuần mà phải thấy được tầm quan trọng của việc tạo nên “chiến dịch” khi đưa tin. Báo chí phải là “ngọn cờ đầu” nhìn nhận được các vấn đề cấp bách của người yếu thế để phản ánh và giúp xã hội giải quyết như vấn nạn không tìm được công ăn việc làm, bị các nhóm người không tốt lợi dụng….Không những thế cần tăng cường những thông tin có tính thẩm mỹ để góp phần tạo nên diện mạo tươi đẹp, lành mạnh cho người yếu thế. Những nội dung chương trình cần tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Và theo đó các đài truyền hình phải tạo điều kiện mở thêm các chương trình, chuỗi sự kiện…có liên quan tới người yếu thế.

Những thành công và đóng góp của Đài PTTH Bắc Kạn, Đài PTTH Vĩnh Long, Đài PTTH Phú Yên đối với công tác truyền thông về người yếu thế là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để Đài PTTH của các tỉnh, thành phố và các thông truyền thông về người yếu thế trên sóng truyền hình các địa

phương đạt hiệu quả cao hơn, tác động tích cực hơn nữa tới công chúng thì cần có sự đánh gián khách quan và đúng đắn về những hạn chế tồn tại. Từ đó có được giải pháp, hướng khắc phục phù hợp. Qua khảo sát, đánh giá, phân tích về các khía cạnh từ phần tiền kì cho tới hậu kì, từ sản xuất tới hoàn thiện tác phẩm và đưa tới cho công chúng xem truyền hình, luận văn có thể đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của hoạt động truyền thông về người yếu thế trên Đài PTTH Bắc Kạn, Đài PTTH Vĩnh Long, Đài PTTH Phú Yên.

Về cơ bản mỗi thông điệp nhỏ trên báo chí sẽ “góp gió thành bão”, giúp người yếu thế đạt được quyền lợi cơ bản, có được một cuộc sống lành mạnh và tương lai tốt đẹp. Khi làm tốt được những điều này, dư luận lên tiếng ủng hộ tức là những thông điệp của nhà báo đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản khi làm chương trình về người yếu thế.

Sự bàn tán của cộng đồng, những hiệu ứng của dự luận luôn là thước đo giá trị thông điệp trên báo chí. Nó giúp mỗi người nhìn nhận lại những vấn đề thực sự cấp bách có liên quan tới người yếu thế, từ đó có những điều chỉnh và định hướng nhất định. Xã hội nhờ đó ngày một tốt đẹp và người yếu thế cũng ngày càng được yêu thương, trân trọng hơn. Tuy nhiên, thông điệp hay và đúng sẽ giúp các quyền lợi người yếu thế được đảm bảo nhưng nếu ngược lại sẽ là thứ vũ khí sát thương gây đau đớn và dai dẳng cho tất cả những người tiếp nhận.

Cho nên, luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá nội dung và hình thức truyền thông về người yếu thế trên sóng Đài PTTH Bắc Kạn, Đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về người yếu thế trên sóng truyền hình địa phương (Trang 103 - 117)