"phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây Tre Phú

Một phần của tài liệu Nghề thủ công truyền thống mây tre Phú Vinh (Trang 27 - 29)

B. NỘI DUNG

3.1.3"phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây Tre Phú

thống thuộc xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Tây. Vào thời vụ, làng thu hút hơn 1.000 lao động. Những năm gần đây, gần chục nông dân làng nghề Phú Vinh đã mạnh dạn lập công ty, doanh nghiệp gia đình. Mô hình tổ hợp, cơ sở của ông Nguyễn Văn Trung thu hút hơn 300 lao động địa phương tham gia "mạng lưới" liên kết làm ăn. - "Với đà này, thành công ty tư nhân rồi, chúng tôi phấn đấu doanh thu năm nay đạt ba tỷ đồng, thu nhập người lao động trung bình từ 1 triệu đến 1500 ngàn đồng/tháng". Ông Trung nói đầy tự tin.

Ông Trung tự coi mình là một nông dân bám nghề đi lên, và gần như thành đạt với nghề. Ông đã đoạt gần 40 giải thưởng lớn ở trong nước và quốc tế dành cho "nghệ nhân có bàn tay vàng.

Với nghề Mây tre đan phú vinh luôn đảm bảo sử dụng hết nguồn lao lao động dư thừa và trong thôn xóm không có tên nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy mại dâm...đảm bảo một cuộc sống ổn định và bền vững góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đát nước.

3.1.3 "phú" và "vinh" cho những con người sống chết vì nghề Mây - Tre Phú Vinh. Vinh.

Đúng như tên gọi của làng nghề “phú vinh”, phú vinh: tức là mong muốn làm giàu

và được vinh danh trên chính mảnh đất quê hương với chính cái nghề mà ông cha để lại. “phú và “vinh” đó cũng chính là mơ ước, là khát vọng của tất cả mọi người mà không chỉ riêng gì người dân làng nghề phú vinh mà đó cũng chính là mơ ước của mọi người trong mọi nghành nghề trong xã hội. Với những con người phú vinh đặc biệt là những con người gắn bó và sống chết với nghề Mây Tre, luôn trăn trở tìm hướng đi và sự phát triển cho nghề , chính vì họ là những người tiên phong là những con người cả

đời sống chết với nghề cho nên có thể nói chính họ là những con người hiểu thế nào là nỗi đắng cay, vấp váp và cả những thất bại trên bước đường mây tre thế nhưng dù vấp ngã, thất bại nhưng họ vẫn đứng dậy bởi vì họ không chấp nhận thất bại và cũng tin là tổ tiên sẽ phù hộ cho họ được thành công với chính cái nghề của tổ tiên truyền lại và thực sự đã không ít người làm được điều đó. ngoài những bậc lão thành sau nhiều năm gắn bó với nghề mây tre cùng với tài nghệ của mình thì đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ Nhân” như cụ Nguyễn Văn Khiếu, Nguyễn Văn Kinh, Nguyễn văn Kiệu, Hoàng Văn Khu...mặc dù các cụ đã về thế giới cực lạc thế nhưng tên tuổi các cụ thì vẫn còn mãi. đứng ngay sau các cụ là cả một thế hệ cũng thật nhiều tài hoa trong đó đặc biệt phải kể đến ông Nguyễn Văn Trung, chính ông là người đã biên soạn cuốn giáo trình “Truyền dạy nghề mây tre đan “, một việc mà trước tới nay chưa ai làm được. Với những đóng góp của mình đến năm 1980 ông được trung ương đoàn TNCS HCM trao tặng danh hiệu Tuổi trể sáng tạo đồng thời được công nhận là một trong hai nghệ nhân đầu tiên của Miền Bắc, năm 1982 bộ ngoại giao Cu Ba đã đề nghị với chính phủ việt nam xin được mời Nghệ Nhân Trung sang trực tiếp dạy nghề cho nhân dân Cu Ba, trong 4 năm(1982-1987) ông đã đào tạo được một xưởng nghề cho nước bạn giải quyết cho hơn 300 lao động, nước bạn cho hay xưởng nghề của ông hiện nay đã mở rộng với mấy ngàn lao động. Người dân Cu Ba hôm nay gọi đó là xưởng nghề trung Cu Ba và người dân làng nghề Phú Vinh cũng gọi ông là nghệ nhân Trung Cu Ba, cái tên Trung Cu Ba như một món quà đầy ân nghĩa gửi tới và họ cũng coi ông chính là ông tổ của nghề Mây Tre tại Cu Ba. thế nhưng có được thành quả thì cũng nếm không ít nhọc nhằn và đắng cay. ông tâm sự lại: “Trong sự nghiệp của ông đáng nhớ nhất đó là những ngày tháng bôn ba nước ngoài nhưng đặc biệt phải kể đến những ngày tháng thổi sáo tại các phố của nước Bỉ còn tại berlin (Đức) ông đã từng ngồi một mình ở chân cầu berlin vừa kéo đàn bầu vừa bán từng sản phẩm mây tre hay tìm đối tác để bán được sản phẩm”. Quả thực khi nghe những lời tâm sự như vậy tôi không khỏi thấy xót xa nhưng cũng thật cảm phục tinh thần và lòng yêu nghề của ông.

Sau những năm tháng bôn ba xứ người nước bạn thì hiện nay Nghệ Nhân Trung cũng đã mở một xưởng sản xuất nho nhỏ tại quê nhà lấy tên Hoa Sơn, tên con trai và con dâu với mong muốn hai người con của ông tiếp tục sự nghiệp của ông. thành công và danh tiếng cũng đã đến với nhiều người dân làng nghề phú vinh thế nhưng để đến

được với thành công bằng con đường mây tre còn có quá nhiều gian nan. Hy vọng rằng một ngày không xa thì thành công và danh tiếng sẽ đến với người Phú Vinh nói riêng và người theo nghiệp mây tre khắp mọi nơi nói riêng sẽ bớt được phần gian nan vất vả.

Một phần của tài liệu Nghề thủ công truyền thống mây tre Phú Vinh (Trang 27 - 29)