Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ TRUN G NHẬT
3.3. Định hƣớng chính sách của Việt Nam tận dụng sƣ̣ cải thiện trong quan
3.3.2. Các định hướng trong chính sách của Việt Nam
Với tầm quan trọng của việc quan hệ hợp tác với các nước lớn đặc biệt là với Trung Quốc và Nhật Bản để tạo đà phát triển thì Việt Nam cần có những giải pháp tổng thể để tăng cường hợp tá c, tận dụng cơ hội cho Việt Nam có bước độ t phá trong quan hệ quốc tế và khu vực .
Định hướng chính sách trong hợp tác với Trung Quốc:
Kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và đang từng bước vững chắc lấy lại đà tăng trưởng. Điều đó tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục tăng cường, mở rộng hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước, trong đó Trung Quốc là một đối tác kinh tế lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh nhấ t thế giới. Trên cơ sở đó , Trung Quốc đang trở thành một cường quốc thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế , chính vì vậy Trung Quốc có lợi ích trong việc duy trì hòa bình , ổn định và an ninh khu vực . Để thưc hiện được mục tiêu trở thành cường quốc trong vài thập kỷ tới và trước những nhu cầu ngày càng tăng cho phát triển kinh tế , nhất là về năng lượng và tham vọng về lãnh thổ , Trung Quốc sẽ gia tăng tranh giành ảnh hưởng đối với các nước lớn khác , đặc biệt là lôi kéo, o ép các nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
Trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc có một thực tế không thể phủ nhận được là tiềm lực và tốc độ phát triển của Trung Quốc vượt quá xa Việt Nam. Mặt khác , Việt Nam nằm cận kề với Trung Quốc nên sự ảnh hưởng của Trung Quốc là rất mạnh mẽ , trực tiếp không chỉ hiện tại mà cả tương lai . Cũng vì thế sự phát triển của Việt Nam không thể tách rời , hoặc đi ngược chiều với xu thế phá t triển của Trung Quốc . Việt Nam cần coi sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội phát triển của mình , tức là phải biết tận dụng những lợi thế do sự phát triển của Trung Quốc khách quan tạo ra để đề ra chiến lược phá t triển như thị trường tiêu thụ, phân công lại lao động…Bản thân Trung Quốc cũng đang chủ động tạo những
điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Trung Quốc coi Việt Nam có vai trò quan trọng trong chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương , tranh thủ và lôi kéo Việt Nam để tạo khu vực đệm về an ninh ở phía Nam và qua đó tăng ảnh hưởng ở Đông Dương và ASEAN ; không muốn Việt Nam suy yếu đến mức phải ngả sang hướng khác . Trung Quốc tăng cường quan hệ với Việt Nam nhưng vẫn ép Việt Nam trên các vấn đề biên giới lãnh thổ , chủ quyền ở Biển Đông và Việt Nam không ngả sang với Mỹ. Mặt khác , Trung Quốc cũng có nhu cầu tranh thủ Việt Nam , hạn chế ảnh hưởng của các nước khác , nhất là Mỹ không muốn bất đồng Việt Nam – Trung Quốc bộc lộ để các nước khác có thể khai thác , bất lợi cho Trung Quốc . Trong thời gian tới, Trung Quốc triển khai các biện pháp tăng cường quan hệ chính trị , kinh tế, quân sự, anh ninh với Việt Nam; đồng thời vẫn luôn tìm cách tác động tới nội bộ ta; ít có khả năng Trung Quốc có hành động quân sự trên biên giới và trên biển Đông, nhưng vẫn tiếp tục vi phạm chủ quyền , lãnh thổ , thực hiện sách lược gặm nhấm, triển khai thăm dò , khai thác, lấn biển, ngăn cản ta khai thác ở biển Đông .
Đứng trước những cơ hội cũng như thách thức đang đặt ra , Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc theo hướng triển khai thực hiện khuôn khổ quan hệ hai nước đã được xác lập “láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện , ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” ; Tạo dựng ngày càng tăn g sự tin cậy lẫn nhau thông qua tiếp xúc và đối thoại cấp ca o thường xuyên , tăng cường hợp tác giữa các ngành ngoại giao , an ninh, quốc phòng . Đối với những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước cần xử lý tỉnh táo để vừa đảm bảo đươc lợi ích của ta , vừa không làm tổn hại quan hệ hợp tác.
Mặc dù là một nước trong hệ thống XHCN , nhưng Trung Quốc luôn xử lý mọi vấn đề dựa trên lợi ích dân tộc , nước lớn chứ không phải xuất phát từ nguyên tắc của chủ nghĩa vô sản quốc tế . Như việc Trung Quốc thực hiện chính sách cắt giảm thuế nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu từ phía các nước ASEAN , đưa ra chủ
trương xây dựng những tuyến kinh tế nối liền khu vực kinh tế miền Tây của Trung Quốc với các nước Lào , Việt Nam , Thái Lan . Nếu Việt Nam tận dụng và khôn khéo để có một chiến lược phát triển thì quá trình hình thành hành lang kinh tế Đông – Tây: Côn Minh – Lào Cai – Hải Phòng sẽ tạo điều kiệ n thuận lợi lớn cho Việt Nam trong quá trình phát triển hợp tác kinh tế với thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
Trong khi thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện với Trung Quốc chúng ta cần kiên trì đấu t ranh chống lại mọi sức ép của Trung Quốc , đảm bảo được tính chủ động , tự chủ để khỏi rơi vòa vòng lệ thuộc của Trung Quốc . Quyết tâm giữ vững và bảo vệ an ninh , chủ quyền lãnh thổ của ta . Chúng ta cần đặt quan hệ Việt – Trung trong tổng thể quan hệ quốc tế của ta , không vì quan hệ với Trung Quốc mà làm ảnh hưởng tới quan hệ của chúng ta với quốc gia khác như chúng ta vẫn phải tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với các cường quốc khác như Nhật Bản hay Mỹ để tạo được thế cân bằng về an ninh của chúng ta trong quan hệ với Trung Quốc . Chúng ta cần góp phần tích cực hơn nữa vào việc tăng cường sức mạnh liên kết của khối ASEAN cũng sẽ tạo ra thế và lực m ới cho Việt Nam trong các mối liên hệ quốc tế không chỉ riêng với Trung Quốc . Nhưng ngược lại, cũng không vì quan hệ với các nước khác , nhất là các nước lớn mà ảnh hưởng đến quan hệ của ta với Trung Quốc .
Định hướng chính sách trong hợp tác với Nhật Bản:
Nhật Bản hiện nay là một cường quốc có nền kinh tế lớn mạnh đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ ) cũng như trong khu vực Đông Bắc Á. Do vị thế cạnh tranh trong khu vực mà quan hệ của Nhật B ản và Trung Quốc vừa mang tính hợp tác , vừa mang tí nh cạnh tranh . Chính vì vậy Nhật mong muốn ngoài duy trì là đồng minh trụ cột với Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ vô điều kiện trong các vấn đề quốc tế và khu vực , trở thành quốc gia quân sự và chính trị trong khu vực mà bên cạnh đó Nhật Bản tăng cường hợp tác với các khối trong khu vực trong đó đẩy
mạnh quan hệ với ASEAN , vì với Nhật Bản đây là một khu vực có nhiều tiền năng và được Nhật đầu tư kinh tế đã lâu nên cơ sở cho quan hệ của họ ở khu vưc này là rất vững đó là cơ sở để củng cố và nâng cao vị thế của mình .
Với Việt Nam, Nhật Bản luôn đánh giá cao hợp tác song phương Việt – Nhật bởi có nhiều thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai nước. Việt Nam cần tăng cường quan hệ với Nhật để tận dụng vốn đầu tư , tạo đà thúc đẩy cho kinh tế phát triển . Tiềm năng về đầu tư của Nhật Bản là rất lớn, xong hiện tại đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam là rất k hiêm tốn so với khả năng hợp tác giữa hai nước . Trên cơ sở phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” , ta cần nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển quan hệ với Nhật Bản trên các lĩnh vực chính trị , kinh tế , an ninh quốc phòng… Cần tạo cho Nhật Bản những lợi ích kinh tế to lớn ở Việt Nam thông qua các biện pháp kinh tế như cải thiện môi trường đầu tư , xây dựng các khu công nghiệp của Nhật Bản ở Việt Nam với mức ưu đãi cao để khai thác k hả năng hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ ; có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với Nhật Bản để tranh thủ ODA và FDI ; thành lập khu mậu dịch tự do song phương với Nhật Bản, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và thu hút du lị ch đi đôi với việc giải quyết có hiệu quả các tồn tại trong lĩn h vực này . Ngoài ra , Việt Nam cần phải có những chính sách để đáp ứng một cách tích cực các đề nghị của Nhật Bản về chính trị , an ninh…chủ động ủng hộ Nhật Bản ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế . Hơn nữa, quan hệ hai nước không chỉ dừng lại ở quan hệ kinh tế mà còn mở rộng ở các lĩnh vực khác như chính trị , an ninh, văn hóa xã hội , giáo dục, y tế…để tăng cường cá c cơ hội giao lưu vừa để hiểu biết lẫn nhau vừa học hỏi được những kinh nghiệm của Nhật Bản, đặc biệt là chính sách phát triển giáo dục , chiến lược đào tạo con người trong thời đại mới .
Hiện nay có rất nhiều cơ hội tố t thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới . Chưa bao giờ có sự đồng thuận cao trong nội bộ Nhật Bản như hiện nay về việc phát triển quan hệ đối với Việt Nam. Tương tự như vậy , chưa bao
giờ có sự nhất trí cao trong lãnh đạo Việt Nam như hiện nay về việc phát triển quan hệ đối với Nhật Bản . Trong quan hệ giữa hai nước điều đáng chú ý là Nhật Bản thường không gắn vấn đề hợp tác kinh tế với những vấn đề mà phương Tây gọi là “dân chủ và nhân quyền” ở các nước Châu Á. Thuận lợi lớn nhất trong quan hệ hai nước là không có trở ngại về chính trị , không có bất đồng về lợi ích . Hai nước đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhau tại các di ễn đàn khu vực và quốc tế bởi tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản . Vì vậy , Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã nhận xét rằng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là “ đồng minh tự nhiên” . Gần đây lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận xây dựng khuôn khổ quan hệ mới “đối tác tin cậy , ổn định lâu dài”. Nhưng trong tình hình hiện nay , tôi cho rằng cần nâng cao quan hệ hữu nghị , hợp tác Việt Nam và Nhật Bản lên một tầm cao mới thành “ đối tác toàn diện” .
Tiểu kết chương 3
Quan hệ chính trị Trung – Nhật trong thời gian tới dưới của bối cảnh hội nhập và phát triển của khu vực và thế giới , đồng thời từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực , song cũng chưa thể có sự hội nhập sâu rộng về chính trị giữa hai nước . Hợp tác gia tăng đi liền cạnh tranh quyết liệt trên tất cả phương diện là đặc đ iểm của quan hệ Trung – Nhật. Điều này chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến chúng ta trên cả bình diện thời cơ và khó khăn thách thức .
Trong quan hệ với Nhật Bản tiếp tục mở rộng , phát triển toàn diện , tranh thủ các nguồn lực từ Nhật Bản , đồng thời tạo niềm tin trong hợp tác với Nhật Bản . Với Trung Quốc , điều cốt yếu là phải giữ được môi trường ổn định , tránh để xảy ra chiến tranh, khéo léo và cương quyết bảo vệ chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế và các bằng chứng xác đáng .
Phát huy nội lực , tận dụng ngoại lực thông qua mở rộng đại đoàn kết dân tộc và mở rông quan hệ quốc tế để xây dựng quốc lực lớn mạnh là cơ sở vững chắc cho bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ , đóng góp vào duy trì sự hòa bình và sự ổn định chung của cả khu vực .
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và chính tác động của toàn cầu hóa đã làm cho tình hình kinh tế và chính trị ở các nước trở lên sôi động và có nhiều chuyển biến vừa nhanh chóng , vừa sâu sắc và phức tạp . Dù có nhiều phức tạp nhưng trong quá trình vận động thì vừa hợp tác vừa đấu tranh đan xen lẫn nhau với xu hướng hòa bình, ổn định , hợp tác để tiếp tục phát triển vẫn là xu thế chủ đạo . Việc liên kết kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tháo dỡ dần những rào cản đối với hoạt động hợp tác kinh tế , mở rộng thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài đang là xu thế nổi bật và khô ng có một nền kinh tế nào đ ứng ngoài quá trình đó nếu muốn tranh thủ cơ hội để phát triển .
Trong quá trình toàn cầu hóa thì khu vực hóa là bước đi tất yếu t ới toàn cầu hóa, khu vực hóa càng mạnh thì càng đẩy mạnh toàn cầu hóa . Chính vì vậy mà các quốc gia trong mỗi một khu vực trên thế giới đã chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác về song phương hay đa phương ở khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh…mà muốn hợp tác được với nhau thì phải có một môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển .
Để có được một một trường hòa bình và ổn định thì ngày nay ít khi có sự giải quyết các vấn đề bằng quân sự mà hầu như đều giải quyết bằng đối thoại và dư luận quốc tế . Thậm chí có những nước mặc dù căng thẳng với nhau về nhiều vẫn đề để lại ví dụ như chiến tranh trong quá khứ, hay một số mâu thuẫn dân tộc thì họ cũng sẵn sàng đưa sang một bên để tạo một môi trường hòa bình cùng
nhau hợp tác và phát triển .
Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc đang lên ở Châu Á có sức hút và tiềm lực về kinh tế mạnh mẽ . Cũng nằm trong xu thế chung của thế giới hai nước này cũng không nằm ngoài quá trình toàn cầu hóa . Mối quan hệ chính trị Trung – Nhật đang có điều chỉnh thay đổi và ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình phát triển chung của hai nước nói riêng cũng như của khu vực và trên thế giới nói chung .
Như vậy, từ sau chiến tranh lạnh, do tình hình quốc tế đã có nhiều biến động lớn nên đã tác động đến chính sách đối ngoại của mỗi nước và điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Nhật. Những va chạm trong giai đoạn này đã mang tính chất khác mà trong đó sự va chạm về lợi ích chiến lược là chứa đựng nhiều tiềm ẩn nhất. Sự biểu hiện lúc “nóng” lúc “lạnh” thậm chí có lúc “đóng băng” trong qu an hệ giữa hai nước như trên đã phân tích , nhưng rồi cuối cùng vẫn không thể tránh khỏi xu thế cùng nhau cùng hợp tác bởi cả Trung Quốc và Nhật Bản vẫn cần đến nhau, cho nên hai nước vẫn phải cố gắng dàn xếp những bất đồng để thúc đẩy quan hệ phát triển hơn.
Tuy nhiên, đánh giá thực trạng quan hệ Trung – Nhật ta có thể dễ dàng nhận thấy quan hệ kinh tế đóng vai trò chủ đạo. Tức là, quan hệ kinh tế đóng vai trò chức năng điều chỉnh quan hệ chính trị giữa hai nước. Đây có thể nói rằng chính là nét đặc thù của quan hệ Trung – Nhật khi so sánh với các cặp quan hệ song phương của Nhật Bản và Trung Quốc với các nước khác, cũng như với các nước trên thế giới. Bởi thông thường trong quan hệ giữa các quôc gia thì quan hệ kinh tế phụ thuộc rất lớn vào quan hệ chính trị. Lý do để dẫn đến quan hệ đặc thù này xuất phát