KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm trong việc định hướng giải bài tập vật lý cho học sinh khối lớp 7 trường THCS lê đình chinh (Trang 28)

I. Kết luận

Đề tài nâng cao được vai trò của giáo viên trong các tiết học, là người định hướng, hướng dẫn học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, đặc biệt là các tiết học có bài tập vận dụng. Việc hồn thành tốt các bài tập là một phương tiện để giáo viên giúp học sinh củng cố, đào sâu và mở rộng các kiến thức lý thuyết trừu tượng của mơn học, từ đó hình dung rõ hơn các hiện tượng vật lý được đưa ra trong bài toán cũng như trong thực tế.

Từ việc định hướng cho học sinh phân loại bài tập, trình tự cũng như các bước trình bày một bài tốn học sinh có thể tự học ở nhà, vận dụng các kiến thức chuyên môn cũng như cách giải các dạng bài tập cơ bản trên lớp để làm tốt các bài tập được giao bởi giáo viên, qua đó khơng những giúp cho học sinh rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết mà cịn giúp các em có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu các kiến thức mới.

Việc định hướng giải bài tập cho học sinh cần được thực hiện liên tục, thực hiện đều tay đối với học sinh, thực hiện lần lượt đối với các bài tập từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài tập để khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải. Trên cơ sở đó giúp cho học sinh tránh được những sự lúng túng ban đầu khi tiếp xúc với các dạng bài tập vật lý khác nhau.

Định hướng giải bài tập cho học sinh có thể coi là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Vật lý với đặc trưng là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với các hiện tượng trong đời sống. Làm tốt bài tập, học sinh tự rèn luyện cho mình kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích vấn đề, từ đó hệ thống và vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống được nêu ra trong nội dung bài tập. Qua đó, góp phần hình thành nhân cách con người lao động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển.

II. Kiến nghị

Trong chương trình phổ thơng nói chung, mơn học Vật lý ở trường THCS nói riêng, thời gian dành cho mơn học Vật lý ở lớp rất ít, đặc biệt là thời gian dành cho bài tập, điều đó ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng giáo dục của mơn học. Chính vì vậy việc giảm đi các tiết học lý thuyết với những khái niệm trừu tượng và đồng thời đó dành nhiều thời gian để học sinh tự tìm tịi kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế là cần thiết.

Vì thế, qua bài viết này tơi mạnh dạn đề xuất những ý kiến sau:

- Tạo điều kiện để giáo viên đứng lớp có thể chủ động hơn về chương trình giảng dạy. Nâng cao vai trị của giáo viên, là người định hướng, hướng dẫn

học sinh tự tìm đến kiến thức mới, khuyến khích học sinh vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế.

- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tham gia nhiều hơn các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, được trao đổi và học hỏi thêm những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy mơn học Vật lý nói riêng và chất lượng giáo dục tồn diện nói chung.

Vì điều kiện thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và thực hiện bài viết cịn ít, bên cạnh đó là nhận thức học sinh ở địa phương nơi công tác và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để giúp tơi hồn thiện bài viết hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ./.

Quảng Điền, ngày 02 tháng 05 năm 2019

Người viết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang (2014). SGK Vật lý 7, NXB Giáo dục Việt Nam, Khánh Hòa 2. Vũ Quang. Sách giáo viên Vật lý 7, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Đức Thâm. Sách bài tập Vật lý 7, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. ThS. Nguyễn Phú Đồng (2013). Hướng dẫn học và giải chi tiết bài tập Vật lý 7, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh

5. ThS. Lê Thu Hà. Phương pháp giải các dạng bài tập trọng tâm Vật lý 7, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm trong việc định hướng giải bài tập vật lý cho học sinh khối lớp 7 trường THCS lê đình chinh (Trang 28)