Giao diện trang chủ ebook

Một phần của tài liệu Xây dựng e-book hỗ trợ dạy và học hóa học phi kim lớp 10 chuẩn trường trung học phổ thông. (Trang 45)

3.3.2. Trang “Giới thiệu E-Book

Trang “Giới thiệu E-book” được tạo ra nhằm mục đích giới thiệu tổng quát về E−Book, người biên soạn và một số tài liệu tham khảo dùng để biên soạn e- book.

Hình 3. 7. Giao diện trang “Giới thiệu E-Book” 3.3.3. Trang “Hướng dẫn sử dụng e-book”

Để học sinh có thể sử dụng ebook một cách dễ dàng và hiệu quả, Trang “Hướng dẫn sử dụng E-Book” hướng dẫn cho HS cách sử dụng các chức năng của E-Book. Trang này gồm 2 mục chính:

Mục “Cấu trúc E-Book” cung cấp hình ảnh cấu trúc E-Book được trình bày theo sơ đồ nhằm giúp cho HS định hướng được phương pháp tham khảo nội dung E- Book theo trình tự của các mũi tên để đạt được hiệu quả cao nhất.

Mục “Hướng dẫn sử dụng E-Book”: Cung cấp đầy đủ các thông tin từ cách mở E-Book đến cách sử dụng E-Book, các công cụ E-Book cũng như cách khắc phục những lỗi như không xem được các đoạn video minh hoạ….

Hình 3. 9. Giao diện trang “Hướng dẫn sử dụng ebook” 3.3.4. Trang chương 5: nhóm halogen và chương 6: oxi – lưu huỳnh

Trang “Chương 5: Nhóm halogen” và “Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh” cho biết các mục chính trong chương này, trong mỗi chương sẽ bao gồm 3 phần: Phần bài học, ôn tập chương, và đề kiểm tra. Sau khi học sinh hoàn thành việc tìm hiểu nội dung cái bài học trong chương 5 hoặc 6, các em sẽ đi đến phần ôn tập chương và sau cùng là làm đề kiểm tra mẫu.

Hình 3. 11. Giao diện trang “Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh”

3.3.4.1 Trang “Phần bài học”

Trang này sẽ liệt kê các bài học có trong chương giúp học sinh hình dung được nội dung tổng quát của chương, mỗi đề mục tên bài được link trực tiếp với nội dung từng bài để học sinh có thể dễ dàng di chuyển đến nội dung của từng bài mà không mất thời gian tìm kiếm.

Hình 3. 12. Giao diện trang “Phần bài học”

Khi kích vào mỗi bài học bất kì trong chương 5 hoặc 6 mỗi bài học thông thường sẽ bao gồm 3 phần: Nội dung bài học, bài tập và đọc thêm , phần đọc thêm tùy từng bài có thể có hoặc không. Đối với các bài thực hành sẽ bao gồm hai phần:

nội dung bài học và mẫu tường trình. Các phần này được trình bày rõ ràng, đẹp mắt và link trực tiếp đến các file cần tìm.

Hình 3. 13. Giao diện Trang “Bài 22 clo”

Hình 3. 14. Giao diện trang “Bài 27 bài thực hành số 2”

Ở mỗi bài học cụ thể, HS sẽ vào phần bài học để đọc trước bài nhằm nắm bắt được kiến thức của bài, trong phần này sau khi trình bày đầy đủ kiến thức sách giáo khoa với hình ảnh minh họa và video thí nghiệm sống động làm tăng tính trực quan hứng thú học tập cho HS, cuối mỗi bài sẽ có một sơ đồ tư duy nhằm tóm tắt bài học để tăng khả năng ghi nhớ các kiến thức chính cho các em.

Bài 22 CLO

I - TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc - Nặng gấp 2,5 lần không khí (d = 2,5).

- Tan vừa phải trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhất là hexan và cacbon tetraclorua.

II – TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Clo là phi kim hoạt động rất mạnh, tính chất cơ bản là chất oxi hóa mạnh. Trong một số phản ứng, clo cũng thể hiện tính khử. Nguyên tử clo có độ âm điện lơn chỉ đứng sau F ( 3,98) và nguyên tử oxi ( 3,44). Vì vậy trong các hợp chất với các nguyên tố này, clo có số oxi hóa dương (+1, +3, +5, +7), còn trong các trường hợp khác, clo có số oxi hóa âm (-1).

1. Tác dụng với kim loại

Clo tác dụng được với hầu hết các kim loại. Phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt :

2. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, clo oxi hóa H2 chậm. Khi được chiếu sáng hoặc hơ nóng, p/ứ xảy ra nhanh. Nếu tỉ lệ mol H2 : Cl2 = 1 : 1 hỗn hợp sẽ nổ mạnh.

Xem thí nghiệm

Xem thí nghiệm

 Trong các phản ứng với kim loại và hiđro, clo thể hiện tính oxi hóa mạnh

3. Tác dụng với nước và với dung dịch kiềm

- Khi tan trong nước, một phần Clo tác dụng chậm với nước.

(HClO có tính oxi hóa rất mạnh, nó phá hủy các chất màu, vì thể clo ẩm có tính chất tẩy màu)

- Với dung dich kiềm

=> Khi phản ứng với nước và dd kiềm nguyên tố clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. Đó là những phản ứng tự oxi hóa – khử.

4. Tác dụng với muối của halogen khác

Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2

Clo không oxi hóa được ion F- trong muối florua vì tính oxi hóa của clo yếu hơn flo.

5. Tác dụng với các chất khử khác

Clo oxi hóa được nhiều chất

III - ỨNG DỤNG

Được sử dụng để sát trùng nước trong hệ thống cung cấp nươc sạch, xử lí nước thải.

Tẩy trắng sợi, vải, giấy.

Xinvinit Muối NaCl Muối mỏ

Nguyên liệu sản xuất nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ quan trọng như các dung môi (đicloetan, cacbon tetraclorua), thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.

Các sản phẩm hữu cơ chứa clo được dùng để chế tạo chất dẻo, cao su tổng hợp…

IV – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Trong tự nhiên, nguyên tố clo có 2 đồng vị bền Cl35 (75,77%) và Cl37

(24,23%).

Do hoạt động hóa học mạnh, clo chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối natri clorua có trong nước biển và muối mỏ, ngoài ra còn có trong các khoáng vật cacnalit KCl.MgCl2.6H2O và xinvinit NaCl.KCl.

V – ĐIỀU CHẾ

Sản xuất NaOH, Cl2, H2

trong công nghiệp

Nguyên tắc: Oxi hóa ion Cl- thành Cl2 bằng các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3,..

2. Trong công nghiệp

Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl bão hòa.

Cl2 thoát ra ở cực dương (anot) H2 thoát ra ở cực âm (catot)

2NaCl + 2H2O H2 + Cl2 + 2NaOH

Xem thí nghiệm

điện phân có màng ngăn

Sau khi hoàn thành xong phần bài học nắm được kiến thức của bài các em sẽ có di chuyển qua phần bài tập bằng cách nhấn vào nút trên đầu trang với biểu tượng Tại đây các em sẽ được làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo nhằm củng cố và mở rộng phần kiến thức bài học vừa học.

Hình 3. 15. Giao diện trang “Bài tập bài 22: Clo”

Cuối cùng ở mỗi bài nếu có phần đọc thêm các em sẽ kích vào biểu tượng ở đầu trang bài tập để di chuyển đến phần đọc thêm, ở phần này các kiến thức về bài học gắn liền với cuộc sống được đưa vào nhằm đưa hóa học lại gần với cuộc

sống hơn giúp các em nhận thấy được vai trò của bộ môn hóa học, từ đó hình thành niềm yêu thích môn học này.

3.3.4.2 Trang “Ôn tập chương”

Trong quá trình dạy học, hoạt động ôn tập hệ thống hoá kiến thức và rèn luyện các kỹ năng là hết sức quan trọng. Đây là một trong những hoạt động có tác dụng lớn đến quá trình hình thành các phẩm chất tư duy tốt cho học sinh. Thông qua ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng, học sinh có được một cách nhìn tổng quan về một vấn đề, biết xem xét các mối quan hệ có tính logic, biết suy diễn, lập luận…để tìm cách giải quyết vấn đề.

Giảng dạy ôn tập, luyện tập nói chung và ôn tập luyện tập môn hóa học nói riêng là những hoạt động có vai trò vị trí quan trọng trong chương trình dạy học THPT đã đuợc xác định từ lâu. Bởi vậy sau mỗi phần bài học, HS sẽ được đi vào phần ôn tập chương phần này sẽ gồm 2 phần: Hệ thống bài bài và đáp án.

Hình 3. 17. Giao diện trang “Ôn tập chương 5” Hình 3. 16. Giao diện trang “Đọc thêm bài 23”

Hình 3. 18. Giao diện trang “ Đề kiểm tra

Phần hệ thống bài tập sẽ nhấn mạnh lại các kiến thức quan trọng của cả chương, sau đó là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có cả các câu hỏi trong các đề thi quốc gia liên quan đến chương này, cuối cùng phần tự luận với hệ thống bài tập được phân theo từng dạng rõ ràng đẩy đủ. Phần đáp án sẽ trình bày đáp án của phần câu hỏi trắc nghiệm và cách giải chi tiết của các bài tập phần tự luận.

3.3.4.3 Trang “Đề kiểm tra”

Sau khi học xong các bài học của mỗi chương, để kiểm tra lại kiến thức của mình HS có thể làm các đề kiểm tra trong trang này. Trang “Đề kiểm tra” gồm 2 loại kiểm tra: Đề kiểm tra 15 phút và đề kiểm tra 1 tiết.

Phần kiểm tra 15 phút ở mỗi chương sẽ có 2 đề, mỗi đề bao gồm 10 câu trắc nghiệm và sau mỗi đề là link trực tiếp dẫn đến đáp án.

Hình 3. 19. Giao diện trang “Đề kiểm tra 15 phút” Hình 3. 18. Giao diện phần “đề kiểm tra”

Phần kiểm tra 1 tiết ở mỗi chương sẽ có 3 đề, mỗi đề kiểm tra đều gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận, bài tập được phân dạng và phân bố đều từ hiểu biết, vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao. Dưới mỗi đề kiểm tra đều có link dẫn tới đáp án để học sinh kiểm tra lại bài làm của mình.

3.3.5. Trang “Mở rộng”

Trang mở rộng gồm 3 phần: Phần các thí nghiệm trong chương 5, 6, tài liệu tham khảo và vui học nhằm mở rộng thêm kiến thức cũng như tạo hứng thú học tập cho HS.

3.3.5.1 Trang “Các thí nghiệm chương 5, 6” [1]

Thí nghiệm thực hành là phần rất quan trọng đối việc học môn hóa học. Tuy nhiên trong phần thực hành của các chương chưa cung câp đầy đủ các thí nghiệm trong chương. Do đó, để giúp học sinh có thể hình dung về thí nghiệm thể hiện đầy đủ cách điều chế, tính chất vật lí, tính chất hóa học của các chất trong chương 5, 6 và hình thành cho các em kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát và khai thác thí nghiệm tốt hơn chúng tôi đưa vào E-book mục “các thí nghiệm chương 5, 6”. Ở mỗi chương, mục này thể hiện rất rõ các thí nghiệm tiêu biểu để nghiên cứu các chất trong chương bao gồm:

- Chương 5- Chương halogen + Điều chế khí clo

+ Clo tác dụng với natri + Clo tác dụng với đồng + Clo tác dụng với hiđro

+ Clo tác dụng với nước. Tính tẩy màu của axit hipoclorơ + Điều chế khí hiđroclorua

+ Tính tan của khí hiđroclorua + Nhận biết ion clorua

+ Thử tính tẩy màu của nước gia-ven + HF ăn mòn thủy tinh

+ Sự thăng hoa của iot + Iot tác dụng với nhôm

+ Mức độ hoạt động của các halogen + Nhận biết ion bromua, iotua

- Chương 6 Oxi – Lưu huỳnh

+ Điều chế khí oxi từ kaliclorat và từ kalipemanganat. + Oxi tác dụng với kim loại (Na, Fe)

+ Oxi tác dụng với phi kim (S, C) + Lưu huỳnh tác dụng với natri + Lưu huỳnh tác dụng với bột sắt + Lưu huỳnh tác dụng với khí hiđro + Điều chế và đốt cháy khí hiđrosunfua + Điều chế và tính chất của SO2

+ Tính chất của axit sunfuric + Nhận biết ion sunfat, sunfua.

Trong mỗi thí nghiệm đều được trình bày theo các trình tự sau: + Tên thí nghiệm

+ Mục đích thí nghiệm: Mục đích cần đạt của thí nghiệm.

+ Dụng cụ và Hóa chất: được trình bày dạng bảng giúp HS dễ nhớ danh mục dụng cụ và hoá chất cần thiết cho thí nghiệm.

+Tiến hành thí nghiệm: Nêu cách tiến hành thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm được mô tả bằng sơ đồ và chuỗi hình ảnh cụ thể với nhiều màu sắc khác nhau giúp cho HS dễ hình dung cách tiến hành thí nghiệm và nhớ lâu hơn. Mỗi hình ảnh tương ứng với một thao tác cụ thể, đồng thời cách tiến hành thí nghiệm được minh hoạ bằng một đoạn video quay thực tế trong phòng thí nghiệm. Điều này thể hiện tính ưu việt của E-Book so với sách giáo khoa.

+ Ngoài ra, ở các thí nghiệm còn nêu các điểm cần chú ý để thí nghiệm thành công và an toàn và các câu hỏi bổ sung để giúp HS khai thác tốt các thí nghiệm, làm tăng khả năng tư duy phân tích cho HS.

Ví dụ minh họa:

Thí nghiệm clo tác dụng với natri Mục đích :

- Chứng minh Clo là phi kim điển hình, nó tác dụng mạnh với kim loại tạo thành muối.

-Yêu cầu thí nghiệm phải đảm bảo an toàn vì natri là kim loại hoạt động manh, dễ nổ, dễ cháy trong quá trình phản ứng.

DỤNG CỤ HÓA CHẤT - Bình tam giác - Nút bấc - Đèn cồn - Muôi sắt sạch - Giấy lọc

- Bình tam giác chứa khí clo - Mẫu natri bằng hạt ngô nhỏ

Cách tiến hành:

- Điều chế và thu khí clo vào bình tam giác cỡ 100ml

- Cắt 1-2 mẫu natri to bằng hạt ngô, cắt bỏ hết lớp oxit xung quanh và dung giấy lọc thấm khô dầu.

- Lấy muôi sắt sạch, lau khô cắm xuyên qua nút bấc, không để muôi sắt chạm vào đáy bình.

Sau đó cho mẫu natri vào và đun nóng trên đèn cồn cho đến khi natri nóng chảy hoàn toàn có màu sáng óng ánh rồi đưa vào bình clo.

Chú ý:

- Đưa muôi sắt xuống 2/3 bình, không để muôi sắt chạm vào thành bình.Khi ngừng phản ứng rút muôi sắt ra và đậy miệng bình tam giác lại bằng nút.Đáy bình cho một lớp cát để bảo vệ.

- Nếu đưa natri vào mà chưa cháy ngay thì phải để một lúc natri sẽ cháy. - Dùng muôi sắt có thể lẫn màu của sắt cháy trong khí clo.

Xem video minh họa

Câu hỏi tìm hiểu thêm

Câu 1. Nếu mẫu natri không thấm sạch dầu thì khi để trên muôi sắt đốt trong

bình clo thì ngoài phản ứng natri cháy trong clo còn có các phản ứng phụ nào khác không? Nếu có nêu hiện tượng ,viết PTPU giải thích?

Câu 2. Cần chú ý các kỹ năng thí nghiệm nào để thí nghiệm “Natri cháy

trong clo” được thành công, rõ ràng, bảo đảm an toàn?

3.3.5.2 Trang “Tài liệu tham khảo”

Hình 3. 20. Giao diện trang “Tài liệu tham khảo”

* Ở mục hóa học với môi trường: Các hiện tượng chúng tôi đưa vào đều là

những hiện tượng đang được xã hội quan tâm. Mỗi hiện tượng đều được trình bày đầy đủ theo trình tự sau:

+ Khái niệm hiện tượng + Nguyên nhân

+ Các biện pháp nhằm làm giảm các tác động tiêu cực của nó đến môi trường

Ví dụ minh họa

Khói mù quang hóa

1. Khói mù quang hóa là gì?

Khói mù quang hóa là một thuật ngữ sử dụng để miêu tả một dạng ô nhiễm không khí xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển, sinh ra do ánh sáng mặt trời tác dụng lên khí thải của động cơ, khí thải công nghiệp,.. tạo nên những hợp chất có hại cho sức khỏe con người như ozon, anđehit và PAN.

2. Nguyên nhân

Khác với loại sương mù do hơi ẩm không khí gây nên, loại sương mù này có dạng khói trắng gây cay mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và sức khỏe con người được gọi là “mù quang hóa”.

Sự hình thành “mù quang hóa là do các chất khí NOx, CnHm thải ra tự động cơ xe cơ giới. Dưới tác dụng của tia nắng làm 2 chất này tiếp tục xảy ra phản ứng hóa học với nhau và làm xuất hiện khí ozon (O3), axit nitricperoxyt, các loại andehit (RCHO) rất có hại cho sức khỏe con người. Hiện tượng mù quang hóa chỉ xảy ra

Một phần của tài liệu Xây dựng e-book hỗ trợ dạy và học hóa học phi kim lớp 10 chuẩn trường trung học phổ thông. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)