Công nghiệ p: Do chính sách bóc lột thuộc địa của các thực dân, đế quốc trước đây, đường lối phát triển kinh tế không phù hợp nên đến nay công nghiệp kha

Một phần của tài liệu khai quat chau phi ppsx (Trang 55 - 68)

1. Tổng quan về kinh tế châu Ph

2.1 Công nghiệ p: Do chính sách bóc lột thuộc địa của các thực dân, đế quốc trước đây, đường lối phát triển kinh tế không phù hợp nên đến nay công nghiệp kha

đây, đường lối phát triển kinh tế không phù hợp nên đến nay công nghiệp khai khoáng vẫn giữ vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp của nhiều nước châu Phi. Những ngành này bị tư bản nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, Anh, Pháp kiểm soát và lũng đoạn.

Công nhân châu Phi làm việc trong các nhà máy

Việc khai thác kim cương và vàng, các kim loại quý có vai trò quan trọng. Ước tính các nước châu Phi chiếm tới hơn 90% sản lượng khai thác kim cương của thế giới. Việc khai thác kim cương nhiều nhất là South Africa, Botswana, Namibia. Ngoài ra, kim cương còn được khai thác ở các nước Ghana, Cộng hòa Ghine, Sier Leone, Angola,... Sản lượng vàng hàng năm của châu Phi khai thác rất đáng kể. Cộng hòa Nam Phi là nước có sản lượng khai thác vàng lớn nhất ở châu Phi và so với các nước trên thế giới, khoảng 600 tấn/năm. Gana và Daia cũng là nước khai thác nhiều vàng. Vàng còn được khai thác ở nhiều nước châu Phi khác. Ngoài ra ở đây còn khai thác các kim loại hiếm như uranium, khai thác quặng đen, kim loại màu,các khoáng sản apatit, photphorit, dầu mỏ, khí đốt,...

Công nghiệp luyện kim đen của châu Phi còn kém phát triển, sản lượng thấp. Ngành luyện kim màu có cơ sở nguyên liệu dồi dào, song phần lớn do tư bản nước ngoài kiểm soát và hầu hết sản phẩm của ngành này được xuất khẩu sang các nước

công nghiệp phát triển. Zambia và Daia có ngành luyện đồng khá phát triển. Một số nước Tây Phi (Gana, Cộng hòa Ghine, Bờ biển Ngà,..) có các cơ sở luyện nhôm. Cho đến nay, chỉ một số ít các nước châu Phi có ngành công nghiệp chế biến phát triển. South Africa, Egypt là những nước có ngành chế tạo cơ khí khá phát triển. Các nước này sản xuất các mặt hàng như thiết bị khai mỏ, máy nông nghiệp, toa xe lửa, sản phẩm điện tử,... Tại các nước châu Phi khác, ngành công nghiệp này chỉ có các cơ sở lắp ráp, sửa chữa các máy móc, thiết bị. Các ngành công nghiệp nặng khác của châu Phi còn kém phát triển.

Công nghiệp dệt và công nghiệp chế biến thực phẩm được phát triển ở nhiều nước châu Phi. Nhiều nước có các xí nghiệp vải bông. South Africa và một số nước Bắc Phi có các xí nghiệp len, dạ. Ngành chế biến thực phẩm hoạt động dựa trên cơ sở nguyên liệu trong nước sẵn có và nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm được sản xuất gồm : các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu ooliu , dầu cọ, các sản phẩm thịt. Tuy nhiên do công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn chưa cao nên việc xuất khẩu các sản phẩm này của các nước châu Phi vào các nước phát triển còn gặp nhiều khó khăn.

2.2 Nông nghiệp : là ngành kinh tế chủ chốt của nhiều nước châu Phi, gần 80%

dân số trên lục địa này là nông dân nhưng họ có rất ít ruộng đất và giá trị sản phẩm nông nghiệp trong tỉ trọng GDP của châu Phi không cao (năm 2006 là 13,1%). Điều này chứng tỏ năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp rất thấp. Tư bản nước ngoài và địa chủ nắm trong tay phần lớn ruộng đất ở các nước châu Phi. Phương thức kinh doanh đồn điền ở châu Phi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông sản xuất khẩu. Việc sản xuất của các hộ nông dân có cơ sở vật chất kỹ thuật thô sơ và lạc hậu. Tính chất độc canh còn thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước.

Diện tích đất canh tác ở châu Phi còn chưa lớn, ngày càng bị thu hẹp do hạn hán, hoang mạc hóa, thiếu công trình thủy lợi. Các nước châu Phi trồng nhiều loại cây lương thực như lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, khoai, sắn, kê,...Sản lượng lương thực ở đây không lớn, khoảng 170 – 180 triệu tấn/năm.

Do dân số tăng nhanh nên việc nhập lương thực của các nước châu Phi ngày càng nhiều. Mỗi năm châu lục này có tới 20 – 30 triệu người bị đói ăn cần viện trợ lương thực. Do thiếu vật tư, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, thiếu nước, các giống có năng suất cao, thiên tai hạn hán nên năng suất lương thực ở châu lục này rất thấp và chỉ đạt 9 tạ/hecta.

Các nước châu Phi trồng nhiều loại cây công nghiệp : bờ biển Ngà, Ghana, Nigieria,Cameroon,...sản xuất trên 1 triệu tấn ca cao/năm, chiếm ¾ sản lượng ca cao hằng năm của thế giới.

Mỗi năm các nước châu Phi thu hoạch trên 1 triệu tấn hạt cà phê. Cà phê được trồng nhiều ở Bờ biển Ngà, Uganda, Etiopia, Cameroon, Angola,... Cây chè được trồng nhiều ở các nước Tanzania, Uganda, Kenya,... Châu Phi sản xuất mỗi năm khoảng 5 triệu tấn lạc nhân,ngoài ra còn trồng cọ dầu, ôliu, bông, thuốc lá... Châu Phi còn trồng nhiều loại cây hương liệu như đinh hương, các loại cây ăn quả,...

+ Ngành chăn nuôi : Chăn nuôi là ngành nông nghiệp lâu đời của châu Phi. Nhưng tới nay chăn nuôi chủ yếu theo phương thức du mục, kỹ thuật, kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu thức ăn, nước uống, bị côn trùng ruồi xê xê gây bệnh buồn ngủ tấn công.

Chăn nuôi đóng vai trò là ngành nông nghiệp quan trọng của các nước South Africa, Etiopia, Moritani, Mali, Sudan, Somali,... Các loại gia súc được nuôi phổ biến gồm : trâu, bò, dê, cừu, lợn,... Một vài nước Bắc Phi còn chăn nuôi lạc đà để làm phương tiện giao thông.

South Africa và Etiopia là những nước có đàn dê, cừu tương đối lớn. Việc chăn nuôi trâu, bò ở các nước châu Phi để cung cấp thực phẩm cho nhân dân và sức kéo cho nông nghiệp.

2.3 Dịch vụ

+ Giao thông vận tải và liên lạc : Mạng lưới giao thông vận tải châu Phi nhìn

chung còn kém phát triển và phân bố không đều giữa các miền và các nước khác nhau.

Đường sắt : Trên toàn lục địa có 8 vạn km đường sắt, phần lớn tập trung ở các

nước ven Địa Trung Hải và South Africa. Riêng nước này chiếm trên 1/3 tổng chiều dài đường sắt của châu lục. Hệ thống đường sắt của nước này phần lớn được xây dựng trong thời kỳ còn là thuộc địa của thực dân, phần nhiều là khổ đường nhỏ, chất lượng thấp. Những năm gần đây, một số nước đã xây dựng thêm các tuyến đường sắt phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện giao lưu giữa các nước, nhưng tốc độ xây dựng còn chậm.

Đường ô tô : Vận tải bằng đường ô tô được chú trọng và phát triển tương đối mạnh

trong hơn một thập kỷ gần đây. Ngoài đường ô tô trong nước, các nước châu Phi còn xây dựng các tuyến đường nối các nước với nhau. Một số nước Bắc Phi, Tây Phi và Trung Phi xây dựng tuyến đường xuyên Xahara.

Đường sông : Châu Phi có nhiều sông, hồ nhưng chưa được khai thác nhiều vào

mục đích vận tải. Giao thông vận tải đường sông chỉ được phát triển ở một số nước như : Sudan, Egypt Tazania, Nigieria, Senegan,... Ở Gabong, Ghine xích đạo vận tải đường sông được gọi là loại hình giao thông chủ yếu.

Đường biển : Hầu hết các nước châu Phi chưa có đội tàu biển với trọng tải lớn.

Các hải cảng lớn chủ yếu của các nước Bắc Phi và Cộng hòa Nam phi.

Đường hàng không : Vận tải hàng không ở châu Phi phục vụ vận tải hành khách và

chuyên chở kim loại quý hiếm từ châu Phi sang Tây Âu và Mỹ. Ngành vận tải này chủ yếu được phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và cũng chủ yếu do các công ty hàng không của các nước phát triển đầu tư, quản lí. Chỉ có một số các nước châu Phi thành lập được các công ty hàng không quốc gia.

+ Ngoại thương : Trước chiến tranh thế giới thứ hai các nước châu Âu (Pháp,

Anh, Bỉ,...) có nhiều thuộc địa ở châu Phi, hầu như giữ vai trò độc quyền trong quan hệ buôn bán với các thuộc địa ở đây. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt trong những năm gần đây, các nước Anh, Pháp, Bỉ vẫn giữ thị phần đáng kể trong quan hệ buôn bán với các nước châu Phi, nhưng các nước tư bản phát triển khác (Hoa kỳ, CHLB Đức, Italya,...) cũng tăng cường quan hộ buôn bán với các nước châu Phi. Từ thập kỉ 90 của thế kỷ XX đến nay, nhiều nước châu Phi đã thực hiện cải cách kinh tế, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, phát triển quan hệ buôn bán với nhiều nước.

Tuy nhiên do nền kinh tế còn chậm phát triển và có nhiều hạn chế nên các nước châu Phi chỉ chiếm phần nhỏ bé trong giá trị xuất nhập khẩu của thế giới.

Năm 1948 1953 1963 1973 1983 1993 2002

Giá trị xuất khẩu 7,3 6,5 5,7 4,8 4,4 2,5 2,2

Giá trị nhập khẩu 7,6 7,0 5,5 4,0 4,6 2,6 2,1

So với các khu vực trên thế giới, châu Phi là khu vực có tốc độ tăng trưởng thương mại thấp nhất. Cơ cấu xuất nhập khẩu của các nước châu Phi phản ánh những hạn chế và sự phụ thuộc của nền kinh tế.

3.Mối quan hệ giữa châu Phi và Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010.

Năm 2009 đã được Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ kinh tế với châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Châu Phi giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, ngày 05/03/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại với các nước châu Phi giai đoạn 2008-2010. Theo nhận định của IMF, gần đây, châu Phi đang ở giai đoạn tốt nhất của phát triển kinh tế. Trong khi các nước công nghiệp phát triển đang phải đối mặt với cơn bão suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong 30 năm qua, châu Phi vẫn có thể hy vọng đạt mức tăng trưởng GDP 4,9% trong năm 2009, so với mức tăng bình quân 6% trong những năm vừa qua, đang trở thành một thị trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư.

Một trong những yếu tố quan trọng khiến kinh tế châu Phi tăng trưởng mạnh trong những năm qua là giá dầu và các tài nguyên khác như vàng, bạch kim, quặng sắt... tăng vọt. Trong khi kinh tế châu Á, châu Âu luôn gặp khó khăn vì khan hiếm và giá nguyên, nhiên liệu tăng cao thì châu Phi thu được nhiều lợi nhuận nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô. Do có thu nhập lớn từ xuất khẩu nguyên liệu, các nước châu Phi đã có thêm vốn đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Đánh giá về triển vọng kinh tế châu Phi trong thời gian tới, nhiều nhà phân tích cho rằng kinh tế châu lục này vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh, do nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng nguyên liệu của châu lục này vẫn cao. Các dự án viện trợ, các chương trình cắt giảm nợ cho châu Phi tiếp tục được duy trì và góp phần tạo điều kiện để kinh tế châu Phi phát triển.

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 48/53 nước châu Phi, mở 7 cơ quan đại diện ngoại giao tại Ai Cập, Algeria, Libi, Angola, Nam Phi, Tanzania, Maroco và Nigeria, và 5 thương vụ tại Ai Cập, Algeria, Nam Phi, Maroco và Nigeria.

Những năm gần đây, Việt Nam và các nước châu Phi đã trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao. Các hoạt động xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại với các nước châu Phi diễn ra liên tục. Nhằm thúc đẩy quan hệ với châu Phi, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi (10/2004), Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Châu Phi và Viện Nghiên cứu Châu Phi - Trung Đông (11/2004) đã được thành lập.

Kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi trị giá hơn 1,33 tỷ USD và nhập khẩu 756 triệu USD, tăng 95% so với năm 2007.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi cũng được đa dạng hóa hơn. Nếu như trong thập kỷ 90, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta sang châu Phi là gạo thì những năm gần đây, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả... mặc dù giá trị xuất khẩu chưa cao. Nếu năm 1991, hàng Việt Nam mới chỉ được xuất sang 3 nước châu Phi thì đến nay là 53 nước. Thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu gồm Nam Phi, Ai Cập, Algeria, Angola,...

Về nhập khẩu, các mặt hàng nước ta nhập khẩu ổn định từ châu Phi trong những năm qua với khối lượng đáng kể là sắt thép (chủ yếu từ Nam Phi), hạt điều thô (từ Nigeria, Bờ Biển Ngà), bông (Mali, Tanzania), gỗ nguyên liệu (Nam Phi, Togo),

phân bón (Tuynizi, Swaziland, Nam Phi), nguyên phụ liệu thuốc lá (từ Mozambique, Zimbabue), và một số mặt hàng khác thay đổi từng năm như xăng dầu, hóa chất, nguyên phụ liệu thuốc lá, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc trừ sâu và nguyên liệu,... Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu còn hạn chế cả về số lượng lẫn kim ngạch.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Phi cũng được mở rộng trên cả lĩnh vực hợp tác đầu tư, sản xuất công nghiệp, Việt Nam đang triển khai hợp tác đầu tư khai thác dầu khí ở Algeria, đang xúc tiến các dự án hợp tác thăm dò dầu khí tại Tuynizi, Madagasca, Ai Cập... Một số nước châu Phi đang mở rộng hợp tác với EU, Trung Đông và Mỹ, đẩy mạnh tự do hóa thương mại và tranh thủ ưu đãi về thuế của Mỹ và EU. Do vậy, đối với một số mặt hàng như dệt may, ta có thể xúc tiến hợp tác đầu tư với các nước châu Phi để một mặt tận dụng nguồn nguyên liệu bông tại chỗ cũng như lao động chi phí thấp, mặt khác thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ và EU để được hưởng miễn hạn ngạch và miễn thuế nhập khẩu. Mặc dầu vậy, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với châu Phi hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của hai bên.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động của Bộ Công Thương bao gồm: thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao như hàng nông sản, gạo, thực phẩm, hàng dân dụng... Tăng cường các biện pháp trao đổi thương mại hai chiều để giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa dạnh hóa ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu, chú trọng việc nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi, nhất là dầu khí và gỗ.

Tận dụng những ưu đãi mà nhiều quốc gia ở châu Phi được hưởng từ Mỹ, EU... hoặc các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác. Phấn đấu nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với châu Phi đạt 2,5 USD vào năm 2009, trong đó xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD và đạt 3 tỷ USD vào năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, mức tăng trưởng xuất

khẩu đạt 20% mỗi năm. Thúc đẩy việc triển khai các dự án dầu khí đã ký ở Angeria, Ai Cập, Tuynizi, Cameroon, CH Congo, Madagasca, Nigeria và mở rộng các hoạt động dầu khí tại một số nước châu Phi khác có tiềm năng về dầu khí như Angola, Libi... bằng cách tận dụng các cơ hội thuận lợi để ký kết các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí, đa dạng hóa nguồn nhập khẩu dầu thô, khí LNG nhằm phục vụ chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia hội chợ, triển lãm,

Một phần của tài liệu khai quat chau phi ppsx (Trang 55 - 68)