Thuỷ văn trong làng toàn cầu

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 9 pdf (Trang 26 - 29)

Các ví dụ trong chương này, và bất kỳ đâu trong quyển sách, chứng minh rằng thuỷ văn được nghiên cứu, sự hoạt động của các quá trình thuỷ văn trong “global Village” bốc hơi từ một nước này đóng góp giáng thuỷ vào một nước khác. Ô nhiễm môi trường trong các vùng đầu nươc của một con sông nội địa có thể tác động lên kinh tế của các nước khác ở vùng thấp hơn của lưu vực. Trong lĩnh vực khác, nó luôn trở nên rõ ràng hơn về các quyết định trong quản lý nước (ví dụ, tưới, sự biến đổi lòng dẫn, hoặc sự lệch hướng dòng sông) hoặc quản lý các tài nguyên khác tác động lên các quá trình thuỷ văn (ví dụ phá rừng), trong tương lai phải được thực hiện với sự hiểu biết sâu sắc nhất của tác động toàn cầu tiềm năng của chúng.

Có các đề nghị về sự quản lý nước chính trong vài thập niên trước, nếu được thi hành, nó có thể có ý nghĩa đối lập với các ảnh hưởng trên quy mô quốc gia, Ví dụ các đề nghị của sự kết hợp năng lượng và nước ở Bắc Mỹ. Các diễn tả như là “sự bơm nước trên quy mô lục địa” (Simons, 1969) đương đầu với sự kiểm soát các dòng sông chính phía Tây từ Yuken đến Mexico bằng sử dụng một một đập chính ở rãnh núi Rocky. Kế tiếp, Nga đề nghị làm chệch dòng chảy của một vài con sông chảy về phía bắc như Ob-Irtysh, Yenisey, Pechora và phía Bắc Dvina (Mickling, 1981)Trong trường hợp Ob-Irtysh có thể đạt điều này bằng công trình đập lớn ở bên dưới sự ảnh hưởng của 2 dòng sông và dẫn 2600 km nước về phía Nam tới Amu Dar’ga để sử dụng trong các dự án tưới của vùng trong lưu vực Aral-Caspian. Kết quả, sự thay đổi độ muối ở Bắc Băng Dương hầu như có ý nghĩa lớn đối với sinh thái học và khí tượng học trên quy mô toàn cầu. Nhưng các rào cản kinh tế và chính trị ngăn cản sự phát triển xa hơn nữa các đề nghị đó. Tương tự như vậy, sự liên quan toàn cầu cũng đi kèm với nhiều đề nghị gần đây để xây dựng đập sông Chang (Yangtze) thại Three. Gorges, Sanxia, China. Mặc dù, xuất hiện sự phê bình mở rộng trên một vài vấn đề cơ bảnbao gồm tổn thất của đất nông nghiệp, sự tụt hậu về sinh thái hoc và địa mạo ở cả thượng lưu và hạ lưu đập nhưng công trình đập vẫn tiến hành tốt, thậm chí tạo ra một hồ chứa dài 600 km. Không thể hiểu các liên quan như vậy trong các thay đổi nhỏ về kênh dẫn và địa mạo, các thay đổi theo cấu trúc của đập Aswan Hight trên sông Nilk và của sự mở rộng và ảnh hưởng có hại tới sinh thái, những ảnh hưởng đã có kết quả từ một vài sự chuyển hướng dòng sông của USSA. Ví dụ hầu hết lượng nước từ các sông Amu Dar’ya và Syr Dar’ya, những sông thu nước trước biển Aral, được chuyển hướng để tưới cho vụ bông và các vụ khác. Kết quả là làm khô hạn biển Aral diện tích trên bề mặt trái đất lượng nước bị giảm bớt 40% trong khoảng từ năm 1926 đến năm 1990 và độ muối tăng 30% (Gleick, 1993b) và thiệt hại tiếp theo cho kinh tế của các ngư dân và kinh tế vùng.

Trong trường hợp bất kỳ, các dự án quy mô lớn thuộc loại này có thể trở nên ít quan trọng hơn khi tiềm năng nước thực tế trở nên phong phú hơn. Tiếp cận này xem nước được xem như các hàng hoá được trao đổi và nhận thấy rằng, trong trường hợp nào đó có thể dễ dàng hơn và thân thiện hơn với môi trường hơn khi chuyển đổi thực

nơi này kạn liệt tài nguyên nước. Vào năm 1980, khoảng 20% lượng nước cần thiết của vùng được phân phát như “nước thực tế”, ví dụ nước được gắn vào các yêu cầu nước mở rộng dienẹ tích canh tác lúa mỳ (Allan, 1997).

Chiến lược nghiên cứu của tổ chức thuỷ văn Anh (Bristíh Hydrological Society) (BHS, 1994) đã xác định môi trường toàn cầu như một trong ba vùng chương trình được tiến cử của tổ chức. Trong vùng đó, có bốn phát hành về “chính sách thuỷ văn toàn cầu” có nghĩa là các vấn đề bao gồm mặt hàng mang tính toàn cầu hơn là tính cách quốc gia riêng lẻ được liệt kê như sau:

+ Các vấn đề chuyển dịch lớp biên, bao gồm sự ô nhiễm khí quyển, ô nhiễm nước và sự phân chia tài nguyên nước.

+ Sự cần thiết cho khung công việc của một cơ quan tốt hơn để ủng hộ sự đánh giá và thi hành các chiến lược quản lý nước ban đầu;

+ Khung điều khiển dòng chảy tốt hơn để ủng hộ các hoạt động quốc gia trong “trung tâm phòng chống hạn hán” rừng và

+ Giảm bớt các vùng khô hạn, những vùng vẫn còn các thách thức nghiêm trọng của nhiều quốc gia.

Những ý kiến này đã được thảo luận tại Hội thảo quốc gia BHS về thuỷ văn trong Môi trường đang thay đổi và được hợp tác với “Exeter Statement” (BHS, 1998) để đưa ra tại hội thảo về thuỷ văn ở Geneva.

Sự báo hiệu của một vài phát hành hiện thời về các chính sách thuỷ văn toàn cầu đã được xem xét liên quan tới sự quản lý nước trong những lưu vực sông quốc gia lớn. Những vấn đề xung đột đã nổi lên liên quan đến sự tranh cãi giữa Mỹ và Mêxico, việc khai thác nước trong lưu vực sông Colorado Vidal (1995) liệt kê các xung đột khác mà là nguồn gốc của các xung đột tiềm năng, thậm chí là chiến tranh về nước giữa hai hoặc nhiều quốc gia, bao gồm Brahmaputra, Ganges. Nhiều trường hợp sự căng thẳng tăng lên như kết quả của các tác động và chính sách gây tổn thương, những hoạt động mà chính nó dựa trên sự hiểu biết không hoàn chỉnh về các quá trình thuỷ văn và vai trò tiềm năng của thuỷ văn trong việc giải quyết những vấn đề như vậy cần tiếp tục tập trung vào sự giải quyết các hoạt động quốc gia lớn (ví dụ Van de Ven và nnk, 1991; Biswas; 1996).

Phần kết

Mặc dù thủy văn đã có các phát triên trên quy mô lớn tuy nhiên tương lai của thuỷ văn trội hơn trong những thập niên của hàng nghìn năm tới. Nhưng nhiều vấn đề thuỷ văn vẫn tiếp tục được tiếp cận và giải trên quy mô nhỏ, vừa, lớn. Một vài quá trình thuỷ văn đang thu hút sự tham gia trong giới hạn vùng nhưng tác động của chúng lên toàn cầu; chu kỳ thuỷ văn; đặc biệt là các hoạt động bên trong của tuyết và băng lên các quá trình thuỷ văn lớn; rơi vào phạm trù này (VD Jones nnk,1994; Trnter và nnk 1999). Các phát minh này và nhiều phát minh khác sẽ tiếp tục tập trung vào sự tham gia của các nhà thuỷ văn trong các mối quan hệ quan trọng bên trong giữa các quá trình thực hiện tại quy mô không gian và thời gian nhỏ. Hy vọng rằng sự hoạt động như vậy có thể giải quyết một số vấn đề khó khăn của các quá trình thuỷ văn thượng và hạ lưu các con sông lớn.

Hơn 30 năm kể từ khi xuất bản lần đầu tiên quyển sách này được công bố. Trong suốt thời gian đó phát triển lớn nhất trong thuỷ văn là sự lớn mạnh về quy mô

như một môn khoa học. Đầu những năm 1960 thuỷ văn vẫn thuộc chuyên môn của các kỹ sư cả về dân sinh lẫn nông nghiệp, nó vẫn tiếp tục cung cấp khung quan trọng về lý thuyết và phương pháp cho việc giải những vấn đề tiêu biểu. Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng rằng tương lai thuỷ văn nằm trong vai trò tiềm năng của chúng như một khoa học điều tra cơ bản có sự kết hợp với khoa học khác. Hầu hết sự thúc đẩy cho sự phát triển như vậy được và sẽ tiếp tục được cung cấp bởi sự lưu tâm tới các biến khí hậu và sự thay đổi khí hậu, và bởi sự mở rộng sức mạnh máy tính mà chúng ta không giám nghĩ tới vào 30 năm trước. Điều này đã cho phép phát triển nhanh GCMs. Nhưng nếu thuỷ văn thực hiện trong tiềm năng khoa học của nó, nó sẽ phải phát triển với khoa học ứng dụng và điểm này được thực hiện bởi Chahine (1992).

Trong không gian đo ngắn khoảng 10 năm, chu kỳ thuỷ văn đã hình thành như phần trung tâm của nghiên cứu khí hậu, nhưng các thay đổi cơ bản vẫn được yêu cầu nghiên cứu trong lĩnh vực này. Khoa học thuỷ văn phải điều chỉnh chính nó để tìm ra cácquy luật giống như khoa học khí hậu hoặc hải dương học hơn là nghiên cứu từng mảng trong kỹ thuật, địa chất, khí tượng trong nông nghiệp. Chúng ta cần một chương trình hợp nhất về nghiên cứu cơ bản và sự giáo dục trong khoa học thuỷ văn.

Chúng ta tin tưởng đây là một đánh giá thật sự cho tương lai thuỷ văn và điều đó như là một sự phát triển kéo dài hơn khả năng của nó với các vấn đề quy mô lớn bao gồm sự thay đổi và khả năng thay đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nguyên lý thủy văn ( NXB ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 9 pdf (Trang 26 - 29)