1.2.1 Đặc điểm về số lượng và chất lượng của tầng lớp doanh nhân Việt Nam + Về mặt số lượng:
Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ doanh nhân mới- những chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, công ty cổ phần tư nhân và công ty hợp danh tư nhân (được thành lập theo Luật Doanh nghiệp) đã ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Đại hội X, cùng với quyết định cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, Đảng ta còn tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng và phát huy vai trò tích cực của thành phần kinh tế tư nhân, của tầng lớp doanh nhân. Báo cáo chính trị trong Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “…kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” và “phát triển mạnh các loại hình kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân... xố mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm” [32, 83-87-119].
Khi xem xét tầng lớp DNVN, thời gian qua, nhìn một cách đại thể, các nhà nghiên cứu đã đồng nhất số lượng doanh nghiệp với số lượng doanh nhân. Tuy nhiên, nếu xem xét khái niệm doanh nhân theo nghĩa rộng (đã trình bày ở mục 1.1.1) thì số lượng doanh nhân phải nhiều hơn số lượng doanh
nghiệp. Doanh nhân gồm toàn bộ thành viên trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty (được Luật Doanh nghiệp quy định). Như vậy, doanh nghiệp tư nhân phải có tối thiểu một doanh nhân (giám đốc doanh nghiệp tư nhân); công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân tối thiểu phải có một doanh nhân (chủ sở hữu công ty); công ty cổ phần tư nhân tối thiểu có ba doanh nhân (tồn thể thành viên của hội đồng quản trị); công ty hợp danh tư nhân tối thiểu có hai doanh nhân (tồn bộ thành viên hợp danh)...
Mặc dù vậy, nếu theo nghĩa rộng của khái niệm DNVN, có thể khẳng định rằng, từ trước đến nay, chưa có tổ chức hay cá nhân nào ở nước ta có con số thống kê chính xác về số lượng DNVN trong một thời điểm cụ thể. Đơn cử như ở những công ty hợp danh khác nhau, số lượng thành viên hợp danh có thể khơng bằng nhau; các cơng ty cổ phần khác nhau có số lượng thành viên hội đồng quản trị cũng có thể không bằng nhau... Trên thực tế, khó có thể thống kê từng công ty hợp danh tư nhân (chẳng hạn) để xem số thành viên hợp danh là bao nhiêu, trong khi thành viên hợp danh trong các công ty hợp danh tư nhân cũng như thành viên hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần… có thể được bổ sung hay cắt giảm bất kỳ vì nhiều nguyên nhân.
Thực tế cho thấy, người đứng đầu doanh nghiệp (chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần…) chưa chắc đã phải là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật; mà người đại diện này có thể là do điều lệ doanh nghiệp đó quy định. Nếu điều lệ cơng ty cổ phần quy định tổng giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật, khi ta gọi tổng giám đốc công ty cổ phần đó là doanh nhân thì ta khơng thể không coi chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị hay các thành viên hội đồng quản trị là doanh nhân (vì thường thì chủ tịch hội đồng quản trị cũng như các thành viên khác trong hội đồng quản trị có vị trí và vai trị to lớn hơn tổng
giám đốc- nếu trong trường hợp này, tổng giám đốc là người được hội đồng quản trị thuê về làm). Giả dụ, người đại diện cho công ty trách nhiệm hữu hạn là chủ tịch công ty, ta gọi chủ tịch cơng ty là doanh nhân, thì ta cũng không thể không gọi chủ sở hữu công ty là doanh nhân (trong trường hợp chủ sở hữu công ty và chủ tịch công ty không là một người), vì thực ra, chủ tịch cơng ty chỉ là người do chủ sở hữu công ty lựa chọn (thuê) để thay mặt mình điều hành cơng việc của công ty…
Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới từ năm 2000 đến hết 2008:
Nguồn: Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ- Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 2009
Tính cả khoảng 60.000 doanh nghiệp được thành lập từ 1990- 2000, hiện nay cả nước có trên 350.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, số liệu của Tổng Cục Thống kê cũng như của các cơ quan thuế và ngân hàng cho thấy, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thực tế thấp hơn số liệu doanh nghiệp đăng ký của Trung tâm Thông tin doanh nghiệp khoảng 40%. Như vây, trong số trên 350.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, chỉ có khoảng 220.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên thực tế. Trên 300.000
Năm Tổng số Doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 Thành viên Doanh nghiệp tƣ nhân 2000 14.457 16 0 14.441 2001 19.800 27 0 19.773 2002 21.535 12 59 21.464 2003 27.771 20 98 27.653 2004 37.230 6 125 37.099 2005 39.959 8 292 39.659 2006 46.663 7 902 45.754 2007 58.908 1 8404 50.504 2008 65.318 4 14.299 51.015 Tổng số 331.641 101 24.179 307.362
doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh nhưng chỉ có hơn 200.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên thực tế, trong đó, cơng ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất, chiếm khoảng 70-80% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Như vậy, nếu xác định doanh nhân là toàn bộ thành viên trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp (theo quy định của Luật Doanh nghiệp), thì số lượng doanh nhân trong khu vực kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt Nam ước tính khoảng trên 250.000 người. Trên 200.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành lập và đang hoạt động trong hơn 20 năm qua ở nước ta đã hình thành một tầng lớp xã hội- tầng lớp doanh nhân mới (trung bình trên 300 người dân thì có một doanh nghiệp). So với đa số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển thì với số lượng DNVN hiện nay cịn ít, chưa đủ tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Tại nước Pháp, với khoảng 60 triệu dân đã có 2,5 triệu doanh nhân; Đài Loan có 22 triệu dân thì có tới 1,2 triệu doanh nhân; Singapore cứ 4 người có một doanh nghiệp; Trung Quốc, 200 người có một doanh nghiệp; Australia, 21 người có một doanh nghiệp, Mỹ, 10 người có 1 doanh nghiệp. Các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Xin-ga-po, Hàn Quốc... số lượng doanh nhân chiếm khoảng 10 đến 22% dân số. Thực tế này đã chứng minh tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Nếu nhìn vào mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt 1 doanh nghiệp trên 20 người dân, thì tỷ lệ doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta vẫn còn hạn chế. So sánh với số lượng doanh nhân ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như so với số lượng thành viên của các giai tầng khác trong kết cấu xã hội- giai cấp ở nước ta thì thấy, DNVN là một tầng lớp xã hội nhỏ bé.
Chất lượng của tầng lớp DNVN trước hết thể hiện ở trình độ học vấn của các thành viên trong tầng lớp này.
Tính đến giữa năm 2007, nước ta có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó trí thức làm việc trong khu vực sự nghiệp chiếm 71%, khu vực hành chính chiếm gần 22%. Riêng khu vực kinh doanh, trí thức chỉ chiếm khoảng 7% (tức là khoảng 200.000 người). Trong số 7% trí thức hoạt động trong khu vực kinh doanh, nhìn chung khơng phải là những trí thức hàng đầu. Có thể khẳng định rằng, khối lượng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm kinh doanh của tầng lớp DNVN nhìn chung đang cịn thiếu và yếu...
Cuộc điều tra về tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với tổ chức JICA của Nhật Bản tiến hành trong khuôn khổ Dự án Ishikawa năm 2000, đối với 481 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã cho thấy, tỷ lệ doanh nhân đã trải qua đào tạo đại học và chuyên môn đạt 80,5%, một tỷ lệ cao so với các nước Đơng Nam á. Tuy nhiên, chỉ có 0,6% có bằng Thạc sĩ và 0,8% có bằng Tiến sĩ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa công bố báo cáo về cuộc điều tra đối với 63.000 doanh nghiệp tư nhân trên cả nước đã đưa ra số liệu: 43% chủ doanh nghiệp có trình độ từ cấp 3 trở xuống (nghĩa là chỉ trên 50% chủ doanh nghiệp có trình độ cấp 3 trở lên). Báo cáo này cho rằng, ở trình độ này, các chủ doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và cần nhiều thời gian để tiếp cận và hiểu được các công cụ quản lý hiện đại mới được du nhập từ nước ngồi. Trong khi đó, theo Chương trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân tiểu vùng sông Mê Kơng (MPDF) thuộc Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC), các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân lại đang đối mặt với thực tế: thị trường nguồn nhân lực quản lý và tư vấn quản lý ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Hơn thế, không nhiều doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực tài chính để sử dụng các dịch
vụ tư vấn chun nghiệp và cịn vướng phải những khó khăn trong việc tuyển dụng, sử dụng và giữ chân nhân tài.
Những hạn chế trên của tầng lớp DNVN bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là hệ thống giáo dục- đào tạo ở nước ta chưa phát triển ngang tầm để tạo ra những doanh nhân lớn, có trình độ chuyên ngành sâu, rộng, có khả năng cạnh tranh và giành chiến thắng trước doanh nhân ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống pháp luật kinh doanh ở nước ta đã được thiết lập nhưng chưa hồn thiện để có thể điều chỉnh và hỗ trợ một cách tích cực việc hình thành thói quen kinh doanh hiện đại. Bên cạnh đó, nguyên nhân nội tại xuất phát từ tính tự giác, sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện, giao lưu học hỏi của DNVN chưa cao…
Chất lượng của tầng lớp DNVN thể hiện ở sự liên kết trong nội bộ tầng lớp xã hội này.
Bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, DNVN đã và đang bộc lộ nhược điểm cơ bản: tính cộng đồng chưa cao. Do ít có sự phối hợp, liên kết để tạo thành những mơ hình kinh tế có quy mơ lớn, nên nhiều đối tác trên thế giới đã khơng ký hợp đồng đặt hàng vì khối lượng hàng mà họ cần vượt quá khả năng cung ứng của khơng ít doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc để cho các doanh nghiệp, DNVN tự liên kết với nhau thì khó có thể hình thành những tập đồn kinh tế lớn mạnh, bởi tập đoàn kinh tế là mơ hình kinh tế mới mẻ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tư tưởng cục bộ vẫn cịn in đậm trong cách thức kinh doanh của người Việt, nên việc tự giác liên kết với nhau của các doanh nghiệp, doanh nhân là điều không dễ thực hiện.
Thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc liên kết, sát nhập trong nội bộ tầng lớp doanh nhân đã ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và chính trị của họ theo hai xu hướng chính: ảnh hưởng tích cực (lợi ích kinh tế và chính trị của doanh nhân được củng cố và tăng cường) và ảnh hưởng tiêu
cực (lợi ích kinh tế và chính trị của doanh nhân bị giảm sút, thậm chí bị triệt tiêu). Nhiều doanh nghiệp nhỏ sau khi sáp nhập vào doanh nghiệp lớn, chủ doanh nghiệp nhỏ cũng đồng thời trở thành đối tượng chịu sự điều hành, bị chi phối bởi chủ thể kinh tế khác. Nhìn chung, tính cộng đồng của DNVN cịn mang đậm phong cách tiểu nơng.
Khơng ít DNVN từng có nhu cầu thành lập những tập đoàn kinh tế, nhưng đa số họ vẫn chưa thành cơng. Sự thất bại này, ngồi ngun nhân nội tại của doanh nghiệp cũng như năng lực của bản thân doanh nhân thì cịn có bất cập khác là, thể chế, luật pháp chưa hồn thiện. Bộ máy hành chính chưa được bố trí, sắp xếp một cách khoa học cũng là một trong nhiều yếu tố kìm hãm sự vận động phát triển của tầng lớp DNVN.
Chất lượng của DNVN được thể hiện ở sự đóng góp của lực lượng xã hội này vào nền kinh tế quốc dân.
Thực tiễn cho thấy tính tích cực của thành phần kinh tế tư nhân cũng như của tầng lớp DNVN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, khi nó tham gia tích cực vào việc giải quyết việc làm và thu nhập cho phần lớn người lao động, góp phần làm tăng đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh ngày càng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hạn chế sự độc quyền của khu vực kinh tế nhà nước, tạo thêm động lực nội sinh cho sự phát triển kinh tế- xã hội... “Kinh tế tư nhân từ xuất phát điểm khơng có gì đến nay đã chiếm 40% GDP (tổng sản phẩm quốc nội, cao hơn cả doanh nghiệp nhà nước- chỉ chiếm 38% GDP)” [86, 13-11- 2003]. Tuy vậy, trong khi đội ngũ doanh nhân trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ giải quyết được 5% số việc làm của lao động cả nước, thì doanh nhân trong khu vực tư nhân đã tạo được khoảng 90% số việc làm.
Ở Việt Nam, mặc dù số lượng doanh nhân cịn ít, nhưng có đóng góp khơng nhỏ vào tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình hội
nhập, đặc biệt, từ khi nước ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), tầm quan trọng của doanh nhân lại càng được thể hiện. Từ năm 2000 đến cuối năm 2007, mỗi năm khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 6.000 tỉ đồng tiền thuế, chiếm 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong 6 năm thực hiện Luật Đầu tư mới, các doanh nghiệp đã đăng ký số vốn khoảng 321.200 tỉ đồng (khoảng 21 tỉ USD) và số vốn đăng ký bổ sung trên 103.000 tỉ đồng (khoảng 6,3 tỉ USD). Như vậy, tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 22,6% (năm 2000) lên 32% (năm 2005), đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước là 50%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp tư nhân đạt 18 - 24%, khu vực nhà nước đạt dưới 10%; song tỷ trọng trong GDP của cả hai khu vực này là tương đương nhau (doanh nghiệp tư nhân 40,1% và khu vực Nhà nước 40,6% trong năm 2005 [87, 5].
Thời gian gần đây, để góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhiều doanh nhân đã và đang nỗ lực góp cơng sức, trí tuệ để giải quyết những vấn đề bức thiết của quốc gia: tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, xóa bỏ các hủ tục cũng như tệ nạn xã hội, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra cộng đồng quốc tế; một bộ phận không nhỏ doanh nhân đã chủ động đứng ra đảm nhiệm một số cơng việc đáng khích lệ trong xã hội- những cơng việc mà trước đó chưa có ai làm hoặc có thể do những tổ chức xã hội khác (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ…) thực hiện: phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, nuôi dạy những trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, phát triển những biện pháp nhằm cải thiện mơi trường, ủng hộ, góp phần xây dựng các Hội người cao tuổi, tu bổ các trường học, xây nhà tình nghĩa, lập các quỹ khuyến học, quỹ