.14 Giá trị hệ số Cs theo loại đất

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và lựa chọn khả năng chịu tải của cọc hợp lý theo các phương pháp thí nghiệm trong phòng, hiện trường và kết quả thí nghiệm kiểm tra (Trang 43 - 45)

Bảng 1.14 Giá trị hệ số Cs theo loại đất

Loại đất Cs

Các loại đất mềm có độ nhạy cao 0,08

Đất sét 0,05

Sét cứng, sét lẫn bụi 0,025

Cát lẫn bột 0,015

Cát mịn 0,01

Thực tế giá trị Cs theo đề nghị chính là giá trị FR trung bình của các loại đất theo các bảng tra phân loại hay theo tiêu chuẩn. Để tính toán thuận lợi thường giá trị Cs này được chọn trung bình theo từng loại đất. Khả năng chịu tải của cọc được tính với sức kháng ma sát bên theo các giá trị fT ghi nhận được từ kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả thử tải cọc thực tế và có sự khác biệt không đáng kể so với kết quả tính toán sử dụng giá trị Cs theo bảng tra. Khi đó, sức kháng bên đơn vị fT xác định theo hệ số FR được đề nghị:

T E

f = FR.q (1.29)

1.3.3.Sức chịu tải cọc theo kết quả thí nghiệm thử động PDA

Sức chịu tải Rc,u của cọc, tính bằng kN, theo các số liệu thử động cọc bằng búa đóng với độ chối dư thực tế (đo được) Sa ≥ 0,002 m, được xác định theo công thức:

2 d 1 2 3 c,u a 1 2 3 4E m +ε (m +m ) ηAM R = 1+ × -1 2 ηAS m +m +m         (1.30) trong đó:

 - Hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cọc lấy theo Bảng 1.15; A - Diện tích tiết diện ngang thân cọc (không tính tại mũi cọc);

M - Hệ số lấy bằng 1 khi dùng búa đóng. Khi dùng búa rung M được lấy theo Bảng 1.18, phụ thuộc vào loại đất dưới mũi cọc;

Ed - Năng lượng xung kích tính toán, kJ của búa đóng lấy theo Bảng 1.18, hoặc năng lượng búa rung theo Bảng 1.17;

Sa - Độ chối dư thực tế, lấy bằng chuyển vị của cọc do một nhát búa đập hoặc sau một phút rung;

Sel - Độ chối đàn hồi của cọc (chuyển vị đàn hồi của đất và của cọc) xác định bằng máy đo chuyển vị;

m1 - Khối lượng của búa máy hay búa rung; m2 - Khối lượng cọc và đệm đầu cọc;

m3 - Trọng lượng cọc dẫn (khi dùng búa rung m3 = 0); m4 - Khối lượng quả búa;

 - Hệ số phục hồi xung kích, khi đóng cọc bê tông cốt thép có dùng đệm đầu cọc bằng gỗ e2 = 0,2, còn khi dùng búa rung e2 = 0;

 - Hệ số phục hồi xung kích, 1/kN, xác định theo công thức:

  P f 4 f 4 2 n n m 1 θ = + 2g H-h 4 A A m +m       (1.31) trong đó:

A, m4, m2 lấy như trong công thức (1.29);

np, nf - Các hệ số chuyển đổi từ sức kháng động của đất sang sức kháng tĩnh của đất và được lấy: đối với đất dưới mũi cọc np = 0,00025 s.m/kN; đối với đất trên thân cọc nf = 0,025 s.m/kN;

Af - Diện tích tiếp xúc giữa thân cọc với đất; g - Gia tốc trọng trường lấy bằng 9,81 m/s2; H - Chiều cao rơi thực tế của quả búa;

h - Chiều cao bật lần thứ nhất của quả búa điêzen được lấy theo Điểm 2, chú thích Bảng 1.17, đối với các loại búa khác lấy h = 0.

Ngoài công thức (1.29) cho phép dùng các công thức đóng cọc khác đã được kiểm chứng để xác định sức chịu tải của cọc.

Đối với cọc bê tông cốt thép có chiều dài lớn hơn 20 m, cũng như cọc thép có chiều dài bất kỳ theo độ chối đàn hồi và độ chối dư khi thử cọc bằng búa cần được xác định với sự trợ giúp của chương trình máy tính, theo phương pháp tính toán dựa vào lý thuyết sóng va đập (phương pháp PDA). Các chương trình máy tính này cho phép sử dụng thử tải cọc khoan nhồi bằng những loại búa có khối lượng lớn.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và lựa chọn khả năng chịu tải của cọc hợp lý theo các phương pháp thí nghiệm trong phòng, hiện trường và kết quả thí nghiệm kiểm tra (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)