Mô hình Design Pattern MVC (Model – View – Controller) đƣợc sử dụng trong NodeJS với mục đích là rút gọn sự mắc nối giữa các phần trình bày ứng dụng và phần “lõi” của chƣơng trình. Tóm lại là phân bố dữ liệu và phần trình bày đã đƣợc chia làm 3 phần chính
Model: Dùng để quản lý sự tƣơng tác cơ sở dữ liệu View: Phần giao diện tƣơng tác với ngƣời sử dụng
Controller: Dùng để cập nhật thông tin cho Model hay View. Controller không thay nhiệm vụ của Model. Control không can thiệp vào xử lý cơ sở dữ liệu. Nó chỉ có tác dụng xử lý yêu cầu của ngƣời dùng và gửi thông điệp đến Model để truy vấn cơ sở dữ liệu, từ đó hiển thị kết quả cho ngƣời sử dụng thông qua View.
SVTH: Mai Thị Hồng My – Lớp 09CNTT1 30
Trong kiến trúc MVC, một đối tƣợng đồ họa ngƣời dùng (GUI Component) bao gồm 3 thành phần cơ bản: Model, View, và Controller. Model có trách nhiệm đối với toàn bộ dữ liệu cũng nhƣ trạng thái của đối tƣợng đồ họa. View chính là thể hiện trực quan của Model, hay nói cách khác chính là giao diện của đối tƣợng đồ họa. Và Controller điều khiển việc tƣơng tác giữa đối tƣợng đồ họa với ngƣời sử dụng cũng nhƣ những đối tƣợng khác.
Hình 8. Mô hình MVC
Khi ngƣời sử dụng hoặc những đối tƣợng khác cần thay đổi trạng thái của đối tƣợng đồ họa, nó sẽ tƣơng tác thông qua Controller của đối tƣợng đồ họa. Controller sẽ thực hiện việc thay đổi trên Model. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào ở xảy ra ở Model, nó sẽ phát thông điệp (broadcast message) thông báo cho View và Controller biết. Nhận đƣợc thông điệp từ Model, View sẽ cập nhật lại thể hiện của mình, đảm bảo rằng nó luôn là thể hiện trực quan chính xác của Model. Còn Controller, khi nhận đƣợc thông điệp từ Model, sẽ có những tƣơng tác cần thiết phản hồi lại ngƣời sử dụng hoặc các đối tƣợng khác.
SVTH: Mai Thị Hồng My – Lớp 09CNTT1 31
Hình 9. Mô hình tuần tự của MVC