Chƣơng II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM
3.3. Đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình
3.3.5. Đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình:
Đài Truyền hình TP.HCM là một nhà máy sản xuất sản phẩm truyền hình hoạt động liên tục 24/24 giờ dựa trên các dây chuyền công nghệ sản xuất truyền hình hoàn chỉnh. Nét đặc thù của sản phẩm truyền hình là các sản phẩm chỉ giống nhau ở định dạng nhƣng chúng không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung, hình thức lẫn chất lƣợng dù đƣợc hình thành trong cùng một dây chuyền sản xuất.
Sự khác nhau của từng sản phẩm đƣợc thể hiện ở hàm lƣợng sáng tạo mà trong đó yếu tố con ngƣời đóng vai trò quyết định mức độ thành công khác nhau cho từng sản phẩm.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, mặt bằng trình độ phát triển công nghệ tại Việt Nam đang ở mức thấp, việc dấn sâu vào công tác nghiên cứu cơ bản sẽ mang đến độ rủi ro cao, đặc biệt là một cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Đài Truyền hình TP.HCM. Hiện nay, để sản xuất một chƣơng trình truyền hình có định dạng mới
Đài sẽ phải nâng cấp hoặc đầu tƣ một dây chuyền công nghệ mới hoàn chỉnh phù hợp. Xét các yếu tố năng lực công nghệ hiện tại, trình độ nhân lực KH&CN, khả năng hoạt động nghiên cứu, cơ sở hạ tầng của tổ chức R&D… thì chính sách tập trung nâng cấp, cải tiến công nghệ hoặc đầu tƣ mới là một hƣớng đi phù hợp với xu thế. Để tập trung cho chiến lƣợc phát triển này cần phải có các giải pháp sau:
- Lựa chọn công nghệ phù hợp, một trong những yếu tố giúp nâng cao năng
lực sản xuất chƣơng trình truyền hình. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật đã góp phần làm cho thị trƣờng công nghệ trên thế giới trở nên sôi nổi và đa dạng. Chính sự đa dạng này đòi hỏi Đài phải xây dựng các tiêu chí cụ thể rõ ràng để thúc đẩy việc lựa chọn công nghệ diễn ra chính xác, đạt hiệu quả cao. Các tiêu chí đƣợc xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản sau:
+ Thông tin chi tiết của hệ thống máy móc, dây chuyền thiết bị chuẩn bị đầu tƣ, một yếu tố quan trọng trong công tác lựa chọn công nghệ.
+ Đánh giá phân tích chiến lƣợc phát triển công nghệ với nhu cầu phát triển sản xuất chƣơng trình truyền hình thực tế.
+ Trình độ năng lực công nghệ hiện có so với trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.
+ Dự báo lộ trình phát triển công nghệ. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của KH&CN đã làm rút ngắn đáng kể vòng đời công nghệ, việc đầu tƣ hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất mà không đánh giá đƣợc tiến trình phát triển công nghệ trong thời gian tới (tƣơng đối) sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho Đài trong quá trình đầu tƣ đổi mới công nghệ.
+ Khả năng nâng cấp, cải tạo và tƣơng thích giữa công nghệ hiện hữu và công nghệ chuẩn bị đầu tƣ. Ví dụ: để chuyển đổi từ công nghệ analogue sang digital bằng hình thức số hóa hoàn toàn thiết bị sản xuất chƣơng trình truyền hình thì Đài sẽ phải xây dựng lộ trình chuyển đổi và kinh phí đầu tƣ lên đến hàng chục triệu USD. Trong quá trình thay đổi công nghệ thì Đài vẫn phải duy trì kế hoạch
phát song song tín hiệu tƣơng tự và tín hiệu số vì thế đòi hỏi phải có sự tƣơng thích giữa công nghệ cũ và công nghệ mới, khả năng nâng cấp của công nghệ mới và công nghệ mới hơn.
+ Ngoài ra, cần phải đánh giá thêm các yếu tố sau: xuất xứ công nghệ, kinh phí đầu tƣ đổi mới công nghệ, hiệu suất, độ bền và độ tin cậy, tính an toàn và tiết kiệm…
- Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính cho phù hợp hoạt động chuyển giao công
nghệ. Vì hiện nay, cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý KH&CN vẫn chƣa
thật sự có sự phối hợp đồng bộ tạo môi trƣờng thuận lợi nhằm làm cho mối liên kết giữa KH&CN với sản xuất trở thành mối quan hệ hữu cơ. Từ năm 2005 Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ban hành qui định 252/QĐUB về việc cho phép Đài thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, đây là một bƣớc tiến quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Đài, nó đã tạo ra cơ chế mở thoáng hơn, chủ động hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hoạt động KH&CN của Đài trong đó bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, để tạo bƣớc đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong hoạt động chuyển giao công nghệ thì cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính:
+ Tiếp tục giản lƣợc và rút ngắn thời gian thẩm định, kiểm tra thủ tục, giải trình, cấp phép đầu tƣ dự án. Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của KH&CN đã làm giảm vòng đời công nghệ, trung bình vòng đời công nghệ có thời gian khoảng năm năm, vì thế yếu tố thời gian là chìa khóa quan trọng trong kỷ nguyên số ngày nay. Đối với một cơ quan Nhà nƣớc nhƣ Đài Truyền hình TP.HCM thì thời gian để hoàn thành một dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ mất khoảng hai năm (chƣa bao gồm các yếu tố: thời gian nghiên cứu, thời gian thi công cơ sở hạ tầng, thời gian để có thể vận hành thuần thục dây chuyền sản xuất tạo hiệu quả nhƣ thiết kế…), cá biệt có những dự án khi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ để đƣa vào sản xuất cũng là lúc thị trƣờng công nghệ cho ra sản phẩm công
nghệ cao hơn. Tóm lại, để tăng hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong đầu tƣ công nghệ, để có thể theo kịp xu hƣớng phát triển của thị trƣờng công nghệ, cần phải hiệu chỉnh và hợp lý hóa qui trình đầu tƣ để dự án triển khai đạt đƣợc độ chính xác cao trong thời gian sớm nhất.
+ Đổi mới phƣơng thức tính thời gian khấu hao thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm truyền hình. Nhƣ đã đề cập ở phần trên, hiện nay vòng đời công nghệ ngày càng ngắn nhƣng việc tính thời gian khấu hao máy móc, thiết bị đầu tƣ lại không đƣợc điều chỉnh lại cho phù hợp, có những thiết bị, dây chuyền sản xuất có thời gian khấu hao từ 10 đến 15 năm hoặc hơn nữa. Vì thế, đối với những trƣờng hợp này để đƣợc duyệt đầu tƣ đổi mới công nghệ thì trên thị trƣờng công nghệ đã cho ra đời dòng sản phẩm thứ hai hoặc thứ ba so với hệ thống hiện hữu.
* Kết luận Chƣơng 3
Trong chƣơng 3 Luận văn đã đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy hoạt động R&D của Đài Truyền hình TP.HCM trong đó bao gồm:
- Giải pháp để nâng cao năng lực nhân lực KH&CN của Đài Truyền hình TP.HCM gồm: năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực của nhân lực KH&CN.
- Đổi mới cách thức hoạt động của tổ chức R&D của Đài, trong đó phát triển nhân lực R&D, đổi mới cách thức hoạt động R&D, đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp, hoạt định chiến lƣợc phát triển công nghệ.
- Đầu tƣ công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình, nhấn mạnh đến: đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình;chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ phát sóng chƣơng trình truyền hình; đổi mới công nghệ biên soạn nội dung chƣơng trình truyền hình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, Luận văn đã:
1. Đƣa ra các khái niệm công cụ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Phần này đã đƣợc Luận văn chứng minh tại Chƣơng 1.
2. Phân tích đƣợc sự tác động của hoạt động R&D đến quá trình sản xuất chƣơng trình truyền hình, vai trò của hoạt động này trong sự nghiệp phát triển của Đài truyền hình TpHCM. Phần này đã đƣợc Luận văn khảo sát và chứng minh trong Chƣơng 2.
3. Trong chƣơng 3, Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đó là tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động R&D nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, các giải pháp đó là:
- Đổi mới cách thức hoạt động của tổ chức R&D, đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp.
- Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực của đội ngũ hoạt động trong bộ máy quản lý của Đài để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình;
- Đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình; đổi mới công nghệ phát sóng chƣơng trình truyền hình; đổi mới công nghệ biên soạn nội dung chƣơng trình truyền hình, chuyển giao công nghệ.
KHUYẾN NGHỊ
Trong phạm vi của một nghiên cứu của Luận văn cao học, tác giả xin đề xuất một số khuyến nghị nhƣ sau:
Nhà nƣớc cần nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động R&D nói riêng.
- Tạo ra môi trƣờng làm việc thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ khoa học, xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu khoa học. - Huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia để tăng nguồn đầu tƣ cho phát triển khoa học công nghệ; ƣu đãi đối với các chủ thể của nguồn vốn đóng góp tự nguyện cho công việc nghiên cứu.
Đối với Đài Truyền hình TP.HCM: nghiên cứu và đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động R&D trong đơn vị nhƣ sau:
- Đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ tuổi, có năng lực, có nhiệt huyết, tiến tới thành lập lực lƣợng nòng cốt, chủ lực trong triển khai các hoạt động KH&CN của Đài.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, thay đổi chính sách đánh giá và bổ nhiệm, mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, chuyển đổi công tác các vị trí quản lý không còn phù hợp cho mục tiêu phát triển.
- Tổ chức lại cách thức hoạt động của tổ chức R&D theo hƣớng chuyên môn hóa, tập trung theo từng dự án, chính sách đầu tƣ, đổi mới công nghệ.
- Đầu tƣ có trọng điểm, đổi mới công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình; đổi mới công nghệ phát sóng chƣơng trình truyền hình; đổi mới công nghệ biên soạn nội dung chƣơng trình truyền hình phù hợp với năng lực công nghệ để tạo ra sản phẩm truyền hình chất lƣợng cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Phạm Thị Sao Băng (2005), Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình
truyền hình, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Trần Ngọc Ca (2010), Bài giảng Quản lý công nghệ, dùng cho đào tạo cao
học Quản lý KH&CN tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Vũ Cao Đàm – Trịnh Ngọc Thạch (2002), Bài giảng Lý luận đại cương về
Khoa học và công nghệ, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. UNESCO (1984), Manual for Statistics on Scientific and Technological
Activities.
6. Trần Thanh Lâm (2006), Quản trị công nghệ, Nhà xuất bản Văn hóa.
7. Nguyễn Thi ̣ Anh Thu (2007), Bài giảng Chính sách phát triển các nguồn lực
Khoa học và Công nghệ, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. OECD (2002), Tài liệu hướng dẫn FRASCATI.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ban
hành ngày 28/05/2009, Quy định về viê ̣c liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
10. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo tổng kết và đánh giá tình
hình thực hiện cơ chế tự chủ , tự chi ̣u trách nhiê ̣m về tài chính trong 3 năm (2009 – 2011).
11. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2010), Quy hoạch ph át triển các kênh của Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2010 đến 2020.
12. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2010), Chiến lược phát triển của Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2010 đến 2015.
13. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2008), Các bảng số liệu kế hoạch năm
2008.
14. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2009), Các bảng số liệu kế hoạch năm
2009.
15. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2010), Các bảng số liệu kế hoạch năm
2010.
16. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2011), Các bảng số liệu kế hoạch năm
2011.
17. Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh (2012), Các bảng số liệu kế hoạch năm
2012.
18. Đài Truyền hình Viê ̣t Nam (2011), Tạp chí Khoa học và kỹ thuật truyền
hình số 3 năm 2012.
19. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (1999), Luật báo chí sửa đổi, bổ sung.
20. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2000), Luật khoa học và công nghệ.
21. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Luật viễn thông.
22. Quyết đi ̣nh số 22/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 16/02/2009 của Thủ tƣớng chính phủ, Phê duyê ̣t Quy hoạch truyền dẫn , phát sóng phát thanh , truyền hình đến năm 2020.
23. Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành ngày 05/09/2005 của Thủ tƣớng
chính phủ, Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa
học và công nghệ công lập.
24. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2006, Quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.