Để nâng cao chất lượng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong tình hình hiện nay, khi nước ta đang trong xu thế hội nhập, thuận lợi rất nhiều nhưng không ít khó khăn, thách thức, các loại tội phạm ngày càng ra tăng, với nhiều hành vi xảo quyệt…Chính vì thế, đòi hỏi các báo ngành CAND phải có chiến lược tuyên truyền đồng bộ, có hệ thống và lâu dài để báo chí nói chung và báo ngành CAND nói riêng phát huy vai trò là vũ khí đấu tranh tư tưởng sắc bén, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tác giả xin đề nghị một số kiến nghị, đề xuất sau:
Đối với Đảng, Nhà nước
Báo chí xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Trong thời gian qua, báo chí nói chung và báo ngành Công an nói riêng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Ngày 17/10/1997, Ban chấp hành Trung ương đã ra Chỉ thị số 22-CT/TW tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản, trong đó có một nội dung làm nền tảng, cơ sở pháp lý cho hoạt động báo chí ở Việt Nam: Báo chí – xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Ngày 25/12/2001, Ban Chấp hành Trung ương lại ban hành Thông tư 01 TT/TW về việc tiếp tục triển khai
thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị về công tác báo chí xuất bản…Điều đó cho thấy, Đảng thực sự coi báo chí là vũ khí sắc bén, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Năm 2015, nhân dân cả nước đã nức lòng vì chiến công của lực lượng CAND đã tìm ra kẻ chủ mưu trong vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Dương, tiếp đó là vụ tranh chấp nương rẫy, sát hại 4 người ở Yên Bái, hay vụ thảm án mẹ sát hại 2 con rồi tự sát ở Long An. Đây là những chuyên án điển hình trong năm 2015, nếu không có sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm và định hướng sát sao của Đảng và Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an thì các đối tượng sẽ không được triệt phá, bóc gỡ tận gốc, là hiểm họa lớn cho cuộc sống bình an của người dân.
Rõ ràng với quyết tâm và sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, báo chí, trong đó báo chí CAND như được khơi nguồn, tiếp thêm sức mạnh trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bằng chứng là rất nhiều vụ việc được báo chí phát hiện, đăng tải là một nguồn tư liệu sinh động giúp cho cơ quan công an khởi tố đúng người, đúng tội. Ví dụ, vụ thảm sát 06 người ở Bình Dương…
Để báo chí làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm và phát huy thế mạnh của mình, báo chí nói chung và báo in ngành Công an nói riêng rất cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa của Đảng, Nhà nước, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế đang có nhiều biến động như hiện nay.
Đảng, Nhà nước cần chỉ đạo công tác lãnh đạo, quản lý báo chí một cách kiên quyết, kịp thời, cụ thể, bảo đảm tính khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, Đảng cần tiếp tục bổ sung các văn bản, quy định, quy chế về công tác lãnh
đạo, chỉ đạo báo chí; xây dựng và bổ sung nhiều quy chế trong Luật báo chí để báo chí phát huy được sức mạnh của mình.
Đảng và Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội dung các tin bài đăng trên trên báo chí cũng như hoạt động của cơ quan báo chí, đồng thời kiên quyết, xử lý, những bài báo không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài để xây dựng các cơ quan báo chí thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, đắc lực, phục vụ ứng phó với các loại tội phạm, ứng phó với các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống.
Đảng và Nhà nước, cần tích cực hơn nữa trong công tác đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại để tích cực tuyên truyền các mối quan hệ quốc phòng của Việt Nam với các nước, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn cho mỗi nước; đồng thời tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước hòa bình, ổn định, là điểm đến an toàn và tin cậy của các nước; nâng cao chất lượng nội dung thông tin, kịp thời cung cấp thông tin ở trong nước cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bằng nhiều ngôn ngữ, hình thức phong phú, hấp dẫn.
Đối với Bộ Công an:
Bộ Công an cần chỉ đạo kịp thời việc cung cấp thông tin cho báo chí đối với những vụ án, sự việc phức tạp nghiêm trọng đang được đông đảo dư luận quan tâm. Triển khai nghiêm túc Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về ban hành “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” và Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin chó báo chí Bộ Công an, nhằm cung cấp nhanh chóng thông tin cho báo chí. Khi thông tin được đăng tải sớm, người được hưởng lợi không phải là nhà báo, cơ quan điều tra mà chính là độc giả.
Kiến nghị các cơ quan chức năng của Bộ Công an cần phải tích cực hơn trong sự phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt với báo ngành Công an đểtrao đổi, nắm bắt, cập nhật những thông tin mới trong ngày, trongtuần hoặc những sự việc đột xuất xảy ra. Qua đó, báo chí sẽ thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời đến với các cơ quan chức năng, thông tin cho toàn dân biết để có những biện pháp đấu tranh, phòng ngừakịp thời, nhanh chóng,đảm bảo có hiệu quả với các luận điệu sai trái, vu khống, bôi nhọcủa các thế lực thù địch, mang lại sự bình yên cho mọi người.
Bộ Công an chủ trì thực hiện tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng thực hiện cuộc vận động cho phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, sự phối hợp giữa ban ngành đoàn thể sẽ giúp cho Bộ Công an được cung cấp thông tin một cách kịp thời, thường xuyên về tình hình an ninh trật tự, để có biện pháp phòng ngừa. Sự phối hợp này còn giúp cho mỗi người dân cũng là một chiến sĩ công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Đối với cơ quan báo Công an nhân dân
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 09/CT-BCA ngày 28/10/2008 của Bộ Công an về “Tăng cường lãnh đạo, quản lý và nâng cao chất lượng báo chí, xuất bản CAND trong tình hình mới”.
Cần phát huy hơn nữa về vai trò là kênh thông tin chính thống để cung cấp cho bạn đọc những thông tin nhanh, chính xác, định hướng dư luận, đồng thời phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, vấn đề mà dân đang quan tâm, có như vậy thì tờ báo mới đi đúng hướng, đúng tôn chỉ mục đích mà còn phát huy được vai trò giáo dục, định hướng thông tin cho nhân dân.
Các báo cần phải tăng cường các bài viết có tính định hướng dư luận, nhân rộng thêm nhiều chuyên mục “Phòng, chống diễn biến hòa bình”. Đây là vấn đề quan trọng đối với đất nước, do vậy mà các báo cần nhân rộng chuyên mục này.
Cần tổ chức nhiều cuộc thi viết về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” giúp cho toàn dân không những hiểu về cuộc sống, chiến đấu, những chiến công và cả sự hy sinh thầm lặng của lực lượng CAND trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân mà còn thu hút, mở rộng mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài lực lượng CAND. Các cuộc thi được tổng kết và trao giải thưởng định kỳ. Giải thưởng cao cho những tác phẩm có giá trị cao là cách làm hay để thúc đẩy các “ngòi bút” sáng tạo tác phẩm.
Để tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, làm cho người dân trong và ngoài nước có đủ kiến thức quốc phòng, an ninh và hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ ANTQ trong tình hình mới và thông tin cho bạn bè quốc tế hiểu hơn về Việt Nam, tác giả đề xuất các báo ngành Công an có thể tiến tới xây dựng thêm phiên bản thêm báo tiếng nước ngoài, góp phần phán ánh sinh động cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự đến đồng bào ở nước ngoài và bè bạn quốc tế, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1 và chương 2, tác giả luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng của việc tuyên truyền về nhiệm vụ bảo vệ ANTQ trên báo in ngành Công an hiện nay và ở chương 3 của luận văn, tác giả đã nêu khái quát tình hình trên thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ ANTQ ở nước ta, qua đó đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền về vấn đề bảo vệ ANTQ: (1) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên; (2) Giải pháp đổi mới nội dung và hình thức; (3) Giải pháp mở rộng đội ngũ cộng tác viên; (4) Giải pháp về công tác phát hành báo chí; (5) Giải pháp phối hợp giữa báo in ngành
Công an với cơ quan báo chí khác, với lực lượng Công an nhân dân, các ban ngành, đoàn thể.
Từ những giải pháp chung của luận văn, đưa ra những kiến nghị cụ thể, có 3 kiến nghị cụ thể: Đối với Đảng, Nhà nước; đối với Bộ Công an và đối với cơ quan báo chí.
Có thể còn có nhiều giải pháp và kiến nghị hay cho báo chí ngành Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTQ, song trên đây là những suy nghĩ tâm huyết của tôi sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát vấn đề một cách nghiêm túc.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy công tác tuyên truyền về vấn đề bảo vệ ANTQ của nước ta trong tình hình hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của riêng của các báo in ngành Công an mà còn là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước, của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và toàn thể nhân dân.
Có thể nói, trong những năm qua, báo chí CAND nhìn chung đã làm tốt công tác tuyên truyên về nhiệm vụ bảo vệ ANTQ trong tình hình hiện nay. Các bài báo xuất hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, vừa cập nhật tính thời sự, vừa chuyên sâu, phán ánh được tương đối toàn diện về những vấn đề nóng bỏng, đang được xã hội quan tâm. Trong hệ thống báo chí CAND, tiêu biểu là 3 tờ báo CAND, ANTĐ, CATPHCM.Để báo in ngành Công an thực sự là cầu nối giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự; là diễn đàn trao đổi, học tập, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, nghiệp vụ, pháp luật của cán bộ, chiến sỹ. Báo chí đã làm tốt vai trò tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, giúp cho cán bộ, chiến sỹ Công an và toàn dân hiểu và có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ ANTQ, đồng thời báo chí cũng đã cảnh bảo nhiều âm mưu, thủ đoạn của tội phạm chống phá ANTQ,làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm bảo vệ ANTQ; biểu dương gương người tốt, việc tốt, gương tập thể, cá nhân có thành tích trong việc giữ gìn an ninh trật tự.
Đạt đượcnhững hiệu quả đó là do các tờ báo in ngành Công an đã phát huy được thế mạnh trong việc tuyên truyền của mình. Đó là, báo chí ngành Công an là diễn đàn của cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân và nhân dân, giữ vai trò phản ánh và định hướng dư luận, hình thành dư luận lành mạnh. Được xác định là một công cụ, vũ khí sắc bén trong việc truyền tải thông tin về vấn
đề bảo vệ ANTQ và phong phú các thể loại báo chí, cùng với các chuyên mục, trình bày trang báo bắt mắt, lôi cuốn được công chúng. Những vấn đề trên, đã góp phần tạo thành công cho báo in ngành Công an trong việc truyền tải thông điệp đến công chúng.
Mặc dù vậy, qua kết quả khảo sát và phân tích, có thể thấy, khi thực hiện tuyên truyền về vấn đề bảo vệ ANTQ trên báo in ngành Công an, 3 tờ báo CAND, ANTĐ, CATPHCM vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là nhiều bài viết còn chưa sâu, chưa sát với tình hình thực tế, cách viết còn đơn giản, chưa được đầu tư về công sức. Nguyên nhân của hạn chế này là do báo in ngành Công an còn do trình độ phóng viên tay nghề còn non kém, do đội ngũ cộng tác viên còn mỏng, sự phối hợp giữa báo ngành Công an với lực lượng Công an còn có khoảng cách…
Được xác định là một trong những kênh thông tin hữu hiệu nhất trong việc tuyền truyền về vấn đề bảo vệ ANTQ, do đó thời gian tới, 3 tờ báo khảo sát cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Công an Hà Nội, Đảng ủy Công an Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng giao phó, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Giải pháp quan trọng đầu tiên vẫn là không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên; đổi mới nội dung và hình thức; mở rộng đội ngũ cộng tác viên; (4) mở rộng công tác phát hành báo chí; phối hợp giữa báo in ngành Công an với cơ quan báo chí khác, với lực lượng Công an nhân dân, các ban ngành, đoàn thể. Một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền về vấn đề bảo vệ ANTQ.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, bản thân còn có ít kinh nghiệm trong thực tế, còn nhiều hạn chế nên bản thân của luận văn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. PGS.TS. Trần Hải Âu, ThS. Cù Ngọc Trang (2014), Các quy trình công tác của Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự, Nxb Công an nhân dân.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội.
4. Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ Thông tin và truyền thông (2011), Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quan lý thông tin và truyền thông, Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản (Tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên, Tập 2, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội),