Docker sử dụng rất nhiều tài nguyên của máy tính

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN BẰNG NGÔN NGỮ PHP (Trang 52 - 56)

39

SVTH: Nguyễn Quang Trung Hiếu – Lớp: 17CNTTC

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1 Phân tích yêu cầu đề tài

3.1.1 Phát biểu bài toán

Như đã đề cập, website hỗ trợ trong việc học tập, nhằm hỗ trợ mọi người cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng, mà không tốn quá nhiều thời gian trong việc tìm hiểu sách vỡ một cách thủ công. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, website là nơi bản giao lưu học tập, cũng là nơi các thí sinh có thể thi đua để giành những điểm số cao.

3.1.2 Yêu cầu bài toán

Đối với website hỗ trợ trong việc học tập, yêu cầu cao nhất luôn phải có giao diện đơn giản để giúp mọi người dễ dàng tiếp cận.

Tiếp theo, em hướng tới những chức năng cơ bản của website hỗ trợ trong việc học tập, như đăng nhập, đăng ký, thi và hiển thị kết quả.

Đối với một website có nhiều người truy cập thì tính bảo mật luôn đặt lên hàng đầu, đó cũng là nhân tố chính để giúp người dùng luôn cảm thấy an toàn khi truy cập vào website.

Tiếp theo là khả năng tải trang, tốc độ luôn là vấn đề của mọi website, em luôn cố gắng hạn chế sử dụng các thư viện có sẵn để tăng khả năng chịu tải của trang web.

3.2 Đặc tả chức năng

Có 4 tác nhân chính trong hệ thống website hỗ trợ trong việc học tập: - Admin.

- Thí sinh cố định. - Thí sinh tự do. - Giảng viên.

40

SVTH: Nguyễn Quang Trung Hiếu – Lớp: 17CNTTC

3.2.1 Admin

Quản lý thông tin người dùng: có được thông tin của tất cả người dùng đăng ký thành viên trong hệ thống website từ giáo viên đến thí sinh tự dọ, có thể thực hiện được chức năng đổi tên người dùng mật khẩu…

Quản lý câu hỏi: có thể thực hiện chức năng thêm câu hỏi cho hệ thống cũng như thực hiện các chức năng sửa xóa.

Quản lý câu hỏi trò chơi: có thể thêm và chỉnh sửa hay xóa các câu hỏi trong phần trò chơi của hệ thống.

Quản lý thông tin bài làm: hiển thị thông tin tất cả bài làm của người dùng, tên người dùng, kết quả bài bài…

3.2.2 Thí sinh tự do

Quản lý thông tin cá nhân: có quyền đăng ký tài khoản, thực hiện chức năng đăng nhập. Có thể cập nhập thông tin cá nhân, như cập nhập tên, mật khẩu.

Quản lý làm bài: có quyền làm bài trắc nghiệm, khi nhấn nộp bài thì hiển thị chi tiết bài làm, hiển thị kết quả bài làm.

Quản lý kết quả bài làm: sau khi làm bài thì dữ liệu điểm sẽ được lưu trữ. Quản lý chơi trò chơi: có quyền chơi trò chơi với các câu hỏi từ admin thêm vào, với hệ thống trực quan.

3.2.3 Thí sinh cố định

Quản lý kiểm tra thông tin cá nhân: khi truy cập vào hệ thống thí sinh cố định có thể nhập mã sinh viên để kiểm tra thông tin cá nhân.

Quản lý làm bài thi: thí sinh có thể thực hiện làm bài thi để thực hiện việc điểm danh một cách tự động.

Quản lý làm bài tập: thí sinh có thể thực hiện làm bài tập mà giảng viên đã giao.

3.2.4 Giảng viên

Quản lý thông tin thí sinh cố định: giáo viên có quyền quản lý thông tin thí sinh cố định, khi thực hiện chức năng thêm chỉnh sửa hoặc xóa thí sinh.

41

SVTH: Nguyễn Quang Trung Hiếu – Lớp: 17CNTTC

Quản lý bài tập: giảng viên có thể thực hiện thêm bài tập về nhà cho sinh viên và hệ thống sẽ thông báo bằng gmail cho sinh viên.

Quản lý điểm danh: giảng viên có thể thực hiện chức năng điểm danh, cũng như xem được thông tin điểm danh, điểm danh thủ công, thêm chỉnh sửa hay xóa, hoặc có thể thực hiện chức năng xuất file excel.

Quản lý công việc cá nhân: giảng viên thể thực hiện thêm công việc cá nhân của bản thân và thực hiện chỉnh sửa hay xóa.

3.3 Biểu đồ phân rã chức năng 3.3.1 Khái niệm 3.3.1 Khái niệm

BFD là biểu đồ phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, mỗi chức năng có thể có một hoặc nhiều chức năng con, tất cả được thể hiện trong một khung của biểu đồ.

3.3.2 Ý nghĩa của BFD

Giới hạn phạm vi của hệ thống thông tin cần phải phân tích.

Tiếp cận thông tin về mặt logic nhằm làm rõ chức năng của hệ thống.

Phân biệt các chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống thông tin, từ đó lọc bỏ những chức năng trùng lặp, dư thừa.

3.3.3 Hạn chế của BFD

BFD không có tính động, nó chỉ cho thấy các chức năng mà không thể hiện trình tự xử lý của các chức năng đó cũng như sự trao đổi thông tin giữa các thông tin. Do đó, BFD thường được sử dụng làm mô hình chức năng trong bước đầu phân tích.

42

SVTH: Nguyễn Quang Trung Hiếu – Lớp: 17CNTTC

3.3.4 Biểu đồ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN BẰNG NGÔN NGỮ PHP (Trang 52 - 56)