Giọng xót xa, cay đắng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 99)

2.3.3 .Khơng gian văn hố ngoài Huế trong con mắt một người Huế

3.4. Giọng điệu

3.4.2 Giọng xót xa, cay đắng

Trần Thùy Mai sử dụng nhiều câu cảm thán, câu hỏi mà theo chúng tôi là yếu tố quan trọng tạo nên giọng điệu xót xa, cay đắng. Thật khó để thống kê cho hết số câu hỏi mà nhân vật sử dụng trong từng tình huống, trƣớc những xung đột nội tâm. Trong một số truyện ngắn, tác giả chọn lối kết bằng cách đặt câu hỏi, gây hiệu ứng nghệ thuật cao. Câu hỏi nhƣ

gieo vào lòng ngƣời còn sống sự đau đớn đến bàng hoàng trƣớc cái chết của ngƣời con gái trong trắng “Thầy giáo đừng khóc nữa, tơi biết nó khơng chết đâu mà nó bay về biển đó. Tơi nằm ngủ , thấy nó đứng trên một chiếc thuyền đẹp lắm, căng lá buồm rất to ra khơi.

Avứ đại lƣợng ơi! Bác là ngƣời hay mơ, tôi là ngƣời hay mơ, hay cả nhân gian đều quờ quạng lần theo những giấc mộng… Avứ thì nằm lăn giữa sàn, miệng lẩm bẩm: thầy giáo ơi, không phải tại thầy, mà tại tôi, tại tơi đặt tên nó là H’Thuyền. Làm sao mà có thuyền ở trên núi cao?” (Thuyền trên núi).

Câu hỏi lột tả sự đối nghịch, trái hoàn cảnh của ngƣời đã lao mình theo uớc mơ rộng lớn trong khi thực tế lại chật hẹp và lạnh lùng.

Bên cạnh đó, tác giả thƣờng kết hợp giữa những câu cảm thán và câu hỏi để tăng tính biểu đạt cho nội dung. Nhân vật xƣng tôi trong Nàng cơng chúa lạc loài, khơng thể làm gì để cứu Ái Duy - ngƣời con gái trong sáng nhƣờng ấy bỗng nhƣ cây non bị bầm đƣợc sự khắc nghiệt của đời, khơng bao giờ có lại những tháng ngày bình yên bên gia đình. Hình ảnh một Ái Duy thánh thiện và một Ái Duy sống buông thả khiến nhân vật Tơi xót xa. Anh là ngƣời hiểu Ái Duy nhất nhƣng anh đã không thể làm đƣợc gì để thay đổi cuộc sống của nàng; anh chỉ cịn có thể duy trì niềm tin mong manh, “Khơng, mãi mãi Ái Duy vẫn là Ái Duy! Mãi mãi em vẫn là em của đêm ấy, chính em đã ra đi với niềm tin của mình, bất chấp những lời tôi khuyên nhủ. Ở con ngƣời mảnh khảnh nhỏ nhoi ấy là sức mạnh mãnh liệt không tàn lụi…Ái Duy ngọn lửa nhỏ của tôi, bây giờ em ở đâu?”. Tâm trạng khắc khoải, hoang mang đƣợc bật lên sau những câu cảm thán liên tiếp.

Hay nhƣ trong Chăn Tha, không bao giờ ngƣời lính viễn chinh sang đất nƣớc

Campuchia có thể hiểu đƣợc ngƣời đàn bà vừa yêu vừa hận mình “Bất chợt, nƣớc mắt nàng trào ra trên má: ngƣời con gái Campuchia khơng khóc trƣớc cái chết, nay đã khóc khi vơ tình nhớ lại khoảnh khắc hạnh phúc ngắn ngủi của một đời. Chăn Tha ơi! Từ biệt Chăn Tha! Chăn Tha hận thù và yêu thƣơng, nồng nàn kiêu hãnh! Giữa hồi ức về những tháp đá Bayon bốn mặt, đâu mới thực là khuôn mặt của em?

“Hồi xƣa anh tốt với em nhiều lắm, Khi ra đi, em cứ nghĩ sau này giàu có sẽ đền công anh… Giọng Bim nghẹn nhƣ sắp nức nở. Bỗng dƣng, nƣớc mắt tôi tràn ra không giữ nổi. “Bim ơi, lớn rồi, sao cịn nói ngơ ngơ?”. Chiều đó, tơi về lại Trà Am, ngồi một mình

dƣới gốc cây Ƣơi bên suối. Nƣớc cứ chảy xuôi, chảy mãi. Bim ơi, biết nơi đâu là biển của đời ngƣời? (Biển đời người).

Cũng bằng việc sử dụng hình thức câu hỏi, hỏi chỉ là để hỏi, hỏi mà không mong câu trả lời, vì câu hỏi ấy đƣợc vang ngân trong thẳm sâu con ngƣời không dễ giãi bày. Nhờ lối đặt câu hỏi nhƣ vậy, Trần Thùy Mai khéo léo lồng vào đó những phân tích tâm lý nhƣ đoạn văn sau đây trong Nơi có cây tùng xanh biếc: “Nhiều ngƣời hỏi sao ông chồng nàng chẳng làm việc gì mƣu sinh. Chie chỉ cƣời. ơng ấy là một ơng hồng. Dù rất nghèo và chẳng hề có quyền uy. Ơng chẳng làm đƣợc gì cho nàng cả, nhƣng nàng yêu thƣơng ông với tất cả sự trìu mến, xót xa. Trong lúc ơng thì đau đáu chỉ muốn về q hƣơng - nghĩa là rời xa nàng. Nhƣng nếu ơng khơng có giấc mơ hồi hƣơng, liệu ơng có cịn là ngƣời đàn ông mà nàng thƣơng yêu không? Nhƣ trên đã phân tích, giọng văn xót xa, cay đắng khơng chỉ ở cách dung các tính từ, động từ tác động trực tiếp vào tâm lý ngƣời đọc, Trần Thùy Mai, sử dụng những câu văn cảm thán, vang lên rồi cuốn vào hƣ không. Thƣờng tác giả sử dụng loại câu này khi diễn tả nỗi tiếc nuối khôn nguôi.

Vũ trong Thuốc ba màu sau khi từ chối tình u mà Akiko dành chon anh chỉ vì Vũ khơng thể ôm chứa đƣợc thứ hạnh phúc quá lớn lao, trở lại không Akiko, Vũ nuối tiếc khoảng thời gian cổ tích khi có Akiko bên cạnh. Anh gọi tên Akiko trong nỗi đau đã ngấm: “ngày nào cịn sống tơi cịn đợi. Dù em đã ra đi với lời vĩnnh biệt, nhƣng biết đâu ít nhất một lần nữa trong đời, em sẽ đến, và dù chỉ trong khoảnh khắc, tôi sẽ sống lại cùng em những gam màu huyền thoại… Akiko! Dù chỉ một lần thôi, xin em hãy quay về! Hãy bay về cùng tôi từ xứ sở của ngàn cánh hạc”.

Hay là tiếng gọi bàng hoàng khi cảm nhận rằng ngƣời yêu mình đã chết của hoạ sĩ Kha: “Naoko! Nàng đã về! Tơi dụi mắt: khơng, chỉ có mình tơi trong căn gác. Chiếc phong linh đang rung lên. Những âm thanh trầm bổng nhƣ tiếng chuông ngân, văng vẳng, xôn xao. “Kha, Kha ơi…Tơi nghe trong tiếng rung ấy có giọng nói quen thuộc của nàng”.

Hay câu cảm thán nói hộ tiếng lịng của ngƣời con gái dành cho ngƣời con trai mình u: “Tơi biết. Có gì là dễ trên đời này đâu Nhụy. Ngay cả việc lái Thuyền trên phá Tam Giang…” Nhụy hiểu. Cũng nhƣ cô trƣớc đây, Tạo cũng ƣớc ao muốn biết bên kia chân trời có gì. Lâu lắm rồi Nhụy mới thấy mắt mình thấm ƣớt. Cơ đang nhớ đến những gốc cây dầm chân trong cát. Cát phù du mà vững bền. “Cứ đi đi nhƣng đừng quên quay về, Tạo ơi!”.

Giọng văn xót xa cay đắng bàng bạc khắp các câu chuyện có kết cục buồn của Trần Thuỳ Mai, đọng lại nỗi niềm đáu đau với ngƣời, với đời mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

3.4.3. Giọng triết lý, suy ngẫm.

Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, giọng điệu triết lý xuất hiện rất tự nhiên, thƣờng nó là lời chiêm nghiệm của nhân vật với những gì đang và đã trải qua. Tuyệt nhiên, Trần Thùy Mai không dùng lối tranh biện, đấu khẩu (dù có đối thoại thì đó cũng là những câu nói nhẹ nhàng, cách này hay đƣợc sử dụng trong truyện ngắn về đề tài tôn giáo). Giọng điệu triết lý, suy ngẫm thƣờng xuất hiện trong những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Điều này cũng phù hợp với tạng nhân vật của Trần Thùy Mai, rất đằm sâu. Chị quan tâm đến khía cạnh đời tƣ, đến những con ngƣời gần gụi trong cuộc sống cho nên thƣờng sử dụng giọng điệu chiêm nghiệm, nhẹ nhàng mà thấm thía về cuộc đời, hạnh phúc, tình u và hơn nhân.

Hầu hết các thân phận trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đều bất hạnh, mỗi ngƣời gặp bi kịch ở góc độ riêng, dù đó là ngƣời phụ nữ hay ngƣời đàn ơng, ngay cả khi họ đã yêu thƣơng hết mình, ăn năn đến tận cùng. Niết trong Lửa của khoảnh khắc chấp nhận mọi

trừng phạt miễn sao có đƣợc một đứa con, có con, những tƣởng đau khổ chấm hết nhƣng bị kich mới nảy sinh. Sự tồn tại của đứa con với hình hài dị dạng khiến Niết càng bị ám ảnh bởi quá khứ tội lỗi. Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng khơng bao giờ có một đứa con do cơ

dứt ruột đẻ ra. Khánh trong Ngôi đền sống chết trong mối hận. H’Thuyền trong Thuyền trên

núi chết khi chƣa bao giờ đƣợc nếm vị ngọt của tình u…Cịn rất nhiều những thân phận

nhƣ thế. Con ngƣời là gì trong cuộc đời này? Câu hỏi nhận đƣợc nhiều cách trả lời khác nhau. Cịn Trần Thùy Mai lý giải điều đó bằng những trang văn. Tác giả đã nhìn thấy nỗi bất an của con ngƣời trong cuộc đời, sự nhỏ bé và hữu hạn của kiếp ngƣời. Từ khổ đau đời mình, Niết ngộ ra rằng: “ngƣời ta chỉ có mặt trên đời này nhƣ những ảo ảnh, ảo ảnh hiện ra, di động, gặp nhau rồi dang xa. Rồi tan biến nhƣ bọt dầu sóng nƣớc (Lửa của khoảnh khắc). Ở đây thấy hơi hƣớng câu nói trong kinh thánh “ thân cát bụi lại trở về với cát bụi”, tất cả rồi đều phải trở về với nguyên sơ, thì cuộc đời kia, bao đau đớn ấy rốt cuộc rồi cũng sẽ tan biến vào hƣ vơ. Khơng có gì là bất biến cả bởi “chính mặt trời cũng khơng vĩnh cửu” (Thị

trấn hoa quỳ vàng).

Tuy nhiên, dù con ngƣời tồn tại trên đời nhƣ ảo ảnh, nhƣng “ảo ảnh hiện ra, di động”, không thể chối bỏ sự tồn tại là có thực. Vậy vẫn phải sống trong “C ̣c đời nhƣ dòng sơng,

ai nói trƣớc đƣợc nó sẽ qua nhƣ̃ng ghềnh thác nào…lẽ nà o vì sợ thác gềnh mà sơng khơng dám chảy? (Gió thiên đường).

“Sơng trơi về biển là sơng mất. Nhƣng sơng khơng chảy thì cịn gì là sơng (Khói trên

sơng Hương).

Với quan niệm này, Hiếu trong Gió thiên đường chỉ sống cho hiện tại vì “Khơng ai

nói trƣớc đƣợc tƣơng lai”, anh nhận thấy con ngƣời tồn tại trong cuộc sống với tất cả sự phức tạp và đa dạng của nó, “đi để nhìn, để thấy con ngƣời khơng đơn giản (Gió thiên

đường) Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đa dạng về hồn cảnh, góc khuất sâu kín

nào đó ln tồn tại trong bản thể, mỗi ngƣời có nỗi khổ tâm giêng, một lối hành xử riêng trƣớc khi đƣa ra quyết định. Nhân vật của chị dằn vặt, đấu tranh nội tâm rất nhiều đủ để thấy

“Con ngƣời khơng đơn giản” ví nhƣ nhân vật Đăng Minh trong Thương nhớ Hoàng Lan,

Phƣớc Tuệ trong Hoa phù dung dưới núi…

Trần Thùy Mai là nhà văn của tình yêu, lấy tình yêu làm điểm tựa để viết và cũng là cái đích đi đến cuối cùng của văn chƣơng. Truyện ngắn thuờng sử dụng giọng điệu triết lý, suy ngẫm về tình u, về hạnh phúc. Có một điều thú vị là, nếu xâu chuỗi những câu văn mang tính triết lý về tình yêu, hạnh phúc từ các truyện ngắn lại với nhau sẽ nhận đƣợc những luận giải rất thú vị, những tƣởng chất suy ngẫm triết lý này không liên quan đến nhau nhƣng thực ra lại rất logic.

Tình yêu là thứ rất cần trong cuộc đời này. Sống trên đời là phải yêu, phải gắn mình với một ai đó. Sau những đƣợc mất trong tình u, nhân vật Sƣ Mi nhận ra: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chƣờng của kẻ khơng yêu mới thật sự khủng khiếp”.

Yêu là một quy luật tự nhiên, không thể gƣợng ép, bắt trái xanh phải chín là trái quy luật. Hiếu trong Gió thiên đường có suy nghĩ nói thay cho nhiều ngƣời: “Ngƣời ta có thể cố gắng học, cố gắng làm nhƣng không thể cố gắng yêu”, biểu hiện cho triết lý này trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai khơng ít. Nhƣ Niết, dù làm vợ nhƣng không bao giờ yêu chồng “Niết luôn sống trong cõi đời với tƣ thế một ngƣời chấp nhận, trƣớc cả nỗi buồn và niềm vui, chia xa và hội ngộ” (Lửa của khoảnh khắc). Ngƣời phụ nữ trong Giơng mùa xn khi biết ngƣời tình khơng cịn dành cho mình tình cảm nhƣ xƣa đã chấp nhận là ngƣời ra đi, vì “khơng thể níu kéo những gì khơng thuộc về mình nữa”.

Hai thực thể tồn tại trong tình u cũng đƣợc đƣa ra phân tích rất kỹ. Đàn ông cứ nhƣ một cái túi thủng hai đầu, túm đầu này thì hở đầu nọ (Tháng tư trở lại). Khi yêu con gái trở nên bạo dạn, cịn con trai thì hóa ra nhút nhát (Gió thiên đường). Lối sống thực dụng đã tha hóa tình u của ngƣời đàn ơng: “tiền đối với đàn ông bây giờ cũng nhƣ sức mạnh cơ bắp đối với những chàng dũng sĩ ngày xƣa. Có điều thật ra, các cơ bắp thịt đâu đủ để làm nên chàng dũng sĩ” nhƣng rốt cuộc “tài năng và danh vọng có thể làm ngƣời ta ngƣỡng mộ, nhƣng sự chân thành mới làm ngƣời ta thƣơng yêu và xúc động (Dịu dàng như cỏ).

“Đàn ông khởi đầu một cách điên cuồng rồi dịu đi trong hèn nhát. Còn đàn bà càng lúc càng giam mình trong những kỷ niệm, ngu dại và xót xa (Thập Tự hoa). Nhân vật anh trong Giơng mùa xuân đã: “khởi đầu một cách điên cuồng” bằng cách chạy trốn khỏi đám cƣới, lao ra tiệm cạo trọc mái tóc để khơng bao giờ phải khốc bộ Veston chú rể. Anh làm tất cả để đến bên chị. Nhƣng rồi khi chị bỏ đi anh đã khơng đi tìm dù chỉ một lần, đêm vũ hội lung linh với cơ gái mới quen đang chờ anh. Ơng Thanh trong Trị chơi cấm đã sống hết mình với một thiếu phụ ngƣời Huế, “rồi một ngày ông quyết định ra đi. Con nguời thật kỳ lạ, luôn muốn phiêu lƣu nhƣng không dám vƣợt ra khỏi những rào cản của cuộc sống bầy đàn… Bởi đau lịng hoặc bởi hiếu thắng, ơng chọn đi trƣớc để khỏi bị nàng bỏ lại”. Trƣớc sau, trong suy ngẫm của những nhân vật nữ đều là sự bao dung và nhƣờng nhịn. Họ chấp nhận chỉ là “lửa của khoảnh khắc” cháy lên một lúc nào đó trong cuộc đời của ngƣời đàn ông rồi tự nguyện né sang một bên, gặm nhấm quá khứ để sống nốt quãng đời còn lại. Ngƣời thiếu phụ trong Thập tự hoa nhận thấy: “mỗi ngƣời đàn ông đều có con thuyền và

giấc mơ của mình, họ đến bến rồi lại đi xa”.

Trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai có rất nhiều triết lý về hạnh phúc. Thế gian bấy lâu nay đâu có ai thấy đƣợc hình hài của hạnh phúc, bởi nó là thứ có thể cảm chứ khơng cầm nắm đƣợc. Với Vũ trong Thuốc ba màu thì “Hạnh phúc. Hạnh phúc khơng là tĩnh vật, không là ngƣời, khơng là phong cảnh, tơi khơng bao giờ vẽ nó đƣợc”. Cịn chị trong Giông

mùa xuân cảm nhận rất rõ nội lực có từ hạnh phúc: khi ngƣời ta hạnh phúc, ngƣời ta khơng

cảm thấy mình đang trên đƣờng đi đến cõi chết.

Phải chăng chính sức mạnh vơ hình ấy mà nhân vật Nhím (Thể Tú) tuy bị gia đình ngăn cản cuộc hơn nhân với ngƣời đàn ông n goại quốc đáng tuổi cha, cô vẫn quyết định: “Con sẽ sống cuộc đời của con”, Thể Tú hiểu đƣợc giá trị tồn tại trong ngƣời đàn ông duy

nhất cô yêu, không ai thay thế đƣợc “Nhân loại rất đông nhƣng chẳng ai thay thế đƣợc ai”. Nhân vật băn khoăn để đi đến quyết định bảo vệ tình yêu của mình “nếu phải chọn giữa một hạnh phúc mong manh và bất hạnh vững bền, nên chọn cái gì hơn? (Mưa đời sau).

Bằng giọng điệu triết lý, Trần Thùy Mai đã gửi gắm những chiêm nghiệm của chị vào những câu chuyện đời thƣờng giản dị nhƣng lại là vấn đề nhân sinh cao cả. Ở mỗi truyện ngắn, chị có cách trả lời riêng nhƣng trở đi trở lại vẫn là những câu hỏi về tình u, hạnh phúc, hơn nhân: “Hơn nhân có thực sự quan trọng nhƣ thế khơng? Có xứng đáng để ngƣời ta phải đi lên tận đỉnh núi cao để xin một lời chứng nhận của Thƣợng đế? để rồi chẳng bao lâu sau lại tìm cách để thốt ra nhƣ tơi bây giờ…” (Nước vĩnh cửu). Câu hỏi đƣợc Trần Thùy Mai rút ra từ chính cuộc đời của chị.

Dẫu cay đắng, đau khổ thì giọng triết lý của Trần Thuỳ Mai khơng trì triết, đay nghiến mà nhẹ nhàng, sâu sắc. Cùng với giọng trữ tình sâu lắng, giọng xót xa cay đắng đã làm nên đặc sắc riêng về giọng điệu cho truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, góp phần tạo dựng và khẳng định phong cách truỵện ngắn của tác giả này trên văn đàn đƣơng đại.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Trong số những cây bút nữ nổi tiếng trên văn đàn hiện nay, Trần Thuỳ Mai là một tên

tuổi đáng nhớ. Mỗi tập truyện của chị ra đời đều để lại dấu ấn nào đó trong lịng ngƣời đọc. Bằng thái độ viết văn nghiêm túc, bền bỉ, ngay từ những trang viết đầu tiên, Trần Thuỳ Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)