Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về báo chí cách mạng vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo việt nam hiện nay (Trang 68 - 99)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Thực trạng bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

2.1.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại, hạn chế

2.1.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm - Nguyên nhân khách quan

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý của Đảng, Nhà nước trong những năm qua đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để người làm báo công tác và cống hiến. Với nhiều hình thức, nội dung phong phú đa dạng, trong đó chú trọng việc định hướng, quản lý quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí; định hướng tư tưởng, chính trị trong nội dung thơng tin; quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ; giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chí và những người làm báo…Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, nhờ đó người làm báo nước ta đã có những chuyển biến quan trọng trong

đổi mới tư duy, nhận thức, quán triệt ngày càng đầy đủ và sâu sắc mục tiêu, u cầu, vai trị, nhiệm vụ của mình trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay.

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước mà người làm báo thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Nhờ vậy, người làm báo đã phát huy được bản chất, truyền thống vẻ vảng của báo chí cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, vượt qua mọi lực cản, khó khăn, xứng đáng là vũ khí tư tưởng sắc bén, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

+ Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, HNB Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết tạo điều kiện thuận lợi để người làm báo trong cả nước phát huy tài năng, sáng tạo phục vụ sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước. Những năm qua, HNB bên cạnh việc tăng cường rà sốt, kiện tồn tổ chức, thắt chặt nền nếp, kỷ cương sinh hoạt. Hội cịn có vai trị tích cực trong việc triển khai việc học tập, quán triệt Luật Báo chí 2016 và 10 Điều quy định đạo đức người làm báo cho toàn bộ hội viên, nhà báo, phóng viên, biên tập viên…HNB ở các cấp thực sự là chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho đội ngũ người làm báo, để họ yên tâm phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp báo chí cách mạng.

+ Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm báo được nâng cao. Quan hệ quốc tế và giao lưu giữa người làm báo Việt Nam với người làm báo các nước, các tổ chức quốc tế được mở rộng. Phần lớn người làm báo có nhiều tiến bộ và trưởng thành về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chun mơn nghiệp vụ. Trong đội ngũ người làm báo xuất hiện nhiều nhà báo, phóng viên có uy tín xã hội, được độc giả tin cậy.

+ Những kết quả có được của người làm báo cũng bắt nguồn từ thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cơng cuộc đổi mới đất nước. Đó là mạch nguồn vơ tận, là thực tiễn phong phú, sôi động cho đội ngũ người làm báo sáng tạo, phát triển tài năng. Chính cơng cuộc đổi mới đã nâng cao tầm nhìn, cách nghĩ, cách viết của đội ngũ những người làm báo, giúp cho họ quan sát, phân tích,

đánh giá các sự vật, hiện tượng được sắc nét và chính xác hơn. Đó là vấn đề quan trọng tạo nên nội dung, chất lượng thông tin, ngôn luận phong phú, sinh động, kịp thời, hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe, tạo ra bầu khơng khí mới, hình thành tư duy mới, nhận thức mới trong mọi tầng lớp nhân dân.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Người làm báo Việt Nam ln nhận thức sâu sắc vai trị, nhiệm vụ của mình, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, đi sâu vào cuộc sống, lăn lộn trong thực tiễn để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh hiện thực cuộc sống bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm của mình.

+ Người làm báo ln có ý thức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đặc biệt là đạo đức nghề báo. Cùng với đó là sự nỗ lực, cố gắng khơng mệt mỏi, q trình lao động tâm huyết, sáng tạo của người làm báo để khơng ngừng góp phần nâng cao sự hiểu biết mọi mặt về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội cho hàng chục triệu độc giả trên mọi miền đất nước.

+ Sự phát triển của báo chí nước ta với lực lượng cán bộ báo chí có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí, các hoạt động báo chí là yếu tố cơ bản bảo đảm cho việc thực hiện tốt quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với báo chí và người làm báo.

+ Việc triển khai Luật Báo chí 2016 và áp dụng 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phát huy tác dụng tích cực. Các cấp hội tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên đã góp phần hạn chế, kiểm sốt sự vi phạm của người làm báo. Bên cạnh đó, việc điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, biên chế, đào tạo lãnh đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên..., giúp cơ quan báo chí, mỗi người làm báo n tâm cơng tác, cống hiến, thực hiện đúng tơn chỉ, mục đích.

2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan

+ Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ, rõ ràng. Nhiều cấp ủy, chính quyền và cơ quan chủ quản chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo báo chí của cấp mình. Chỉ đạo và quản lý báo chí chưa có được cơ chế và phương thức phối hợp chặt chẽ. Nhận thức một số vấn đề cơ bản trong hoạt động báo chí chưa thống nhất. Cịn có biểu hiện vừa bng lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, thiếu sức thuyết phục. Công tác tổ chức quản lý và cung cấp thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương còn thiếu chủ động, chưa kịp thời, thiếu sự phối hợp, nhất là với những tình huống, sự kiện bất thường, phức tạp liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, gây khó khăn cho cơ quan chỉ đạo và quản lý thơng tin, cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo.

+ Nhiều ban cán sự đảng đoàn và một số cơ quan chủ quản chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm, còn thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng quản lý và giám sát, nên để xảy ra sai phạm tại các cơ quan báo chí và người làm báo hoặc chưa kiên quyết trong xử lý sai phạm của cơ quan báo chí, người làm báo thuộc quyền. Khơng ít trường hợp ngay cả cơ quan báo chí cũng thực hiện khơng nghiêm luật pháp về báo chí. Một số quy định liên quan đến cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí khơng còn phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Trình độ nghiệp vụ một bộ phận cán bộ làm công tác tham mưu chỉ đạo, quản lý báo chí chưa theo kịp sự phát triển của báo chí và cơng nghệ thơng tin hiện nay. Vai trò của HNB các cấp trong việc đưa ra những phán quyết về chuyên mơn nghiệp vụ cịn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; việc xử lý kỷ luật hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp còn chưa tương xứng với mức độ vi phạm, thiếu chủ động, chưa thực sự có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh…

+ Tác động tiêu cực và ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường đối với hoạt động của người làm báo. Hiện nay, xu hướng làm giàu bằng bất kể giá nào, kể cả lừa đảo, phạm pháp, chà đạp nhân phẩm, lương tâm, kèm theo sự hưởng thụ tiêu xài hoang phí, ích kỷ, hại thân, thỏa mãn những dục vọng

thấp hèn cá nhân đã xuất hiện. Những biểu hiện đó gây tác động xấu, ít nhiều có ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận người làm báo. Cơn lốc của cơ chế thị trường đã lôi cuốn họ chạy theo thị hiếu tầm thường, xa rời định hướng XHCN, bị đồng tiền chi phối, uốn cong ngòi bút.

+ Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn tiếp tục âm mưu, đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng nhiều hình thức, thủ đoạn, trong đó có việc lợi dụng mạng xã hội để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc... ảnh hưởng khơng nhỏ đến tư tưởng chính trị, niềm tin vào chế độ của người làm báo.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Vẫn cịn tình trạng cơ quan chủ quản chưa quan tâm đúng mức tới công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí thuộc quyền. Một số cơ quan báo chí chưa quản lý chặt chẽ việc tuyển chọn phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; chưa quan tâm đầy đủ đến phẩm chất chính trị, đạo đức nên trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo, phóng viên, biên tập viên cịn yếu kém.

+ Một bộ phận cán bộ, phóng viên, biên tập viên hạn chế về năng lực chuyên mơn, tư duy chính trị, thiếu tinh thần trách nhiệm; nhận thức không sâu sắc tính chất đặc thù của báo chí với tư cách là sản phẩm hàng hóa đặc biệt nên không nghiêm túc trong việc quán triệt, tuân thủ sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; thậm chí có những người phai nhạt lý tưởng dẫn đến suy thối về chính trị và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

+ Năng lực, bản lĩnh, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí cịn bất cập, hạn chế. Ban biên tập, tổng biên tập cơ quan báo, đài có vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức và điều hành bộ máy, nhìn nhận hiện thực đời sống, chọn lọc, xử lý để đưa thông tin, nhất là những thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Tuy vậy, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển

cán bộ lãnh đạo trong cơ quan báo chí thực hiện chưa tốt, thậm chí cịn bộc lộ những sơ hở, non kém. Một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí (tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc) sau khi được đề bạt, bổ nhiệm vẫn tỏ ra non yếu về bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, khơng hồn thành nhiệm vụ được giao. Lợi dụng tự do dân chủ, tự do báo chí, tự do ngơn luận mà một số người làm báo vi phạm bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Công tác quản lý cán bộ trong cơ quan báo chí cịn nhiều yếu kém. Ở những nơi thường xẩy ra sai phạm đều có nguyên nhân tổng biên tập, ban biên tập đề cao quyền hạn mà chưa coi trọng trách nhiệm chính trị; xa rời tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, chạy theo lợi ích cục bộ; khơng tơn trọng tổ chức đảng, đồn thể cơ quan, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản.

+ Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chí chưa tốt. Báo chí là một nghề đặc thù. Người làm báo phải có những phẩm chất cao về nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, việc tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay được tiến hành cũng giống như bất cứ ngành học nào khác. Việc tiếp nhận, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở nhiều cơ quan báo chí chưa đảm bảo ngun tắc, quy trình. Có nhà báo, phóng viên, biên tập viên bị kỷ luật, bị sa thải ở cơ quan báo chí này lại được cơ quan báo chí khác tiếp nhận, sử dụng; bị báo địa phương đưa ra khỏi bộ máy vì yếu kém về đạo đức, tư cách lại được báo các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương hoặc địa phương khác tiếp nhận, được bố trí vào chỗ làm việc có thu nhập cao hơn, thậm chí vào vị trí quản lý, lãnh đạo.

+ Chế độ, chính sách đối với người làm báo chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh mới và sức ép của nền kinh tế thị trường. Điều đó đã tạo ra một số chế độ, chính sách cịn bất hợp lý đối với người làm báo như: chính sách thuế, cơng tác phí, nhuận bút...

2.2. Một số vấn đề đặt ra

Lĩnh vực Báo chí là một hoạt động đặc biệt mang tính chính trị - xã hội, đi đầu trên mặt trận tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố sự thống nhất ý chí trong Đảng, báo chí là diễn đàn dân chủ của nhân dân, có trách nhiệm nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, tăng cường sự đồng thuận của xã hội. Vì vậy, việc nhận thức những vấn đề đang đặt ra với báo chí nói chung và vấn đề bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nói riêng trong bối cảnh, tình hình mới hiện nay sẽ góp phần giúp người làm báo tiếp tục hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh của mình đối với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Có thể nhận thức một số vấn đề đặt ra, như sau:

- Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 với các mơ hình ứng dụng khoa học - công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều phương tiện truyền thông hiện đại và sự đa dạng, bùng nổ về thông tin tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội. Những xu thế mới trong lĩnh vực báo chí, như tương tác trực tiếp, cá nhân hóa thơng tin đang làm thay đổi mạnh mẽ phương thức tổ chức sản xuất thông tin. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ lưu trữ, truyền dẫn âm thanh, hình ảnh và mơ hình truyền thơng đa phương tiện cho phép ra đời nhiều sản phẩm báo chí chất lượng cao, từ các bài thể loại dài, dung lượng lớn đến các bài phân tích chuyên sâu, từ các sản phẩm thực tế ảo tới những ứng dụng tin nhắn có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo để tương tác với độc giả. Sự cạnh tranh của các loại hình báo chí truyền thống với các loại hình hiện đại như mạng xã hội, sách điện tử (ebook), sách thực tế tăng cường ảo (vrbook), các ứng dụng sách điện tử trên điện thoại thông minh... đã dẫn đến thực tế là báo in đối mặt với sự sụt giảm doanh thu, báo điện tử phải cạnh tranh với mạng xã hội…Thực tế đó đặt ra vấn đề cũng như địi hỏi người làm báo phải khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, khơng hoang mang dao động

trước tình hình, phải khơng ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực sớm thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Những kỹ năng lỗi thời và thiếu nhạy bén trong việc nắm bắt sự thay đổi của công nghệ - thông tin, khoa học - kỹ thuật, phương tiện tổ chức sản xuất thơng tin mới sẽ làm giảm năng lực, vai trị của người làm báo thời gian tới.

- Hiện nay, kinh tế báo chí là một trong những vấn đề sống còn đối với cơ quan báo chí, đặc biệt trong bối cảnh phải tự chủ chi thường xuyên từ năm 2020 theo Quy hoạch Báo chí. Nguồn thu của các cơ quan báo chí hiện chủ yếu vẫn đến từ nguồn thu quảng cáo. Tuy nhiên, nguồn thu quảng cáo bị sụt giảm dần theo từng năm do sự chuyển dịch quảng cáo sang các nền tảng số, đặc biệt là các nền tảng cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Trong khi nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng hồ chí minh về báo chí cách mạng vào việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo việt nam hiện nay (Trang 68 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)