BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá đông nam bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 125 - 131)

III/ Vai trị của báo chí trong xây dựng nền văn hố Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA

Hà Thị Thu Hiền

Như chúng ta đều biết di tích lịch sử văn hĩa hay cịn gọi là di sản văn hĩa là nơi ghi dấu những cơng sức, trí tuệ... của con người qua quá trình lao động, sáng tạo, chúng là tài sản quý giá của nhân loại. Đây là những bằng chứng cụ thể, chính xác nhất chứng minh cho một thời kỳ phát triển lịch sử, ở đĩ chứa đựng những mặt giá trị vật chất, tinh thần. Di tích lịch sử văn hĩa là một bộ mặt quá khứ của mọi dân tộc, mọi quốc gia. Chính vì thế, việc bảo tồn các di sản văn hĩa dân tộc là một vấn đề thiết yếu, nhất là đối với Việt Nam – một đất nước đã trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, nay đang trên đà cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa.

Di tích lịch sử văn hĩa là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, chúng tồn tại một cách khách quan, cụ thể chứ khơng phải một khái niệm trừu tượng. Với xã hội ngày càng tiến bộ, con người nhận thức được rằng di sản văn hĩa là nền tảng của xã hội, của quốc gia. Xã hội đĩ, quốc gia đĩ sẽ khơng tồn tại được nếu đánh mất đi nét văn hĩa truyền thống của mình, đồng nghĩa với việc phá hoại di tích lịch sử văn hĩa. Di tích lịch sử văn hĩa cịn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học vì di tích lịch sử văn hĩa đã chưa đựng những giá trị hết sức phong phú, là bằng chứng lâu dài cho chúng ta thấy được sự trường tồn của quá khứ trong thế giới hiện tại. Mặt khác di tích lịch sử là nơi kết những giá trị văn hĩa, giá trị khoa học, và gia trị thẩm mỹ... chính vì vậy khơng phải ngẫu nhiên mà khái niệm bảo tồn gắn liền với di tích lịch sử văn hĩa trở thành hoạt động thường xuyên lâu dài nhằm kéo dài tuổi thọ di tích, hạn chế sự hư hại khơng đáng cĩ.

Mặt khác, nếu chỉ để di tích lịch sử văn hĩa tồn tại một cách buồn tẻ vốn cĩ của nĩ thì cũng khơng phát huy hết được giá trị chứa trong đĩ, khơng phát huy được giá trị văn hố phi vật thể chứa đựng bên trong cái vỏ giá trị văn hố vật thể bên ngịai. Vậy bên cạnh chức năng bảo tồn di tích, chúng ta cần chú ý đến chức năng quan trọng nhất của di tích đĩ là chức năng sử dụng di tích một cách hiệu quả. Những di tích chứa đựng nội dung thời kỳ lịch sử cách mạng kháng chiến sẽ cĩ tác dụng rất lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, lịng biết ơn sâu sắc đối với những vị anh hùng những người làm nên lịch sử hoặc những di tích khảo cổ cĩ thể cho chúng ta hiểu về cội nguồn dân tộc. Di tích lịch sử văn hĩa là cả một quá trình sáng tạo của nhân dân, khơng chỉ riêng cá nhân ai, chính vì vậy đối tượng đến với di tích là quần chúng nhân dân.

Di tích lịch sử văn hĩa tồn tại khách quan muơn hình, muơn vẻ, phản ánh nội dung phong phú, đa dạng chứa đựng những lượng thơng tin riêng biệt. Do vậy trong hoạt động bảo tồn phát huy tác dụng di tích lịch sử văn hĩa cũng được sắp xếp theo từng lọai hình, cơ sở để phân loại là dựa trên nội dung của những di tích. Theo Nguyễn Đăng Duy “Bảo tồn và phát triển di tích lịch sử văn hĩa” – NXB Hà Nội, thì di tích lịch sử văn hĩa cũng được phân thành 4 loại:

Loại hình di tích khảo cổ: là các di tích thuộc thời kỳ lịch sử xã hội lồi người chưa cĩ văn tự, chưa cĩ sự phân chia giai cấp đặc trưng, khơng gian đặc trưng cơ bản của loại di tích này là nằm sâu dưới đất, trong hang động phải tiến hành khai quật

Loại hình di tích lịch sử: được tính theo thời gian từ khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp, cĩ nhà nước, cĩ chữ viết của mình. Đây là những nơi ghi dấu về sự hình thành dân tộc, những nơi ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, ghi dấu về chiến cơng quân sự, về vinh quang lao động, những nơi ghi dấu lưu niệm về anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hĩa...

Loại hình kiến trúc nghệ thuật: Di tích loại này cĩ chứa đựng những giá trị văn hĩa xã hội văn hĩa tinh thần và thường gắn liền với cơng trình kiến trúc cĩ giá trị. Việc đặt tên cho loại hình di tích nào thì tên đĩ phải tốt lên hết được nội dung lịch sử, giá trị văn hĩa ngưng đọng lại ở di tích. Các loại hình di tích văn hĩa nghệ thuật bao gồm: di tích Đình làng; di tích chùa tháp, di tích văn miếu; di tích đạo quán; di tích Nghè; Miếu; Phủ; di tích thành lũy; di tích lăng tẩm; di tích văn hĩa kiến trúc dân gian; di tích văn hĩa dân gian.

Danh lam thắng cảnh: Hầu như mỗi quốc gia nào cũng đều cĩ danh lam thắng cảnh, nơi đây là những phong cảnh nên thơ, trữ tình mà thiên nhiên đã ban tặng. Danh lam thắng cảnh gắn liền sự phát triển của mỗi đất nước, đồng thời cũng thể hiện nét đẹp của dân tộc đĩ. Ở Việt Nam loại hình này cĩ rất nhiều. Các danh lam thắng cảnh thường gắn liền với chùa chiền. Từ thời Lý thì đạo Phật được tơn là quốc giáo nên chùa được xây dựng rất nhiều – Nhà vua, hịang hậu, các đại thần thường chọn nơi núi cao cảnh đẹp để xây chùa.

Việc bảo tồn danh lam thắng cảnh cũng như bảo tồn di tích lịch sử văn hĩa cần nghiên cứu cẩn thận, đối với loại hình này cĩ phần phức tạp hơn vì ngồi vấn đề bảo vệ cho di tích nguyên vẹn ra chúng ta cịn phải chú ý đến vấn đề an ninh, mơi trường... vì ở đây cĩ nhiều người đến tham quan hoặc gởi gấm tâm linh của mình ở một đấng linh thiêng (như núi Sam – An Giang, núi Bà Đen – Tây ninh)... Bên cạnh việc bảo tồn di tích, chúng ta nên xây dựng những cơng trình văn hĩa thì hai yếu tố con người và thiên nhiên sẽ hịa quyện vào nhau.

Di tích lịch sử văn hĩa tồn tại khơng chỉ là một dấu mốc của các thế kỷ đã qua của dân tộc mà là những yếu tố quý giá của nền văn hĩa, hiện đại và của mơi trường sống bao chung quanh, chúng thể hiện đỉnh cao giá trị chân, thiện, mỹ. Di tích lịch sử văn hĩa là tài sản của quốc gia nĩi riêng và tài sản của nhân loại nĩi chung. Đối với một số nước phát triển xem trọng vấn đề bảo vệ di tích lịch sử văn hĩa như ở Pháp, Ba Lan cũng đã ban hanh những văn bản pháp lý để bảo vệ.

Riêng với nước ta, qua sử sách của các triều đại phong kiến như Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Nhất Thống Chi. Đại Nam Liệt truyện... cho chúng ta biết được thời đĩ chưa cĩ bảo tồn bảo tàng, song mỗi thời đại đều cĩ sinh hoạt bảo tồn bảo tàng, đặc biệt dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, những hoạt động này chủ yếu phục vụ cho các bậc quan quyền.

Ở thời Lê: bộ luật Hồng Đức điều 422. “tội ăn cắp trống và tượng đồng thì bị chặt tay”. Trong lịch sử cĩ một số Vua quan tâm đến đồ cổ như: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... Minh Mạng cĩ mười hai bài Minh khắc tên ở các đồ đồng trong đĩ cĩ 4 bài khuyên con cháu giữ gìn các cổ vật. Tự Đức cĩ một quy định: một người tìm thấy một ấn đồng thì thưởng 20 lạng bạc... Bảo Đại khi đọc tờ chiếu thối vị ngày 23/08/45 nêu ra điều trong mơ ước “đối với tơn miếu và lăng tẩm của liệt thành, chính phủ mới nên gìn giữ cho cĩ trọng thể”

Sau CMT8 1945 mặc dù đất nước cịn muơn vàn khĩ khăn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian vào việc bảo tồn di tích lịch sử văn hĩa là tài sản cho nhân dân, nghiêm cấm việc phá vỡ đền, thờ, miếu... Ngày 19/10/57 Nghị định 519 Ttg ra đời về việc bảo tồn di tích.

Nhiều di tích lịch sử văn hĩa cũng như bao thăng trầm lịch sử, đã bị xâm phạm một cách vơ ý thức hoặc ý thức. Trước khi quá muộn, nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc bảo vệ di tích văn hĩa như pháp lệnh số 14LCT/HĐNN về việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hĩa và danh lam thắng cảnh do Chủ tịch Trường Chinh ký ngày 31/04/84. Ngày 02/11/97 Thủ tướng chính phủ ban hanh quyết định số 446Ttg về việc tiến hành tổng kiểm kê đánh giá tài sản cố định của nhà nước tại khu vực hành chánh sự nghiệp. Thực hiện quyết định này ở các tỉnh thành đã tiến hành kiểm kê di tích và rất nhiều di tích lịch sử văn hĩa được cơng nhận là di tích quốc gia. Tuy nhiên, về mặt xếp hạng di tích lịch sử văn hĩa để bảo tồn, chúng ta phải cĩ sự nghiên cứu kỹ lưỡng về giá trị di tích để xác định đúng đắn vị trí của chúng đối vơi xã hội hiện nay,

tránh tình trạng xếp đặt tràn lan, song khơng cĩ kỹ thuật bảo quản hoặc khơng đầu tư quan tâm đúng mức thì di tích sẽ khơng phát huy giá trị.

Di tích lịch sử văn hĩa gĩp phần rất quan trọng trong quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa. Chính vì vậy, ngày càng cĩ những quy định chặt chẽ và nghiêm khắc hơn trong vấn đề bảo vệ di tích. Qua nhiều lần hội thảo, sắp tới đây nhà nước sẽ ban hành Luật di sản văn hĩa nhằm kiện tồn cơng tác bảo tồn. Hiện nay tình trạng lấn chiếm di tích để sử dụng vào mục đích cá nhân đã xảy ra ở nhiều nơi hoặc diện tích bị thu hẹp lại do quá trình đơ thị hĩa... Những tình trạng trên là do việc nhận thức, đánh giá giá trị của di tích cịn rất kém. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chú ý đến vai trị của quần chúng, cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền đến nhân dân. Đặc biệt là người dân địa phương nơi cĩ di tích, cho họ nhận thấy rang di tích là niềm tự hào của địa phương mà nơi khác khơng cĩ được.

Vậy để bảo vệ di tích một cách tốt nhất chúng ta phải tổng quát một cách đầy đủ về nội dung chứa đựng trong di tích cũng như phân tích của di tích kết hợp nhiều yếu tố nhằm mục đích phát huy tác dụng. Nếu như di tích chỉ tồn tại một cách độc lập thì sẽ rất buồn tẻ, chúng ta cần tơn tạo di tích nghĩa là xây dựng những cơng trình phụ trong di tích như cơng viên, tượng đài, nhà nghĩ hoặc nhà trưng bày để bổ sung làm nổi bật thêm nội dung của di tích, chính di tích mới là phần mấu chốt của vấn đề. Cũng nên tránh tình trạng vì quá đề cao những cơn trình phụ thì sẽ khơng phát huy được giá trị di tích, khơng thực hiện được mục tiêu của Đảng và nhà nước.

Sử dụng và phát huy tác dụng di tích lịch sử văn hĩa:

Khơng phải di tích lịch sử văn hĩa được bảo vệ, trùng tu, tơn tạo... một cách ngẫu nhiên mà những cơn tac trên đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Như vậy chức năng cao nhất, quảng đại nhất của di tích là chức năng thực dụng, chúng ta phải sử dụng di tích lịch sử văn hĩa – giá trị của tinh thần đến vơi quần chúng nhân dân. Một di tích tự thân nĩ sẽ khơng cĩ ý nghĩa nếu như khơng cĩ đối tượng phục vụ.

Đối với Việt Nam là một nước cĩ bề dày lịch 4000 qua quá trình lịch sử ấy, cha ơng ta đã để lại rất nhiều di sản van hĩa chứa đựng đầy truyền thống vẻ vang anh hùng về cơng cuộc dựng nước và giữ nước của lớp người đi trước. Các di sản văn hĩa ấy cần được tơn trọng giữ gìn. Những người cĩ trách nhiệm trong cơng tác bảo tồn và phat huy tác dụng di tích phải tạo ra nhiều hình thức tuyên truyền để thu hút đơng đảo mọi đối tượng đến với di tích. Một vài hình thức đạt hiệu quả cao như: thơng tin đại chúng, hoặc trực tiếp gởi giấy mời, cơng văn đến cac trường học... Tất cả đều nhằm mục đích cao cấp đĩ là giáo dục. Tuy nhiên để thu hút hơn nữa thì cịn nhiều yếu tố phụ thuộc vào các cán bộ làm cơng tác tuyên truyền, trước tiên phải nắm rõ về nội dung, giá trị chứa trong di tích, mặt khác phải diễn đạt những ý tưởng ấy một cách thuyết phục và nắm bắt tâm lý đối tựơng.

Tĩm lại trải qua quá trình chiến đấu, lao động, sáng tạo... cha ơng ta đã tạo dựng lên một quốc gia độc lập cĩ nền văn hĩa rực rỡ, xuyên suốt quá trình phát triển lịch sử đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn hĩa quý giá (vật chất và phi vật chất) chứa đựng trong đĩ những nội dung, tiềm năng của nền văn hĩa được hun đúc bang cả một quá trình sáng tạo. Ở đây ta nhận thấy rõ ý nghĩa của di sản văn hĩa như là một phương diện quan trọng của quá trình nhận thức khoa họac và cũng là kho tàng tư liệu phong phú để nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội lồi người. Đây là nền tảng vững chắc để ta cĩ thể xây dựng trên đĩ những cơng trình văn hĩa vĩ đại. Việc trân trọng, gìn giữ những di sản văn háo là gĩp phần xây dựng nền văn hĩa mới, nền văn hĩa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá đông nam bộ trên các chương trình truyền hình (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)