CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT MARC LEVY
3.1. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu trần thuật (Narrative tone) là một đặc trƣng không thể thiếu trong tiểu thuyết. Theo "Từ điển thuật ngữ văn học", giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng, đạo đức của nhà văn với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…. “Giọng điệu là một yếu tố đặc trƣng của hình tƣợng tác giả trong tác phẩm. Nếu nhƣ trong đời sống, ta thƣờng chỉ nghe giọng nói nhận ra con ngƣời thì trong văn học, giọng điệu phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời sáng tạo, giọng điệu có vai quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn [20]”. “Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu [1]”. Trong các sáng tác của Marc Levy, ngƣời ta nhận thấy giọng điệu đặc trƣng và chủ đạo là giọng điệu trữ tình sâu lắng xen lẫn giọng hài hƣớc, dí dỏm và đơi khi lại có chất suy ngẫm, triết lý.
Kundera quan niệm: “Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lí thuyết mà từ tinh thần hài hƣớc [5, tr.127]”. Mỗi câu chuyện của Marc hầu nhƣ ln có yếu tố này. Dù trong những tình huống căng thẳng nhất, các nhân vật vẫn có thể tự an ủi nhau bởi những câu bơng đùa làm xoa dịu tình thế. Khi Lauren cảm thấy áy náy, luôn miệng xin lỗi Authur vì đã đƣa anh vào câu chuyện phiền phức của cô, đã khiến anh phải hao tâm tổn sức, thậm chí nếu anh cứ tiếp tục thực hiện ý tƣởng mạo hiểm và điên rồ là đánh cắp cơ khỏi bệnh viện thì khi bị bắt anh sẽ phải đi tù. Arthur đã trả lời Lauren bằng một giọng điệu thật hài hƣớc:
“- Anh có quen một cơ gái, câu nào của cơ ấy cũng phải có từ xin lỗi, cô ấy xin lỗi nhiều quá đến nỗi ngay cả việc mời cô ấy uống một cốc nƣớc, bọn anh cũng không dám nữa, chỉ sợ cô ấy lại xin lỗi vì trót khát nƣớc thơi [12; tr.131]”.
Hay anh chàng Paul, sau khi nhận lời cùng Arthur làm việc điên rồ là đánh cắp một bệnh nhân mà anh còn chƣa biết mặt và không tin vào câu chuyện hoang đƣờng về việc có một linh hồn lang thang rời khỏi thể xác đã tự nhủ thầm:
“Paul ngẩng mặt nhìn trời, vung hai tay lên và thét: “Chúa ơi, tại sao lại là con gặp phải chuyện này cơ chứ?” Anh đứng ngắm sao một lúc, rồi mãi không thấy ai đáp, anh bèn nhún vai và lẩm bẩm: “Con hiểu rồi? Tại sao lại không phải là con nhỉ? [12, tr.141]”.
Các nhân vật trong sáng tác của Marc có cách đối đáp và hành xử khá dí dỏm điều này làm cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng, thú vị và độc giả đón nhận nó cũng dễ chịu hơn. Đôi khi lật giở từng trang sách, ngƣời ta khơng khỏi bật cƣời trƣớc những câu nói hài hƣớc của nhân vật hay cách kể chuỵên dí dỏm của tác giả. Này là một anh chàng Mathias (Bạn tơi tình tơi) vụng về nhỡ tay đóng sập cửa trong khi đã để qn chùm chìa khóa trên bàn ăn:
“Ngƣời phụ trách của công ty Delahaye đã thuyết phục đƣợc Mathias để yên cho đội quân của ông ta làm việc, cứ khoa chân múa tay giữa đám ngƣời vận chuyển đồ đạc nhƣ thế, anh chỉ khiến tiến độ công việc chậm đi mà thôi… [6, tr.49]”.
Rồi cái cách tác giả miêu tả về nhân vật số hai trên thiên đƣờng thì khó ai có thể khơng mỉm cƣời: “Mái tóc hoa râm lúc nào cũng hơi rối, chân tay khuỳnh khồng khiến ngƣời ơng nhƣ dài ra và âm điệu xứ Ecốt vô cùng quyến rũ (một số ngƣời cho rằng ông đã bắt chƣớc giọng Sir Sean Connery
mà ông không bỏ qua một bộ phim nào) đem lại cho ông một dáng vẻ khiến tuổi tác không hề làm phai mờ đi nét lịch lãm [7, tr.32]”.
Hay hai nhân vật đứng đầu địa ngục và thiên đƣờng khơng cịn cái dáng vẻ nghiêm nghị đạo mạo nữa mà trở nên hết sức đáng yêu:
“Chúa Trời húng hắng ho và xoa cằm chăm chú nhìn đối thủ của mình (…) Tấm vách ngăn chậm rãi khép lại. Chúa trời cho nó đóng đƣợc một nửa rồi hít một hơi thật sâu vào, Sa-tăng nghe tiếng Ngƣời hét lên với hắn từ phía bên kia căn phịng:
- CHÚNG TA SẮP LÊN CHỨC ÔNG RỒI! [7, tr.296]”.
Song bao trùm lên tất cả giọng điệu hài hƣớc trên là một giọng kể mang đậm tính trữ tình sâu lắng đầy cảm xúc:
“Arthur chìm đắm trong nỗi nhớ nhung tuyệt vọng đầu lúc nào cũng ong ong tên Lauren, miệng lúc nào cũng đắng ngắt vị xót xa buồn thảm. Nỗi nhớ nhung ấy từ từ thấm vào mạch máu anh, thâm nhập vào trái tim anh khiến cho mỗi ngày nó lại đập theo một nhịp khác hẳn hôm trƣớc [12, tr.291]”.
Với những câu văn mang dáng vẻ “sên sến” của dòng văn học lãng mạn Pháp, ngƣời ta thấy một ngƣời kể chuyện đầy tâm trạng hòa điệu với tâm trạng của nhân vật. Với giọng điệu thủ thỉ ấy, độc giả thực sự xúc động và bị thu hút hơn vào câu chuyện:
“Họ hơn nhau, nụ hơn đích thực trong vĩnh hằng của họ, nhƣ những xúc cảm từ khởi đầu. Cây dƣơng già đu mình trong gió, các cánh cửa chớp của tòa lâu đài lần lƣợt mở tung, và xung quanh họ, mọi vật bắt đầu biến đổi [13, tr.206]”.
Ngay cả trong một tác phẩm đầy hiện thực gai góc của chiến tranh, tuy giọng điệu đơi lúc có chút phũ phàng, dồn dập, gay gắt song xét cho cùng chất trữ tình vẫn không mất đi. Mƣợn lời kể của một ngƣời con trai dành cho ngƣời con gái mình u, dù cơ chƣa hề có mặt trong diễn biến câu chuyện mà
anh kể thì nhờ đó giọng điệu trần thuật cũng sâu lắng hơn với những cách dẫn dắt:
“Em cần hiểu bối cảnh trong đó chúng tơi từng sống [14, tr.15]”.
“Em thấy đó, với bạn bè của chúng tôi, mọi sự đã khởi đầu nhƣ một trò chơi con trẻ, một trị chơi của những đứa trẻ sẽ khơng bao giờ có thời gian thành ngƣời lớn [14, tr.21]”.
“Hãy tin tôi đi, chiến tranh không bao giờ giống một bộ phim [14, tr.23]”.
Ngay cả giây phút miêu tả sự ra đi của một con ngƣời, Marc cũng dùng một giọng điệu thấm đẫm chất trữ tình ấy làm cho việc Yvonne nhắm mắt thực sự là một việc yên nghỉ nhẹ nhàng vào cõi vĩnh hằng:
“Đầu bà nặng quá. Bà để mặc nó ngẹo xuống vai. Nên giữ cho cặp mắt nên hé mở một tí, thấm đẫm tất cả những gì quanh đây, mình muốn nhìn những cây hoa mộc lan, cúi xuống những đóa hồng; ánh sáng dịu đi, mặt trời bớt nóng, chim đã bay mất; con bé ra hiệu cho mình, bố mình mỉm cƣời với mình. Chúa ơi, cuộc sống mới đẹp ra sao khi bà ra đi… và cái tách lăn dài trên cỏ. [6, tr.378]”.
Chất trữ tình bao trùm lên tồn bộ tác phẩm của Marc, mỗi lời đều toát lên vẻ nhẹ nhàng, da diết. Tất nhiên, nhịp độ giọng điệu thì có phần khác nhau ở mỗi tác phẩm: Nếu em không phải một giấc mơ và Gặp lại đƣợc kể với nhịp điệu chậm, thong thả và một giọng văn đậm chất trữ tình sâu lắng, giọng điệu kể trong Em ở đâu? có phần dồn dập hơn, cịn Bạn tơi tình tơi lại là một câu chuyện với giai điệu sôi nổi, chậm rãi. Trong khi đó, Kiếp sau mang âm
hƣởng dìu dặt của những lớp câu chuyện trong thời quá khứ cứ đƣợc bóc tách dần dần trong lớp màn bí ẩn. Bảy ngày cho mãi mãi lại có sự xen kẽ của
giọng điệu gấp gáp xen lẫn những quãng lặng của xúc cảm. Khơng có một giọng điệu chậm rãi nhƣ Nếu em không phải một giấc mơ, cũng không dồn
dập nhƣ Em ở đâu?, nhịp độ giọng điệu Mọi điều ta chưa nói dƣờng nhƣ lại
nằm ở quãng giữa ấy.
Và trong cái chất trữ tình đơi khi cịn mang màu sắc triết lí. Những triết lí, những lời bàn luận trong sáng tác văn chƣơng ít nhiều thƣờng bắt nguồn từ những cách nghĩ riêng khiến tác phẩm trở nên mới mẻ, bất ngờ. Ngƣời đọc hoặc gật gù đồng ý, hoặc cau mày nghi ngại song đều phải ngẫm nghĩ. Tính “vấn đề” và chiều sâu của tác phẩm vì thế cũng đƣợc nâng cao. Nhƣ đã nói, ở tiểu thuyết Marc Levy giọng điệu triết lý đƣợc lồng ghép vào câu chuyện khá khéo léo và nhẹ nhàng, đó là khi bà mẹ Lili nhắn nhủ với con trai:
“Cuộc đời thật là kỳ diệu, Arthur con ơi, chỉ khi nó đã rón rén bỏ đi thì ta mới nhận ra điều này, nhƣng hàng ngày, cuộc đời đã đƣợc nhấm nháp từng chút một cho ta đỡ đói lịng [12, tr.182]”.
Là khi Susan quan niệm: "Yêu một ngƣời lại có thể khiến cho ngƣời ta sợ hãi đến mức chạy trốn!", trong khi đó Philip cố giải thích cho cơ rằng: "Yêu không phải là từ bỏ tự do của mình, mà là mang cho nó một ý nghĩa...".
Cũng nói về đặc điểm giọng điệu trong sáng tác Marc Levy trong Ngày đầu tiên, tạp chí Télé 7 Jours đã đánh giá: “Từ đầu này đến đầu kia của hành
tinh, một thiên truyện nên thơ đậm chất triết học. Nhƣ thể biết rõ điều gì tốt nhất nên làm, Marc Levy đã xây dựng những nhân vật táo bạo nhƣng lại mơ mộng hệt nhƣ con trẻ [13, tr.569]”.
Giọng điệu tiểu thuyết Marc Levy là một giọng điệu rất riêng nhẹ nhàng sâu lắng song vẫn đậm chất suy tƣ, điều đó đã thu hút đƣợc bạn đọc.