Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tình hình chăm sóc vú cho BM tắc tia sữa trên thế giới và Việt Nam Từ ngày 1- 7/8 hàng năm, tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” (World Breastfeeding Week). Có lý do để làm điều này vì số liệu mới nhất cho thấy tồn thế giới chỉ có 1/3 trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian 1 – 6 tháng, rất xa so với khuyến cáo của WHO: trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến hai tuổi kèm với ăn giặm.
Ở nước ta, xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ đang giảm đáng báo động. Số liệu từ viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh ở nước ta chiếm 75%, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một tháng đầu chiếm 31%, còn số trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm 12%.
Khó khăn trong việc NCBSM là tình trạng tắc tia sữa. Tắc tia sữa là bênh lý thường gặp ở BM khi NCBSM chiếm khoảng 15%. Tuy nhiên cơng tác chăm sóc vú cho BM tắc tia sữa chưa nhận được nhiều sự quan tâm, chúng ta chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
1.2.2. Tình hình chăm sóc trong thời gian trước đây
Trước đây, khi chăm sóc BM tắc tia sữa hầu hết điều dưỡng chúng ta chỉ hướng dẫn về cách cắt sữa, vệ sinh và dinh dưỡng cho BM. Trường hợp nào BM có biểu hiện viêm, áp xe vú thì bác sỹ cho điều trị thêm kháng sinh, chống viêm tùy mức độ rồi hẹn khám lại hoặc bất thường khám lại ngay.
Tuy được Điều dưỡng tư vấn , hướng dẫn nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khơng có sự kiểm tra đánh giá hiệu quả hàng ngày do đó kết quả đạt được chưa cao.
Sự trao đổi của NB và cán bộ y tế cịn ít, sự gắn kết chưa nhiều để NB có thể thổ lộ nhưng tâm tư, tình cảm và thấy được nguyên nhân của việc tắc tia sữa để từ đó có biện pháp hỗ trợ triệt để.