Sự tương đồng và khác biệt giữa gia đình trong nếp sống đạo của ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người muslim (qua kinh quran) (Trang 69 - 90)

Chương 1 : MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH QUR’AN

2.4. Sự tương đồng và khác biệt giữa gia đình trong nếp sống đạo của ngườ

Việt Nam

Nước Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Cũng như ở nhiều nước trên thế giới, mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Nếu xét theo nguồn gốc của tôn giáo ở Việt Nam thì có tôn giáo ngoại sinh – được đem từ bên ngoài vào như: Phật Giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam và tôn giáo nội sinh – được hình thành ngay ở Việt Nam như: đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa...Tất cả đều có sự hòa hợp với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống để cùng tồn tại và phát triển. Đối với đạo Islam, khi du nhập vào Việt Nam thì được gọi là Hồi giáo hay đạo Hồi. Nếu ở các khu vực khác trên thế giới, Hồi giáo chủ yếu truyền vào bằng “thánh chiến” thì ở khu vực Đông Nam Á lại bằng con đường “hòa bình”, qua các thương nhân và các giáo sỹ. Đối với quá trình du nhập của Hồi giáo vào xã hội người Chăm thì còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo truyền thuyết vào đầu thế kỷ XI, vua vương quốc Chăm pa “Poossuloah” đã hành hương đến thánh địa Mecca. Tống sử của Trung Quốc cũng nói rằng vào thế kỷ X – XI “người Chăm khi giết trâu để cúng đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng Đế Allah” [55; tr. 245]. “ Rất có thể vào thế kỷ X – XI, xã hội người Chăm đã có một cộng đồng Ả rập Hồi giáo đóng vai trò tiếp xúc thương mại và ngoại giao nhưng chưa có ảnh hưởng rõ về tôn giáo và văn hóa đối với xã hội” [55; tr. 195]. Nhưng đặc biệt, “có một phát hiện khảo cổ học gồm hai bia mộ thuộc về người muslim Chăm pa, một tấm có niên đại 1025 – 1035 và một tấm có niên đại 1039, minh chứng rõ nét hơn về thời điểm đạo Islam du nhập vào Việt Nam” [60; tr. 39 – 41]. Khoảng trước thế kỷ, ở vương quốc Chăm pa, đạo Hồi chưa phải là tôn giáo chính thống. Sau khi Chăm pa suy vong, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống là đạo Bàlamôn để theo Hồi giáo. Từ đó, Hồi giáo đã có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng người Chăm cho đến tận ngày nay.

“Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 70.000 người theo đạo Hồi thì số lượng tín đồ là người Chăm đã chiếm khoảng 64.000 người” [49; tr. 32]. Đối với người Chăm theo đạo Hồi thì phân hóa làm hai nhóm: Chăm Bàni và Chăm Islam. Nhóm Chăm Bàni tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Người Chăm Islam tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Vì Hồi giáo du nhập vào xã hội người Chăm bằng con đường hòa bình nên nó vừa bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương và vay mượn từ các nhóm dân tộc khác và các nhóm Hồi giáo: Chăm Bàni và Chăm Islam cũng có những khác biệt nhất định về phong tục tập quán.

Sự tác động của Hồi giáo đến gia đình trong nếp sống đạo của người Chăm ở Việt Nam được thể hiện rất rõ thông qua các nghi lễ, tập tục. Những nghi lễ, tập tục đó dần dần đã trở thành nề nếp trong gia đình người Chăm trong suốt nhiều thế kỷ qua. Người Chăm tiếp thu Hồi giáo từ người Malaysia, do đó từ sinh hoạt tôn giáo đến lối sống của cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đều có nhiều nét tương đồng với các cộng đồng Hồi giáo khác trong khu vực. Họ cùng thuộc về một phái của hệ phái Sunni, cùng tuân thủ một nguyên tắc đạo đức tôn giáo là coi tất cả những những người Hồi giáo là anh em, cùng chung ý chí bảo vệ cộng đồng của mình. Người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam cũng thực hiện đầy đủ những nghi lễ tôn giáo, những “cốt đạo” đã trở thành bất di bất dịch trong Hồi giáo. Đồng thời, người Chăm cũng hướng về Allah, kinh Qur’an như bất cứ những tín đồ muslim trên toàn thế giới. Cũng giống phần đông các cộng đồng Hồi giáo trong khu vực, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, luôn đồng hành cùng dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Sự tương đồng giữa gia đình trong nếp sống đạo của người muslim và gia đình trong nếp sống đạo của người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam được thế hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, đó là vấn đề coi trọng gia đình. Người Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam và những tín đồ Islam luôn cho rằng gia đình là nơi an toàn và là

nơi lưu giữ Đức tin tôn giáo của mình; gia đình là nơi chăm lo cho sức khỏe, duy trì nòi giống, dưỡng dục con cái và gắn kết các thành viên với nhau. Thứ hai, Thượng Đế Allah và kinh Qur’an là những chỉ dẫn cần thiết cho các mối quan hệ, cho cuộc sống trong gia đình.

Tuy vậy, xã hội Chăm truyền thống được xây dựng trên cơ sở mẫu hệ. Người phụ nữ Chăm làm chủ gia đình và tộc họ tính theo dòng huyết hệ bên mẹ. Họ được kính trọng trong gia đình và có địa vị cao ngoài xã hội, dù rằng trên thực tế, người nam giới phải đảm đương mọi công việc khó nhọc để tạo ra nguồn của cải vật chất cho gia đình. Người phụ nữ chi phối mọi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo và cả những lễ nghi liên quan đến hôn nhân, những sinh hoạt gia đình truyền thống.

Đối với gia đình người Chăm Islam, do những ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo, thì những nếp sống trong gia đình vẫn giữ được những nguyên tắc như những nguyên tắc đã được đề ra trong thế giới Hồi giáo. Người Chăm Islam đã xóa bỏ đi nguyên tắc quyền lực mẫu hệ trong xã hội Chăm truyền thống để hướng về Allah với quyền lực trong gia đình thuộc về người đàn ông. Vấn đề này được biểu hiện thông qua một số nghi lễ trong sinh hoạt gia đình của người Chăm Islam như: nghi lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh; nghi lễ thành niên; những kiêng cữ trong gia đình…

Trong nếp sống thường ngày của gia đình, người Chăm Islam cũng chịu những quy định được viết trong kinh Qur’an, đó là cấm cho vay nặng lãi, cấm ăn thịt heo, thịt đã cúng các thần khác, cấm ăn máu; cấm cờ bạc; ăn chay trong tháng Ramadan…Trong nhà, họ không treo hình tượng của người hoặc loài vật. Người Chăm Islam đặt trọn niềm tin vào một Thượng Đế duy nhất, mà Thượng Đế là đấng vô hình, không thể mô tả bằng bất kỳ một hình ảnh nào, do đó họ chỉ có thể tôn kính trong trí tưởng tượng mà thôi. Vì vậy, trong gia đình người Chăm Islam không treo hình ảnh, kể cả di ảnh của người thân đã mất vì sợ những hình ảnh đó sẽ làm xao nhãng Đức tin. Người Chăm Islam không được xăm mình cũng như không để cho những con vật như chó, heo, đụng, liếm hay cắn phải.

Nếu có trường hợp đó xảy ra thì người Chăm Islam phải rửa bằng nước bùn một lần và sau đó rửa lại nước sạch bảy lần kèm theo việc đọc một câu kinh để xin Thượng Đế xác nhận đã tẩy sạch thân thể.

Có thể nhận thấy, mặc dù người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong nếp gia đình nhưng người Chăm Islam không phụ thuộc hoàn toàn vào các nguyên tắc Islam. Sự khác biệt nằm ở điểm, người nam giới trong xã hội Chăm Islam không tuân theo chế độ đa thê và luôn hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tôn giáo và hoạt động sản xuất. Và họ không hề độc đoán trong việc quyết định các vấn đề thuộc về gia đình như trong thế giới Hồi giáo. Tuy vậy, trên thực tế, phụ nữ Chăm Islam đa số vẫn chỉ tham gia vào công việc nội trợ, dệt vải, buôn bán, chăm sóc chồng con mà ít tham gia vào các công việc xã hội. Các cô gái chưa chồng vẫn phải chịu tục cấm cung, khi ra đường phải chùm khăn che mái tóc và có người lớn đi cùng để tỏ ra là người ngoan đạo.

Đối với gia đình người Chăm Bà ni, sự tương đồng đối với gia đình trong nếp sống đạo của người muslim chỉ là hình thức. Bởi Hồi giáo trong cộng đồng Chăm Bà ni không sâu sắc như đối với cộng đồng Chăm Islam. Từ vấn đề Đức tin, cầu nguyện, ăn chay, bố thí, người Chăm Bà ni đều thực hiện một cách chừng mực và không mang những dấu ấn đậm nét. Điều này có thể được giải thích rằng: người Chăm Bà ni bị chi phối bởi những tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, trong đó đạo Bà la môn có sức ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, do Hồi giáo là tôn giáo đến sau và ảnh hưởng không mạnh mẽ như đối với cộng đồng Chăm Islam, cho nên những giá trị trong kinh Qur’an không có sức lan tỏa đậm sâu đối với người Chăm Bà ni. Điểm tương đồng cơ bản đó chính là những ảnh hưởng rời rạc, đơn lẻ và không dứt khoát của Hồi giáo đến gia đình trong nếp sống đạo của người Chăm Bà ni.

Tuy vậy, điểm khác biệt lại rất rõ ràng, gia đình người Chăm Bà ni theo chế độ mẫu hệ. Khi người con gái xây dựng gia đình, cha mẹ cô sẽ thu xếp cho vợ chồng trẻ ở ngay trong gia đình mình hoặc ở riêng tại căn nhà dựng ngay bên cạnh ngôi nhà lớn của gia đình. Dù ở riêng, có cở sở kinh tế riêng, cặp vợ chồng

trẻ vẫn gắn bó với gia đình vợ về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng và giáo dục. Người phụ nữ Chăm Bà ni được kính trọng và có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. Họ rất yêu quý con cái, song vẫn thích sinh nhiều con gái hơn, vì con gái sẽ ở bên bố mẹ suốt đời và là người sẽ kế tục sự nghiệp chính của dòng họ. Theo phong tục của Hồi giáo, người đàn ông được phép lấy bốn vợ. Song trong gia đình người Chăm Bà ni, người đàn ông không được lấy hai vợ, nếu điều đó xảy ra, họ sẽ bị cộng đồng khinh rẻ và sẽ bị phạt rất nặng. Tuy nhiên, người đàn ông Chăm Bà ni vẫn có quyền tham gia vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương vợ, nơi anh ta cư trú và có liên hệ khá chặt chẽ với cha mẹ đẻ của mình. Họ đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực, đặc biệt là tôn giáo, bởi vì mỗi dòng họ mẫu hệ theo Hồi giáo cần có ít nhất một người con trai làm tu sĩ để thay mặt dòng họ thực hiện nghĩa vụ với Đấng Tối Cao và thực hiện các nghi lễ cúng báo hiếu cho cha mẹ và bà con trong họ khi qua đời. Đây là điểm khác biệt cơ bản, bởi theo quan niệm của Hồi giáo, người đàn ông là người làm chủ gia đình và có quyền quyết định tới những vấn đề trong cuộc sống. Điểm khác biệt này có thể thấy rõ trong một số nghi lễ trong gia đình như: nghi lễ hôn nhân, nghi lễ đầy tháng…

Nhìn từ khía cạnh khác rằng nếu coi Islam là một thực thể văn hóa có tính lan truyền thì văn hóa Islam ở Việt Nam cũng có những mặt tương đồng và khác biệt đối với cả hai cộng đồng Chăm Bà ni và Chăm Islam. Thí dụ như vấn đề giao tiếp: Trong các cuộc giao tiếp thường ngày các tín đồ Islam Việt Nam thường tỏ ra lễ phép. Gặp nhau ngoài đường người nhỏ tuổi phải chào người lớn tuổi, nếu không sẽ bị coi là “Pa hơn” (mất dạy). Khách đến chơi nếu là đàn bà thì chủ nhà (đàn ông) không được chạy ra đón. Trái lại trong các cuộc hội họp, nhất là ở tiểu thánh đường, kẻ đến sau phải đi vòng khắp lượt chào hỏi những người đã đến trước. Cách chào cũng cần lưu ý, đôi khi cùng đưa cả hai tay, không phải để nắm rồi lắc lắc như ta bắt tay nhau, mà là xếp bốn bàn tay xen kẽ nhau rồi vuốt từ cổ tay tới các đầu ngón tay. Xong, họ co tay phải lại, để mấy đầu ngón

tay chấm vào ngực mình, nếu người đối diện ngang hàng và tuổi xuýt soát nhau. Hoặc chạm mấy ngón tay vào trán, nếu người đó là người trên đáng tôn kính.

Khi vào nhà lạ, nhất là nơi thánh đường tôn nghiêm họ phải bỏ giầy dép mà đi chân không. Chỗ ngồi tôn kính là gần cửa ra vào ngay hàng hiên phía trước. Đàn bà bao giờ cũng phải ở buồng trong. Nhưng hiện nay những tập tục này không còn được tôn trọng nữa.

Bên cạnh đó, người Chăm Bà ni và người Chăm Islam đều có những nghi lễ và tập tục riêng chịu ảnh hưởng của văn hóa Islam. Đối với cộng đồng Chăm Bà ni vẫn còn lưu giữ một cách nguyên vẹn con đường và dấu ấn của Hồi giáo khi mới xâm nhập vào Việt Nam thông qua các tín ngưỡng như: hội múa Rija Chăm, múa trống ôn đầu năm có tục cúng thần mới. Trong lễ hội, có tục cúng hình nhân thế mạng và xuất hiện cả hai vị thần là Allah – đại diện cho Hồi giáo và thần Pô Inuga – đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm. Theo quan niệm của người Chăm Bà ni, cả hai vị thần này đều có vai trò như nhau trong việc tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài….

Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng: gia đình trong nếp sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an và gia đình trong nếp sống đạo của người Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam đều tồn tại sự tương đồng và khác biệt khá cơ bản. Điểm tương đồng cơ bản là kinh Qur’an vẫn có sự ảnh hưởng đến đời sống gia đình của người muslim và cộng đồng Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam. Từ việc thực hiện các nghi lễ, tập tục đến những đức tin hướng về Allah đều được quan tâm và hướng đến một cách quy củ. Tuy vậy, sự khác biệt phần lớn tập trung đối với cộng đồng Chăm Bà ni, bởi dấu ấn của xã hội mẫu hệ rất đậm nét. Đối với người Chăm Bà ni, người phụ nữ có quyền lực và địa vị tối cao trong xã hội. Đây là điểm không tương thích với xã hội Islam – xã hội phụ quyền điển hình được Thượng Đế Allah quy định.

Nếp sống đạo của người Chăm theo Hồi giáo là những tập tục, lễ nghi đã được hình thành trong cộng đồng Chăm từ trước đó. Mỗi người dân trong cộng đồng Chăm trong suốt cuộc đời mình đều phải trải qua hầu hết những lễ nghi, tập

tục đó. Đây cũng là cách để mỗi người cùng hòa vào cộng đồng dân tộc mình, cùng sống đạo và thực hiện việc đời theo ý nguyện của Allah, của kinh Qur’an. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì đạo Islam hiện nay cũng tồn tại một số hạn chế như: nghi lễ chặt chẽ, tốn kém trong việc hành hương, giáo lý có nhiều điểm thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ…Mặt khác đôi khi lại bị các thế lực phản động lợi dụng nhằm vào mưu đồ chính trị, chống phá Đảng và chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây mất trật tự an ninh xã hội…Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách thích hợp nhằm phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo cũng như đạo Islam trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới, con người mới đáp ứng nhu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước. Đảng và Nhà nước còn đẩy mạnh chủ trương duy trì và phát triển các tôn giáo theo xu hướng đồng hành cùng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết dân tộc tôn giáo trước hết bằng mục tiêu chung, điểm tương đồng giữa lý tưởng tốt đẹp vốn có của các tôn giáo với chủ nghĩa xã hội; khai thác những giá trị tích cực của các tôn giáo, trong đó có giá trị văn hóa và đạo đức, đồng thời luôn cảnh giác với những âm mưu lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người muslim (qua kinh quran) (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)