Một số kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng hâu phương tại chỗ trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 101 - 116)

Chƣơng 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

Từ thực tiễn xây dựng hậu phương tại chỗ ở Hải Dương trong kháng chiến chống Pháp, bước đầu có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm sau:

Nhận thức đúng yêu cầu, vai trò của việc xây dựng hậu phương tại chỗ; thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng; vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chiến tranh cách mạng, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với điều kiện so sánh lực lượng rất chênh lệch thì điều quan trọng hàng đầu làm chuyển hóa so sánh lực lượng là phải vừa chiến đấu vừa xây dựng, tích lũy lực lượng; vùa tích cực tiêu diệt sinh lực địch vừa tích cực bồi dưỡng lực lượng kháng chiến. Do đó, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, xây dựng hậu phương vững chắc là một yêu cầu cấp bách đối với từng chiến trường cũng như với cả nước. Chủ trương « vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương » đã phản ánh quy luật tất yếu của cuộc kháng chiến. Do tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến, trên thực tế đã hình thành hai loại hậu phương là: hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ. Kết hợp xây dựng hậu phương chiến lược vững mạnh với xây dựng hậu phương tại chỗ khắp nơi là qui luật phát triển hậu phương của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Hải Dương – một vùng đất thuộc châu thổ sông Hồng, là một địa bàn có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nối liền thủ đô Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của dân tộc, Hải Dương nói riêng, đồng bằng Bắc Bộ nói chung là một phương hướng chiến lược rất quan trọng của đất nước, là một chiến trường nóng bỏng diễn ra cuộc đọ sức ác liệt giữa quân dân Việt Nam và quân Pháp; là nơi giặc Pháp thường xuyên tập trung quân đông, vũ khí hiện đại và áp dụng những thủ đoạn đánh phá, bình định tàn bạo, thâm độc hòng giữ thật chắc vùng đồng bằng đồng dân, nhiều của và có vị trí hết sức quan trọng

này. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng bộ Tỉnh đã sớm nhận thức được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của công tác xây dựng hậu phương tại chỗ.

Từ thực tiễn công tác xây dựng hậu phương tại chỗ trong kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Tỉnh, bài học kinh nghiệm đầu tiên cần rút ra là: Ngay từ ngày đầu kháng chiến, việc xây dựng các loại hình hậu phương tại chỗ phải được quán triệt một cách sâu sắc trong đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. Trên cơ sở nắm vững đường lối, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ phải vận dụng linh hoạt để hoạch định chủ trương, đường lối, biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Tỉnh, nhằm biến đường lối của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong tư tưởng chỉ đạo, Đảng bộ phải luôn nêu cao tinh thần phấn đấu vươn lên, không chủ quan thỏa mãn với những thành tích đạt được; luôn chỉ ra những nhược điểm, khuyết điểm, thẳng thắn đấu tranh phê bình để sửa chữa; đi sâu, đi sát, nắm chắc cơ sở, nghiên cứu thực tiễn từ đó tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng được biện pháp tổ chức xây dựng hậu phương tại chỗ đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương và triển khai tới các cấp, các ngành.

Thường xuyên chăm lo, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc; kiên trì bám đất, bám dân, dựa chắc vào dân để xây dựng hậu phương tại chỗ.

Kế thừa kinh nghiệm của tổ tiên và thấm nhuần quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin về vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng và chiến tranh cách mạng, ngay từ khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Với đường lối đó, Đảng luôn đặt công tác vận động tổ chức quần chúng là một trong những công tác quan trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng và củng cố hậu phương, vấn đề giành dân, giữ dân diễn ra hết sức quyết liệt. Việc dựa chắc vào dân, thường xuyên chăm lo, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc là một bài học lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp và cũng chính là một kinh nghiệm thành công của công cuộc xây dựng hậu phương kháng chiến.

Đối với đảng bộ và quân dân tỉnh Hải Dương – một địa bàn mà kẻ địch có lực lượng mạnh, sử dụng mọi biện pháp xảo quyệt, tàn bạo để đánh chiếm thì đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng càng có giá trị hết sức lớn lao, được Đảng bộ địa phương quán triệt, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương trên từng chặng đường kháng chiến và kiến quốc bằng những biện

pháp hiệu quả. Nắm vững quan điểm cách mạng « cách mạng là sự nghiệp của quần chúng » và thấm nhuần chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn coi trọng công tác dân vận, không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, « lấy dân làm gốc ».

Trong chiến tranh, địch dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, kết hợp với bạo lực để giành dân với kháng chiến, vì thế việc giáo dục rèn luyện nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác trước kẻ thù, động viên nhân dân tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn để nhiệt tình kháng chiến là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Cán bộ, đảng viên phải kiên cường bám trụ địa bàn, liên tiếp tổ chức lực lượng tung trở lại các nơi tạm bị chiếm, bám đất, nắm dân, móc nối xây dựng cơ sở và tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt, liên tục với địch để giành dân, giải phóng và bảo vệ nhân dân, bảo vệ nguồn cung cấp sức người, sức của tại chỗ đúng như lời của Hồ Chủ Tịch « rừng người vững hơn rừng cây ». Đồng thời, các cấp ủy Đảng phải không ngừng chăm lo xây dựng, củng cố các các đoàn thể quần chúng trong nông dân, công nhân, phụ nữ, thanh niên... và hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nhân sĩ, trí thức thân hào yêu nước, mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sưc mạnh to lớn của mặt trận trong công cuộc đoàn kết toàn dân xây dựng hậu phương cho kháng chiến.

Phải kết hợp khai thác sức dân với tăng cường bồi dưỡng sức dân hậu phương tại chỗ thực sự phát huy sức mạnh của hậu phương chiến tranh nhân dân. Bởi khi hậu phương thực hiện tốt việc bồi dưỡng sức dân thì cũng là lúc huy động được cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến đánh giặc. Do đó, trong tiến trình kháng chiến chống thực dân Pháp, các chủ trương chính sách của Đảng bộ đều phải phải xuất phát từ lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Trong kháng chiến, công tác củng cố đê điều, hỗ trợ nhân dân tăng gia sản xuất, công tác giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất vẫn phải được chú trọng đúng mức.

Đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong kháng chiến chống Pháp sẽ được Đảng bộ Hải Dương tiếp tục kế thừa và phát huy trong kháng chiến chống Mỹ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Hết sức coi trọng, chăm lo nhiệm vụ xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng hậu phương tại chỗ.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi cho cuộc kháng chiến. Đường lối chủ trương kháng chiến đúng đắn của Đảng đã biến thành hiện thực ở Hải Dương là nhờ có công tác tư tưởng sắc bén, sát sao và công tác tổ chức chặt chẽ, tỷ mỷ của Đảng bộ tỉnh. Mục tiêu của công tác tư tưởng là nhằm quán triệt đường lối chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh đến từng cán bộ đảng viên; đến từng người dân, trên cơ sở đó xây dựng và giữ vững ý chí quyết chiến, quyết thắng, kiên cường, bất khuất, chịu đựng hy sinh gian khổ, không ỷ lại, không bi quan sợ địch, ngại hy sinh gian khổ, đồng thời chống chủ quan, khinh địch, nóng vội, muốn thắng nhanh, giải quyết nhanh. Nội dung chủ yếu của công tác tổ chức Đảng ở Hải Dương trong suốt quá trình kháng chiến là nhằm bảo đảm cho các cấp Đảng bộ nắm chắc lực lượng vũ trang, bám sát quần chúng, bám sát cơ sở chiến đấu và sản xuất. Dù khó khăn gian khổ, tuyệt đối không xa rời quần chúng, không bỏ đất, bỏ dân, bỏ trận địa. Bám đất, bám dân là khẩu hiệu chiến đấu cũng là niềm tự hào của đảng viên và của tổ chức Đảng. Bám đất, bám dân cũng là “bí quyết” để thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh” của Đảng.

Công cuộc xây dựng hậu phương tại chỗ trong kháng chiến chống Pháp ở Hải Dương là một biểu hiện sinh động của việc quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân toàn diện của Đảng trong thực tiễn. Đó cũng là kết quả của công tác xây dựng Đảng trên địa bàn tỉnh.

Từ thực tiễn đó, bài học kinh nghiệm rút ra là phải luôn coi trọng và tiến hành xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sức chiến đấu của Đảng thể hiện ở hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở. Vì thế, chăm lo xây dựng đảng, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng phải là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu của các cấp ủy đảng. Các cấp bộ đảng phải luôn chú trọng công tác tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên có lập trường kiên định, vững vàng vào sự lãnh đạo của Đảng, về sự tất thắng của cuộc kháng chiến trường kỳ; chú trọng xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong chi bộ, đảng bộ, giữ và phát huy mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng, dựa vào sức mạnh của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của hậu phương kháng chiến.

Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, đặc biệt là dân quân du kích

Với quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang “Người trước súng sau” “Vũ khí cần nhưng quan trọng hơn là người vác súng”, Tỉnh ủy Hải Dương đã xác định: phải chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh làm nòng cốt để tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương; phát động toàn dân đánh giặc, xây dựng trận địa lòng dân vững chắc cho kháng chiến thắng lợi [34, tr.403].

Ngay từ ngày mới thành lập (6/1940), Đảng bộ đã xây dựng được các đội tự vệ chiến đấu và chính những đội này đã hỗ trợ cho nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Hải Dương. Trong 8 năm kháng chiến, Hải Dương đã xây dựng được lực lượng vũ trang địa phương từ nhỏ đến lớn; từ trang bị thô sơ đến trang bị ngày càng hiện đại; từ một lực lượng lúc đầu chỉ có tự vệ chiến đấu lên một lực lượng khá hùng mạnh, có bộ đội chủ lực tỉnh, huyện và dân quân du kích ở khắp các thôn xã. Từ chỗ chỉ chống phá được các cuộc càn cỡ đại đội, tiểu đoàn, và tiêu diệt cỡ tiểu đội, trung đội địch trở lên đến có khả năng chống phá càn cỡ nhiều binh đoàn cơ động và tiêu diệt gọn cấp đại đội địch, đồng thời phối hợp với các binh đoàn chủ lực của ta giáng cho địch những đòn quyết định, làm thay đổi lực lượng so sánh và cục diện trên chiến trường Hải Dương. Lực lượng vũ trang địa phương là lực lượng đóng vai trò cốt yếu trong việc xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ, đồng thời phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch mọi lúc, mọi nơi, đi từ thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.

Như vậy, để xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ, phải chỉ đạo tiến hành quân sự hóa mọi mặt hoạt động của địa phương, theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng thực tế của chiến trường mà góp phần xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương ngày càng lớn mạnh, tích cực vận dụng sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân. Đặc biệt, phải xây dựng được lực lượng dân quân du kích vững mạnh và rộng khắp. Vì dân quân du kích là một trong những điều kiện để hình thành và phát triển căn cứ du kích; là một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân do đảng tổ chức và lãnh đạo. Đó là lực lượng giữ vai trò chiến lược trong hoạt động đánh giặc giữ làng, trong xây dựng và bảo vệ căn cứ du kích, làm nòng cốt cho chiến tranh du kích, đánh giặc bằng mọi mưu trí, tiêu diệt và tiêu hao rộng rãi lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch, kiềm chế và phân tán địch; thường xuyên hỗ trợ quần chúng đấu tranh chính trị, làm tê liệt bộ máy ngụy quyền, biến hậu phương của địch thành tiền phương kháng chiến, mở những khu vực tự do ở vùng sau lưng địch; phối hợp với bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, tạo điều kiện cho bộ đội đánh lớn tiêu diệt những lực lượng quan trọng của địch. Đó cũng là công cụ của chính quyền nhân

dân, bảo vệ tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân, giữ gìn trật tự trị an; là lực lượng dự bị, bổ sung cho quân đội và thường xuyên bám đất để sản xuất.

Điều đặc biệt quan trọng là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang, vừa là nguyên tắc, vừa là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của lực lượng vũ trang địa phương. Để nâng cao chất lượng chính trị, sức mạnh chiến đấu của bộ đội địa phương, Tỉnh ủy đã điều những đội viên dân quân, du kích tự vệ ưu tú cho bộ đội, tăng cường cán bộ, đảng viên vào trong quân đội để trực tiếp lãnh đạo chỉ huy tham gia chiến đấu. Thường xuyên chăm lo xây dựng bản lĩnh cách mạng, bản chất giai cấp vững vàng trước những khó khăn thử thách ác liệt. Dân quân du kích phải do tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, mọi hoạt động của dân quân du kích phải nhằm thực hiện phương hướng, chính trị do Đảng đề ra. Dân quân du kích cần có tư tưởng, tổ chức chặt chẽ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Dân quân du kích cần thu hút đông đảo quần chúng tham gia, ở đâu có dân, ở đó có dân quân du kích. Để đảm bảo hoạt động của lực lượng dân quân du kích, cần phải phát triển tăng gia sản xuất, kết hợp sản xuất và chiến đấu, tạo điều kiện cho dân quân du kích tự túc một phần vũ khí và lương thực để ngày càng phát triển.

Phải kết hợp xây dựng với bảo vệ hậu phương tại chỗ

Thực tiễn cách mạng cho thấy, để hậu phương thực sự trở thành nguồn động viên sức người, sức của cho kháng chiến, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị tinh thần cho các lực lượng vũ trang chiến đấu thì phải trải qua một quá trình vừa xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng hâu phương tại chỗ trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 101 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)