CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp sắc ký lớp mỏng
2.3.1.1. Khái niệm
Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography - TLC) là một kĩ thuật sắc ký được dùng để tách các chất trong hỗn hợp. Trong sắc kí lớp mỏng, q trình sắc kí được tiến hành trên một lớp chất hấp phụ, thường là silicagel, aluminium oxit, hoặc cellulose được phủ trên một mặt phẳng chất trơ như trên mặt một tấm kính, chất dẻo hay kim loại, ví dụ nhơm. Pha động bao gồm dung dịch cần phân tích được hịa tan trong một dung mơi thích hợp và được hút lên bản sắc ký bởi mao dẫn, tách dung dịch thí nghiệm dựa trên tính phân cực của các thành phần trong dung dịch. [30]
Ưu điểm của SKLM là cĩ thể tiến hành nhanh chĩng và ít tốn kém. Vì thế, SKLM thường dùng để để giám sát các phản ứng hĩa học, phân tích chất lượng sản phẩm của phản ứng và tìm các điều kiện tối ưu cho sự tách các chất nhằm thăm dị cho sắc kí cột. Phương pháp SKLM cĩ thể ước lượng (bán định lượng) lượng chất trên sắc đồ bằng cách so sánh diện tích vết của mẫu thử với diện tích của vết chuẩn. SKLM cịn được dùng để thử độ tinh khiết của sản phẩm dùng nhiều trong phịng thí nghiệm, trong nghiên cứu sinh học, hĩa sinh… [31],[32]
2.3.1.2. Kỹ thuật
Thường người ta chấm một giọt mẫu phân tích gần một mép của bản mỏng. Dùng bút chì đánh dấu nơi chấm mẫu. Sau khi giọt mẫu đã khơ, đặt bản mỏng vào bình sắc kí đã bão hịa hơi dung mơi của pha động, mép phía chấm mẫu được nhúng vào dung mơi pha động nhưng khơng được cho điểm chấm mẫu chạm trực tiếp vào dung mơi động. Sau khi dung mơi chạy xong thì lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký và tiến hành phân tích các vết trên bản mỏng.
2.3.1.3. Phát hiện các vết trên bản mỏng
Cĩ nhiều phương pháp để phát hiện các vết, trong đĩ cĩ 2 cách phổ biến cĩ thể dùng để phát hiện hầu hết các chất hữu cơ:
- Phun dung dịch hiện màu (chất cĩ thể tạo màu với các chất cần phân tích, ví dụ: dung dịch Iodine, dung dịch acid sulfurid, ninhydrin,..).
- Thêm chất huỳnh quang vào pha tĩnh: cả bản mỏng sẽ sáng (huỳnh quang) khi soi đèn tử ngoại (ví dụ đèn cĩ bức xạ 254 nm) nơi cĩ chất phân tích thì sẽ tối hoặc cĩ màu huỳnh quang khác với màu nền sáng của bản mỏng.
Hình 2.4. Quá trình sắc ký lớp mỏng
Dung mơi thích hợp dùng trong sắc ký lớp mỏng là một dung mơi cĩ tính phân cực khác với pha tĩnh. Nếu một dung mơi phân cực được dùng để hịa tan mẫu thử trên một pha tĩnh phân cực, vệt nhỏ mẫu thử sẽ lan trịn do mao dẫn và các vệt khác nhau cĩ thể trộn lẫn vào nhau.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf, được tính bằng cơng thức: Rf = 𝑑
Trong đĩ: d là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử ; h là khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung mơi đo trên cùng đường đi của vết.