Một số lựa chọn cho mô hình tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học “ sử dụng mô hình ECO Lab đánh giá một số đặc trng môi trờng khu vực nuôi trồng thủy sản “ pps (Trang 57 - 60)

(2.1) Phương trình bảo toàn động lượng theo phương x:

3.2.1.Một số lựa chọn cho mô hình tính

Như đã trình bày ở phần mở đầu, mục tiêu của luận văn là tính toán và đánh giá một số yếu tố đặc trưng cho môi trường biển khu vực nuôi trồng thủy sản trong vịnh Vân Phong đồng thời với đó là ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội khác lên khu vực nuôi. Để đánh giá một cách chính xác cần phải tính tới tất cả các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên khu vực nuôi biển. Việc tính toán một cách đầy đủ như vậy là rất phức tạp và không đủ điều kiện để thực hiện trong khuôn khổ một luận văn cao học (về số liệu, tài liệu thực địa, kinh phí…). Do vậy, nhằm giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra trong luận văn, học viên chỉ lựa chọn một số yếu tố chủ yếu có tác động trực

58

tiếp nhất tới sự biến động của chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng thủy sản nói riêng và trong toàn vịnh Vân Phong nói chung.

3.2.1.1. Lựa chọn khu vực nuôi

Theo điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong vịnh Vân Phong năm 2005, hoạt động nuôi trên biển tại đây còn phân tán và rải rác. Mặc dù vậy có thể chia làm 4 khu vực chính với các quy mô nuôi khác nhau là: khu vực Lạch Cổ Cò, khu vực đảo giữa vịnh khu vực Xuân Tự và khu vực Đầm Môn - Lạch Cửa Bé.

Theo khảo sát thực tế, tình hình nuôi biển trong vịnh là khá biến động. Ngoài khu vực Xuân Tự (Thị trấn Vạn Giã - huyện Vạn Ninh), cả 3 khu vực còn lại đều có sự biến động lớn về quy mô nuôi, số lượng lồng bè có thể giảm đi nhanh chóng do dịch bệnh, làm theo thời vụ hay thậm chí do chính quy hoạch về phát triển khu kinh tế tổng hợp tại vịnh Vân Phong làm cho các hộ nuôi phải di dời lồng sang khu vực khác. Việc xác định khu vực nuôi là một trong những bước quan trọng nhằm xác định dữ liệu đầu vào, phạm vi và không gian đánh giá, phân tích chủ yếu của mô hình. Ngoài ra, các khu vực nuôi lồng bè trên biển còn chính là những nguồn thải các hợp phần dinh dưỡng ra môi trường nước trong vịnh. Do vậy, khi thiết lập mô hình tính toán chất lượng nước cho vịnh Vân Phong, việc lựa chọn khu vực nuôi phải đảm bảo tính ổn định (để có thể xem như một nguồn thải liên tục), tính đại diện cho toàn vịnh, ảnh hưởng rộng tới môi trường nước xung quanh đồng thời cũng bị tác động bởi các yếu tố khác. Trên cơ sở đó và căn cứ vào hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong vịnh, học viên đã lựa chọn 2 khu vực nuôi chính để đưa vào mô hình. Đó là:

1. Khu vực Xuân Tự với diện tích nuôi biển đạt 391ha với 714 lồng, 62 bè, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, ốc hương và trai ngọc. Đây là khu vực nuôi ổn định nhất trong 4 khu vực, ít có biến động về quy mô nuôi. Hơn nữa trong phê duyệt về quy hoạch không gian phát triển khu kinh tế tổng hợp Vân Phong đến năm 2020 thì không gian cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản kéo dài từ Xuân Tự tới Hòn Khói về phía Tây Nam. Như vậy, việc đánh giá tác động của

59

hoạt động nuôi biển cho khu vực này còn có ý nghĩa về lâu dài trong quy hoạch phát triển kinh tế chung của vịnh.

2. Khu vực lạch Cổ Cò với diện tích nuôi biển đạt 565,33ha với 2433 lồng, 154 bè nuôi phổ biến tôm hùm, ốc hương và trai ngọc. Việc lựa chọn khu vực lạch Cổ Cò dựa trên những cơ sở sau: 1) Đây là khu vực có quy mô nuôi biển lớn nhất toàn vịnh (theo điều tra hiện trạng năm 2005) nên việc đánh giá chất lượng nước là cần thiết; 2) Vị trí đặt lồng nuôi khá kín, lưu thông với khối nước toàn vịnh qua hai cửa khá hẹp nên cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ thủy động lực đối với sự lan truyền nguồn thải; 3) Vùng lạch Cổ Cò cũng nằm trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, có vị trí gần với quy hoạch khu du lịch bãi tắm ở Vạn Thạnh - Vạn Thọ và cảng trung chuyển quốc tế ở Đầm Môn. Do đó, đây là khu vực có khả năng tác động tới chất lượng nước phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong vịnh.

Như vậy, 2 khu vực nuôi chính được lựa chọn để đưa vào mô hình tính đó là khu vực nuôi lồng bè ở Xuân Tự (Thị trấn Vạn Giã - huyện Vạn Ninh) và khu vực lạch Cổ Cò. Bên cạnh mục đích đánh giá các yếu tố môi trường tại 2 khu vực nuôi nói trên, học viên còn muốn so sánh mức độ bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy động lực hay sự tác động của các yếu tố khác tới các khu vực nuôi trong quá trình tính toán lan truyền các hợp phần dinh dưỡng nhằm tìm ra vị trí nuôi thích hợp hơn trong 2 khu vực được lựa chọn.

3.2.1.2 Lựa chọn nguồn phát thải

Theo [13] thì tại khu vực Vân Phong có thể xác định các họat động kinh tế có thể hình thành nên nguồn thải ven bờ vịnh bao gồm:

1. Nuôi trồng thủy sản (gồm cả nuôi ven bờ và nuôi biển)

2. Khai thác khoáng sản.

3. Các họat động du lịch biển

60

5. Lượng thải từ nước thải sinh hoạt của người dân các xã ven bờ vịnh, từ các con sông trong đất liền đổ ra…

Đối với họat động nuôi trồng thủy sản thì lượng phát thải chủ yếu là từ chính hệ thống lồng nuôi (thức ăn thừa trong quá trình nuôi, chất thải sinh hoạt của người dân sinh sống trên bè nổi...). Trong khi đó, các họat động kinh tế khác lượng thải chủ yếu đến từ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp.

Lựa chọn nguồn phát thải cần căn cứ vào độ ổn định của nguồn và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với môi trường nước trong vịnh. Qua tìm hiểu thực tế và dựa vào bộ số liệu có được, học viên nhận thấy rằng họat động du lịch và khai thác khoáng sản trong vịnh Vân Phong còn nhỏ lẻ và chưa thật ổn định. Do vậy, các nguồn thải chính được lựa chọn trong mô hình gồm:

1. Nguồn thải từ khu vực nuôi trồng thủy sản tại Xuân Tự và lạch Cổ Cò

2. Nguồn thải từ nhà máy đóng tàu Huyndai – Vinashin. Đây là nhà máy có công suất khá lớn họat động với lượng nước thải sản xuất với hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao là tương đối đáng kể (40.000l/ngày đêm).

3. Nguồn thải từ nước thải sinh hoạt của dân cư tại Thị trấn Vạn Giã. Đây là thị trấn tập trung đông dân cư sinh sống nhất trong vịnh Vân Phong, do đó lượng phát thải từ nước thải sinh hoạt là rất lớn. Hơn nữa việc lựa chọn nguồn thải tại đây còn nhằm mục đích xem xét tác động của nguồn thải sinh hoạt tới khu vực nuôi trồng thủy sản ở Xuân Tự.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học “ sử dụng mô hình ECO Lab đánh giá một số đặc trng môi trờng khu vực nuôi trồng thủy sản “ pps (Trang 57 - 60)