Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chăn nuôi đà điểu ppsx (Trang 30 - 31)

5. Kiểm tra trứng

1.7. Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng

Hội chứng này thường xảy ra ở đà điểu từ 2-4 tháng với các biểu hiện lâm sàng: khớp phát triển không bình thường, ống xương chân cong biến dạng nên đà điểu đi lại khó khăn, xiêu vẹo.

1.7.1. Nguyên nhân

Đà điểu bị bệnh do một trong hai nguyên nhân sau:

- Khẩu phần ăn của đà điểu thiếu hoặc không cân đối các muối khoáng đa lượng như: Canxi, phosphat, Na.... và các muối khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Mg... Do vậy, việc phát triển bộ xương, đặc biệt là xương và khớp chân không bình thường.

- Bản thân đà điểu không hấp thụ được các muối khoáng đa lượng và vi lượng trong thức ăn, mặc dù thức ăn có chứa đầy đủ hàm lượng muối khoáng theo quy định phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu.

Nguyên nhân của hiện tượng này thường do trong khẩu phần ăn của đà điểu vì một lý do nào đó không đủ lượng các vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin D2 thì sự hấp thụ khoáng đa lượng, đặc biệt là các muối Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non. Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non trong việc phát triển

bộ xương. Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi và thoái hoá xương trong giai đoạn còn non.

1.7.2. Phòng trị

Bổ sung kịp thời các loại muối khoáng đa lượng, vi lượng cũng như các vitamin ADE vào thức ăn cho đà điểu theo đúng quy định, phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu non.

Cho đà điểu non 2-4 tháng vận động ngoài sân chơi, dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian nhất định để chúng có thể tự bổ sung các muối khoáng trên mặt đất và tự tạo được vitamin D2 nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu lên da.

Có thể băng bó làm nẹp cố định tạm thời cho đà điểu non khi chúng bị thoái hoá khớp và xưng chân, đi lại khó khăn. Sau đó sẽ bỏ nẹp khi xương khớp đã phục hồi.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chăn nuôi đà điểu ppsx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)