8. Kết cấu của đề tài
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất chương trình “Điều
3.2.2. Kết hợp chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất với lựa chọn nộ
dung, hình thức thể hiện chương trình “Điều tra qua thư khán giả”
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hơi theo từng tháng, từng quý
Xây dựng kế hoạch sản xuất là công việc vô cùng quan trọng đối với cơng tác tổ chức sản xuất chương trình “Điều tra qua thư khán giả”. Thực tế một số chương trình chuyên đề thường hay rơi vào nguy cơ bị cháy sóng, mặc dù trên thực tế chương trình “Điều tra qua thư khán giả” cũng chưa gặp phải tình huống đó nhưng để khắc phục được điều này khiến phóng viên thường quá vất vả và có thể bị quá tải. Do vậy, cần phải quan tâm xây dựng một kế hoạch dài hơi cho chương trình này.
Mặc dù thực tế hiện nay, các chương trình “Điều tra qua thư khán giả” thường được xếp lịch phát sóng trước từ hai đến ba tuần để phóng viên chủ động sản xuất song thực tế cho thấy nguy cơ cháy sóng vẫn có thể xảy ra và nhiều chương trình “Điều tra qua thư khán giả” hiện nay phát sóng tuần nào thì tuần đó mới làm hậu kỳ, thậm chí vừa làm hậu kỳ vừa phải thực hiện tiền kỳ bổ sung. Do vậy, cần phậi xây dựng một kế hoạch dài hơi thậm chí theo từng quý để có thế tăng cường sự chủ động hơn nữa đế sản xuất chương trình “Điều tra qua thư khán giả”.
Tuy nhiên, kế hoạch này phải hết sức linh hoạt, có thế thay đổi tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu đột xuất từ cấp trên. Và cũng cần những yêu cầu cố định chương trình “Điều tra qua thư khán giả”. Phóng viên phải giải trình được lý do chính đáng mới đượcc thay đổi kế hoạch đã lên sẵn ví dụ như nhân vật không hợp tác, hoặc nảy sinh những vấn đề mới.
3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch sản xuất theo chủ điểm, chủ đề
Đây là một việc làm cần thiết để tổ chức sản xuất chương trình “Điều tra qua thư khán giả” theo tiêu chí nâng cao được chất lượng. Ví dụ: mỗi chủ đề có thể tập trung sản xuất một seri phát sóng gần nhau để tuyên truyền rầm rộ cho chủ đề đó. Mỗi năm có thể chỉ cần tuyên tuyền cho một vài chủ đề, chủ điếm, trong những thời điểm phù hợp, như vậy sẽ tạo ra được điểm nhấn trong nhiệm vụ tuyên truyền của chương trình “Điều tra qua thư khán giả”. Kế hoạch tuyên truyền theo chủ đề chủ điểm này cần được xây dựng ngay từ đầu năm, cần đưa vào nội dung triển khai công tác năm để nhận được sự thống nhất cao độ và bản thân các phóng viên, biên tập viên trong nhóm cũng như các phóng viên khác quan tâm nắm được và họ cũng từ kế hoạch chung đó lên kế hoạch sản xuất cho mình.
3.2.2.3. Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thể hiện
Sau hơn 7 năm lên sóng, cho đến nay, chương trình “Điều tra qua thư khán giả” đã không ngừng đổi mới nội dung, cách thức thực hiện để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Với lợi thế của mình, trong thời gian tới, chương trình “Điều tra qua thư khán giả” cần tiếp tục đổi mới để cung cấp cho khán giả những tác phẩm mới với chất lượng hay hơn, hình thức thể hiện đa dạng hơn để cạnh tranh với những kênh truyền hình khác và bắt kịp xu hướng phát triển của báo chí điều tra hiện đại.
Trước tiên, đội ngũ phóng viên, biên tập viên sản xuất chương trình “Điều tra qua thư khán giả” cần phải sớm khắc phục những hạn chế đang tồn tại của chương trình chun đề, ví dụ: cần tăng cường tư duy hình ảnh thơng qua việc dựng hình trước viết lời bình sau, tăng cường các yếu tố phi văn tự để thể hiện
nội dung, đặc biệt là trong thể hiện các số liệu, các quy trình,...; thể hiện vai trị của phóng viên thơng qua dẫn hiện trường. Về nội dung, cần tiếp tục tăng cường tính vùng miền và mở rộng các đề tài, lĩnh vực thực hiện điều tra,...
Thực tế, qua quá trình sản xuất, đội ngũ phóng viên cũng đã đưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng các tác phẩm điều tra như: tạo lập những ekip sản xuất có sự phối hợp ăn ý, tạo gương mặt cho chuyên mục,... Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tạo thương hiệu cho từng chuyên mục bằng cách đề xuất gương mặt dẫn chương trình, biên tập viên riêng cho từng chuyên mục, tạo cho khán giả những ấn tượng riêng. Ở đây, người dẫn chương trình được xem là linh hồn, gương mặt của chuyên mục cần biết cách truyền đạt thông tin hiệu quả, biết chia sẻ tình cảm với khán giả một cách đúng mực và phù hợp với bối cảnh. Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, đội ngũ những người dẫn chương trình “Điều tra qua thư khán giả” cũng phải trang bị tốt kiến thức nền, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp.
Bên cạnh công tác chun mơn, chương trình “Điều tra qua thư khán giả” cần tiến hành thực hiện nghiên cứu thị trường một cách thường xun. Hiện nay, Truyền hình Cơng an nhân dân đã ký kết với một đơn vị truyền thông để đo tỷ suất người xem tại thị trường Hà Nội và thị trường TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh việc duy trì hoạt động này, Truyền hình Cơng an nhân dân cũng cần tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát quy mơ nhằm tìm hiểu nhu cầu của các nhóm khán giả, tại các địa phương về chương trình “Điều tra qua thư khán giả”. Thơng qua đó hiểu được mong muốn của khán giả với chương trình “Điều tra qua thư khán giả” để điều chỉnh nội dung, hình thức, thời lượng, thời điểm phát sóng,... cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khán giả.