Một số đặc điểm của doanh nghiệp công ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

9. Kết cấu của Luận văn:

1.2. Khái niệm doanh nghiệp công ích và đổi mới công nghệ

1.2.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp công ích

Trong cơ cấu hàng hóa, có một bộ phận hàng hóa cá nhân với tính chất đặc thù của loại hàng hóa này là tính cạnh tranh và tính loại trừ. Một bộ phận hàng hóa khác không thể do thị trường cung cấp vì nhiều lý do hoặc nếu thị trường cung cấp thì cũng không đủ số lượng và không đáp ứng yêu cầu, hoặc thị trường không muốn cung cấp, đó là HHCC. J.E.Stiglitz (người Mỹ, từng được giải Nôbel về Kinh tế năm 2001) cho rằng, HHCC có hai đặc tính quan trọng là: "Thứ nhất, chúng không bắt cá nhân nào phải trả thêm tiền khi hưởng lợi HHCC hay chi phí cận biên bằng 0 khi tăng lên một đơn vị cá nhân sử dụng. Thứ hai, nói chung thật là khó hoặc không thể không cho các cá nhân hưởng lợi từ HHCC". Với đặc điểm trên, thị trường không cung cấp hoặc không thể cung cấp HHCC vì chi phí quá lớn, thu hồi vốn chậm hoặc khó thu hồi. những lĩnh vực, HHCC có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhƣng nếu để thị trƣờng đầu tƣ thì các doanh nghiệp tƣ nhân không thấy hết tầm quan trọng của hàng hóa mà trƣớc hết là tính đến mục tiêu lợi nhuận. Nếu chỉ tính đến lợi nhuận sau khi bỏ vốn đầu tư sẽ không bảo đảm mục tiêu sử dụng HHCC của Nhà

nước. Và với đặc điểm chi phí bằng 0 khi tăng thêm một đơn vị người sử dụng thì Nhà nước cung cấp loại hàng hóa này tốt hơn tư nhân. Điểm tốt hơn ở đây không chỉ ở chỗ Nhà nước đóng vai trò trong việc phân phối HHCC mà vì nếu tư nhân đầu tư thì họ sẽ thu tiền tăng thêm khi tăng thêm một cá nhân sử dụng, như vậy người tiêu dùng sẽ không muốn sử dụng hàng hóa này dẫn tới tình trạng HHCC được sử dụng dưới mức trung bình.

Như phân tích về hàng hóa công cộng trên cho thấy sở dĩ có loại hình này là do một số HHCC tương tự như hàng hóa thông thường khác, quy trình cung cấp của một số HHCC tương tự như quy trình cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thông thường. Nghĩa là đã có những quy định rõ về việc mỗi người phải làm, các đầu vào đầu ra đã có quan hệ xác định, từ đó hoàn toàn có thể tính được chi phí và mở ra khả năng hoàn thành nhiệm vụ với chi phí thấp nhất. Do vậy, nó phải đƣợc vận hành theo nguyên lý doanh nghiệp, hạch toán kinh doanh nhƣng mang đặc thù về chi phí với một phần là nhà nƣớc chi trả, một phần do xã hội chấp nhận chia sẻ. Bởi vậy các DNCI cung cấp các HHCC thường hoạt động trong các lĩnh vực thuộc hạ tầng kỹ thuật, chiếu sáng công cộng, vệ sinh môi trường, sửa chữa đường sá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cây xanh đô thị, hệ thống cầu đường...

Nhóm những hàng hóa cá nhân có tính công cộng là những hàng hóa và dịch vụ này thường ít có tính kình địch nhưng có thể loại trừ và việc loại trừ là cần thiết do chi phí gia tăng khi thêm một người tiêu dùng là lớn như: điện, nước, viễn thông, khí đốt. Đặc điểm của các ngành này là thường có lợi thế nhờ quy mô do đó dễ dẫn tới độc quyền, loại bỏ cạnh tranh gây tổn hại đến người tiêu dùng; mặt khác đây là những ngành có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với loại hàng hóa này, Nhà nước thường nắm hoặc kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp và nhằm hướng tới sự công bằng chỉ có thể đảm bảo cung cấp một lượng nhỏ như nhau cho tất cả mọi người (thông qua các dịch vụ giá rẻ) còn nếu muốn sử dụng nhiều hơn phải trả tiền nhưng nếu sử dụng ít hơn thì không được hoàn lại hay khấu trừ phần chưa sử dụng; hoặc áp dụng giá phí khác nhau đối với những vùng có mức sống chênh lệch.

Với mục tiêu xã hội đảm bảo tính công bằng trong phân phối và hƣởng thụ hàng hóa thuộc lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, việc thành lập các DNCI nhằm cung cấp một phần các hàng hóa dịch vụ nói trên là phù hợp. Có nhiều địa bàn khu vực tư nhân không muốn cung cấp do sức mua quá thấp hoặc

chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, ví dụ như cung cấp các hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Để đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng và thiết lập công bằng xã hội, DNCI là tổ chức thích hợp để đảm đƣơng nhiệm vụ này. Một số loại hàng hóa khác Nhà nước không muốn khu vực tư nhân tham gia cung cấp do chúng có tính hai mặt: lợi và hại, trong đó cái hại đặc biệt nguy hiểm: sản xuất các chất độc, chất cháy, vũ khí, các loại thuốc bào chế từ các loại ma túy. Việc Nhà nƣớc nắm lấy độc quyền cung cấp là cần thiết nhƣng không thể kinh doanh vì lợi nhuận, do vậy hình thức DNCI sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Ngoài ra, DNCI còn đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, thoát nước, chiếu sáng công cộng, bưu chính viễn thông; kết cấu hạ tầng xã hội: giáo dục, y tế, công viên - cây xanh - vườn thú, môi trường đô thị, nghiên cứu khoa học cơ bản và trong lĩnh vực đảm bảo quốc phòng an ninh. DNCI góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của thị trƣờng, … những ngành, lĩnh vực có độ rủi ro cao, đòi hỏi đầu tƣ lớn nhƣng lại chậm thu hồi vốn, những ngành có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp. Những ngành này mặc dù rất cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, hoặc không đủ khả năng, chưa đủ điều kiện triển khai thì DNCI là bộ phận đảm đương nhiệm vụ này tạo nên sự cân bằng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho tái sản xuất được trôi chảy, đảm bảo sự hài hòa trong sự phát triển giữa các lĩnh vực sản xuất, giữa các vùng miền trong xã hội.

Như vậy DNCI về cơ bản sẽ có các đặc điểm sau:

- Tham gia vào thị phần tư nhân không muốn đầu tư hoặc việc đầu tư đòi hỏi chi phí quá lớn và lợi ích là dài hạn

- Góp phần khắc phục những khiếm khuyết của thị trường nhằm đảm bảo công bằng trong phân phối và hưởng thụ các nguồn lực trong xã hội

- Thực hiện một số chức năng đặc thù của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

- Hạn chế khả năng độc quyền của khu vực tư nhân đối với một số lĩnh vực then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý sản phẩm đầu ra nhằm thúc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công ích tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)