Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở hà tĩnh (Trang 109 - 119)

Để nhận biết được mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất trong luận văn này; Chúng tôi đã xin ý kiến một số cán bộ, chuyên gia. Cụ thể chúng tôi lấy ý kiến của 155 người: Trong đó, Lãnh đạo, chuyên viên Sở Nội Vụ , Sở VH, TT&DL Hà Tĩnh 50 người; Văn phòng UBND tỉnh 15 người; Các phòng VH,TT & TT các huyện 50 người, đại diện các xã, phường, thị trấn là 40 người

Bảng 18: Bảng khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lƣợng CC, VC trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh

S TT Giải pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CC, CV trên lĩnh vực văn hóa 15 10 132 88 3 2 106 70.7 44 29.3 2 Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể đội ngũ CC, CV trên lĩnh vực văn hóa làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ hợp lý, khoa học 12 7,3 114 76,0 10 6,7 105 70 45 30 3 Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CC, CV ngành VH,TT&DL 9 6 133 88.7 8 5.3 120 80,0 30 20,0 4 Tiếp tục xây dựng lộ trình đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CC, CV ngành VH, TT&DL trên cơ sở gắn với công tác cải cách hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tinhg hình mới.

S TT Giải pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % 5 Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CC, CV trên lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ công tác tại vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. 38 35,3 107 71,4 5 3,3 143 95 7 5 6

Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ CC, CV trên lĩnh vực văn hóa 30 19,0 110 73,3 10 6,7 140 93,4 10 6,6 7 Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CC, CV trên lĩnh vực văn hóa gắn với việc biểu dương, phê bình một cách kịp thời. 4 3.2 129 86,8 15 10, 0 86 57.3 64 42.7 8 Gắn công tác đánh giá CC, CV trên lĩnh vực văn hóa với công tác đề bạt, bổ nhiệm và khen thưởng CC, CV

8 4.8 130 87.2 12 8 95 63,4 65 36,6

Qua bảng khảo sát trên chúng tôi nhận thấy rằng, với 8 giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh đều có tính khả thi và được đánh giá ở mức độ cần thiết tương đối cao.

Cụ thể: GP 4: Tiếp tục xây dựng lộ trình đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao ch t lư ng đội ngũ công chức, viên chức ngành VH, TT&DL trên cơ sở gắn với công tác cải cách hành ch nh nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tinhg hình mới, được đánh giá cao nhất cả về tính khả thi và mức độ cần thiết. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng quyết định của đào tạo và đào tạo lại trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa. Đồng thời cũng là giải pháp có tính thực tiễn cao. Ngoài ra cũng phải kể đến một số GP như: GP 5: Thực hiện tốt các chế độ, ch nh sách đối với đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa, nh t là đội ngũ công tác tại vùng sâu, vùng xa và vùng đ c biệt khó khăn; GP 6: Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc đánh giá ch t lư ng đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa...cũng đều được đánh giá rất cao về khả năng thực hiện cũng như tầm quan trọng của những giải pháp này là những GP được đánh giá rất cao về khả năng áp dụng vào thực tiễn cũng như hiệu quả mà nó đem lại.

Một số GP được đánh giá thấp hơn GP 8: Gắn công tác đánh giá CC, VC chức trên lĩnh vực văn hóa với công tác đề bạt, bổ nhiệm và khen CC, VC văn hóa hàng năm; GP 7: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CC, VC trên lĩnh vực văn hóa gắn với việc biểu dương, phê bình một cách k p thời ; tuy nhiên về mức độ % đánh giá chênh lệch với các giải pháp còn lại là không đáng kể.

Như vây, về cơ bản các GP đưa ra được đánh giá khá đồng đều và tương đương nhau ở mức độ cần thiết cũng như khả năng thực hiện những giải pháp này, chứng tỏ, những GP đưa ra đã bám sát vào thực tiễn tình hình CC, VC văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, muốn thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa một cách hiệu quả cần thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp trên, trên nguyên tắc nhất định. Và để những GP này được thực hiện một cách hiệu quả nhất theo chúng tôi cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực, chủ động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở VH, TT và DL tỉnh, các cấp, ban, ngành địa phương, cơ sở, các tổ chức XH cũng như toàn thể nhân dân cùng phối hợp. Có như vậy thì chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa mới thực sự được nâng cao.

Chúng tôi cũng nhấn mạnh thêm rằng, nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa chính là công tác cán bộ, mà chất lượng công tác cán bộ lại được quyết định bởi bộ máy và con người làm công tác này. Do đó, kiện toàn, nâng cao chất lượng của bộ máy làm công tác cán bộ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay.

***

Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa sau khi nghiên cứu tình hình thực tiễn của Hà Tĩnh. Những giải pháp này không nằm ngoài đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là những giải pháp mang tính khả thi và tính cần thiết cao, nên khi được thực hiện đồng bộ sẽ xây dựng được đội ngũ CC, VC văn hóa đủ mạnh về chất lượng để hoàn thành sứ mệnh của mình.

Để phát huy vai trò của đội ngũ CC, VC văn hóa trong thời kỳ mới, đòi hỏi chính quyền các cấp phải quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ CC, VC văn hóa. Bởi xây dựng đội ngũ CC, VC trong nền công vụ là một yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển cán bộ của mỗi quốc gia, là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình; Phải có cách nghĩ, cách nhìn mới về vai trò, động lực và mục tiêu của CC, VC văn hóa trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực phù hợp, phát huy tối đa nhân tố con người, tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện đất nước

KẾT LUẬN

1. Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều được dựng nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng lực. Trong xã hội ngày nay, đó là những CBCCVC - những người trực tiếp phục vụ chế độ XHCN, là người đại diện cho Nhà nước để xây dựng và thực thi các chủ trương chính sách, là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của quốc gia dân tộc.

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi về kinh tế - xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một mặt, chúng ta cố gắng huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để sự phát triển không đi chệch mục tiêu chủ nghĩa xã hội thì đội ngũ CC, VC là những người gánh trên vai trọng trách nặng nề của đất nước, bởi vậy họ thực sự phải là những “con người xã hội chủ nghĩa”.

2. Khi sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, của công nghệ ngày càng được nâng cao, khi thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình hội nhập, giao lưu thì giá trị của văn hóa lại càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Bởi văn hóa trở thành tài sản vô giá để chúng ta nhận ra mình trước biển nước mênh mông của nhân loại. Chính vì thế, trong thế kỷ mới, văn hóa chính là nền tảng của sự phát triển đất nước, là sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Khi văn hóa đặt ngang hành với chính trị, kinh tế thì CC, VC trong lĩnh vực văn hóa càng phải được quan tâm. Do đó, hiện nay, nâng cao chất lượng của đội ngũ CC, VC văn hóa là đòi hỏi cần thiết hơn bao giờ hết. Trong giới hạn luận văn, sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn về chất lượng đội ngũ CC, VC văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp cơ bản, mang tính thực tiễn và khả thi cao. Nhưng tựu chung lại, muốn chất lượng đội ngũ CC, VC nói chung và trên lĩnh vực văn hóa nói riêng phát triển thì trước hết chính bản thân CC, VC văn hóa phải tự “chỉnh đốn”, rèn luyện bản thân mình. Bởi bất cứ công việc gì, nhân tố bên trong cũng đóng vai trò quyết định. Vì thế, quá trình rèn luyện, tự rèn luyện phấn đấu của CC, VC văn hóa chính là nhân tố quyết định cho chất lượng của thế hệ đội ngũ CC, VC văn hóa của cả nước nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng.

3. Là chủ thể có ý thức, có quyền lực trong quá trình hoạt động, có liên quan, ảnh hưởng và tác động đến nhiều thành viên khác, là người trực tiếp hướng dẫn, giáo dục, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, chất lượng đội ngũ CBCCVC được nâng cao khi mỗi một CC, VC phải tự nâng cao chất lượng của chính mình, phải tự giáo dục bản thân mình, tự giác học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tự giác ghép mình vào tổ chức. Nếu mỗi người CC, VC không thực sự cầu thị, thiếu ý chí phấn đấu, không tự kiểm tra, tự phê bình và không kiên quyết, tự giác sửa chữa những khuyết điểm của chính mình thì những biện pháp nhà quản lý làm công tác cán bộ đưa ra sẽ không có tác dụng.

Trong tình hình hiện nay, khi mà trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khi mà những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội đang bị xâm phạm thì quần chúng càng đòi hỏi tính tiên phong gương mẫu, tính tự giác của người cán bộ cao hơn. Trong khi mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động xấu đến mọi lĩnh vực hoạt động thì càng cần phải có ý chí cao, bản lĩnh vững vàng và sự tu dưỡng thường xuyên trong mọi lúc, mọi nơi của mỗi người CBCCVC. Chỉ khi nào CC, VC thực sự tự giác trong mọi hoạt động của chính mình, luôn nghiêm khắc với bản thân mình, tự ý thức trong việc rèn luyện mình thì lúc đó việc nâng cao chất lượng CC, VC mới có thể đạt hiệu quả./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Hoàng Anh (2012), Ch t lư ng đội ngũ cán bộ, công chức hành ch nh tại thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997), Ngh quyết số 03-NQ/HNTW Hội ngh lần thứ ba Ban Ch p hành TW Đảng (khóa VIII) về chiến lư c cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đ t nước, ngày 18-6-1997.

3. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2003), Hướng dẫn số 17-HD/BTCTƯ về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đ t nước, ngày 23-4-2003.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Ngh quyết số 17-NQ/TW Hội ngh lần thứ năm Ban Ch p hành TW Đảng (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành ch nh, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, ngày 01-8-2007.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Tài liệu học tập các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

6. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2014), Ngh quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội ngh Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền v ng đ t nước”

7. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày ngày 10 tháng 4 năm 2006: “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010”, http://dangcongsan.vn.

8. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tổng kết công tác tổ chức và cán bộ năm 2010, Hà Tĩnh.

9. Chính phủ (2011), Ngh quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành ch nh nhà nước giai đoạn 2011-2020.

10. Ngô Thành Can (2002), “Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 6.

11. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm đ nh ch t lư ng giáo dục đại học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên, 2008), Đào tạo và quản l nhân lực (Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc và nh ng g i ý cho Việt Nam), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội ngh đại biểu toàn quốc gi a nhiệm kỳ, khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Ngh quyết Hội ngh lần thứ 3 Ban Ch p hành Trung ương Đảng khóa VIII về Chiến lư c cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đ t nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội ngh lần thứ năm Ban ch p hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Ngô Tất Đạt (2010), Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành ch nh trường Đại học Hà Tĩnh trong giai đoạn 2010 – 2015,

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Vinh, Nghệ An.

19. Tô Tử Hạ (2008), Công chức và v n đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Tô Tử Hạ (2002), Cẩm nang cán bộ làm công tác Tổ chức Nhà nước, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

21. Tô Tử Hạ (2003), Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức hành ch nh hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 5.

22. Đào Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ CNH, HĐH đ t nước, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

23. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Hậu (2003), Nâng cao ch t lư ng đội ngũ cán bộ công chức ch nh quyền c p xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trên lĩnh vực văn hóa ở hà tĩnh (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)