7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng Chương trình Vietnam Online
3.2.5. Tăng cường các trang thiết bị truyền hình hiện đại, đồng bộ cho Ban biên tập
Cổng TTĐT Chính phủ có thể phối hợp mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ thuật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để phục vụ cho yêu cầu công việc. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thu hút các nhà báo giỏi, các chuyên gia tư vấn từ các cơ quan bên ngoài, củng cố mạng lưới cộng tác viên với những chính sách phù hợp.
3.2.5. Tăng cường các trang thiết bị truyền hình hiện đại, đồng bộ cho Ban biên tập chương trình Ban biên tập chương trình
Được thừa hưởng những thành quả công nghệ cao trong công nghệ sản xuất truyền hình của Đài THKTS VTC nhưng Ban biên tập Vietnam Online cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo Cổng TTĐT Chính phủ và Đài THKTS VTC trong việc thường xuyên nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị truyền hình hiện có như máy quay camera, phòng dựng hậu kỳ, trường quay phát sóng, xe truyền hình lưu động… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất Chương trình Vietnam Online trong thời gian tới.
Trong đó, khâu đầu tiên chính là cần quan tâm tới chính là bổ sung, nâng cấp hệ thống máy quay camera. Có thể nói rằng, chất lượng hình ảnh là một trong những yếu tố đầu tiên tác động tới chất lượng của một sản phẩm truyền hình. Do đó hệ thống máy quay camera hiện tại thuộc Phòng quay phim – Ban biên tập Chương trình Vietnam Online cần được bổ sung những dòng máy mới, hiện đại sao cho phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc.
Hiện tại mỗi một phóng viên của Chương trình Vietnam Online đều được trang bị một máy tính để bàn với cấu hình cao có khả năng xử lý hậu kỳ và hoàn thiện sản phẩm tin, bài, phóng sự truyền hình. Tuy vậy, đặc thù của máy móc thiết bị công nghệ là nhanh chóng lạc hậu và hay xảy ra trục trặc hệ thống - mỗi lần bị lỗi cần rất nhiều thời gian và công sức để kh c phục. Do đó, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống máy dựng hậu kỳ một cách bài bản, có hệ thống, các phóng viên, biên tập viên cần được trang bị thêm máy vi tính cá nhân có cấu hình mạnh để tự thực hiện khâu hậu kỳ cho các tin, bài của mình.
Bên cạnh đó, Ban biên tập Vietnam Online cũng cần đầu tư máy vi tính xách tay hiện đại để các phóng viên đi công tác ở các vùng sâu, vùng xa, nước ngoài có thể thực hiện nhanh các phóng sự và gửi hình ảnh về Ban biên tập.
Tiểu kết chƣơng 3
Sự ra đời Chương trình Việt Nam Online là chủ trương đúng đ n phù hợp với xu thế phát triển của thời đại truyền thông thông tin đa phương tiện hiện nay. Với lợi thế “đi t t, đón đầu” cũng như tận dụng tốt cơ sở hạ tầng thông tin của Đài THKTS VTC, Chương trình Vietnam Online đã kế thừa và phát huy được những tiêu chí cần thiết của một chương trình thời sự chính luận và trở thành một trong những chương trình có thương hiệu riêng của Đài THKTS VTC.
Trong thời gian tới, Chương trình Vietnam Online đứng trước thách thức không nhỏ, đó là phải tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ một cách hiệu quả hơn nhưng đồng thời cũng phải tạo sự hấp dẫn đối với khán giả xem truyền hình. Để thực hiện được vấn đề đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức chương trình, con người chính là yếu tố mang tính quyết định. Do đó, việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tính chuyên nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình là hết sức cần thiết.
Bởi vậy, các phóng viên, biên tập viên của chương trình phải bám sát các hoạt động của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để chủ động hơn trong việc đưa thông tin, đón b t được các vấn đề đặt ra. Có như vậy, Vietnam Online mới sản xuất được những tin bài, phóng sự chất lượng để định hướng dư luận xã hội và mang tính phản biện cao. Ngoài ra, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Chương trình cần phải sẵn sàng l ng nghe nguyện vọng của nhân dân
trong việc tiếp cận và phản hồi về các quyết sách mới để qua đó đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đi vào cuộc sống.
KẾT LUẬN
Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, thời gian thực hiện đề tài cũng như sự giới hạn về dung lượng của luận văn mà tác giả không thể khảo sát được tất cả các chương trình Vietnam Online đã phát sóng cho đến thời điểm hiện tại. Cùng với việc chưa thể thăm dò ý kiến của số lượng lớn công chúng trên diện rộng, phạm vi khảo sát của luận văn chỉ là trong hai năm (từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010). Việc đánh giá các tin, bài phóng sự đã phát sóng của Chương trình Vietnam Online trong khoảng thời gian này cũng chỉ ở mức độ tương đối. Mặc dù vậy, luận văn đã đưa ra được những nhận xét cơ bản về thực trạng của Chương trình Vietnam Online trên các tiêu chí đánh giá chung.
Sau khi thực hiện đề tài, trên cơ sở nội dung và những kết quả đạt được, luận văn rút ra được một số kết luận cơ bản sau:
Như đã đề cập, tại chương 1, tác giả luận văn đã phân tích về yêu cầu, nhiệm vụ của báo chí truyền thông trong việc thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề tuy đã được đề cập nhưng chưa được hệ thống trong các sách, tạp chí, công trình nghiên cứu về báo chí truyền thông thời gian qua.
Tại chương 2, với phương pháp khảo sát trực tiếp: đọc, xem và phân tích các tác phẩm tin, bài, phóng sự của Chương trình Vietnam Online, Đài THKTS VTC trong hai năm (từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010), luận văn đã nêu, phân tích thực trạng về nội dung và hình thức của Chương trình Vietnam Online. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận như sau:
Chương trình đã theo đúng tiêu chí đề ra ban đầu như: thông tin cập nhật, chính xác, đúng định hướng tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Chương trình đã ngày càng hướng tới những vấn đề công chúng quan tâm, tăng tính đối thoại, tương tác, tạo điều kiện để người dân được nói lên tâm tư, nguyện vọng nói của mình trong việc tham gia xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, nội dung của chương trình còn đơn giản, nặng về đưa các thông tin dạng “lễ tân, ngoại giao” về hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Do việc thiếu đi các tin, bài phóng sự mang tính điểm nhấn, nói lên những tiếng nói từ cơ sở, nêu bật các ý kiến góp ý, phản ánh của nhân dân... nên một số chương trình đã thể hiện theo lối mòn, gây nhàm chán cho công chúng.
Về mặt hình thức, mặc dù có khung chương trình khá mở với kết cấu linh hoạt nhưng nhìn chung, Vietnam Online chưa tận dụng được hết ưu thế về công nghệ truyền hình hiện đại của Đài THKTS VTC. Bên cạnh một số lỗi về diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, một số tin bài, phóng sự đã phát sóng của Chương trình Vietnam Online còn m c lỗi kỹ thuật trong khâu phỏng vấn, b t hình, tiếng động hiện trường, giọng đọc lời bình chưa hay…. cần nhanh chóng kh c phục.
Nhằm nâng ca chất lượng nội dung và hình thức của Chương trình Vietnam Online những giải pháp và kiến nghị có cơ sở thực tiễn và có thể áp dụng. Giải pháp kiến nghị có tính chất bao trùm, xuyên suốt là nâng cao nhận thức và sự phối hợp giữa lãnh đạo Cổng TTĐT Chính phủ, lãnh đạo Đài THKTS VTC và lãnh đạo Ban biên tập Chương trình Vietnam Online. Cụ thể
hơn, thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm, bổ sung và dần hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Cổng TTĐT Chính phủ và Đài THKTS VTC cũng như cơ cấu tổ chức Ban biên tập Chương trình Vietnam Online và quá trình tổ chức sản xuất nội dung. Ngoài ra, theo tác giả, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần tìm tòi, đề xuất các hình thức thể hiện độc đáo, sáng tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền của Chương trình Vietnam Online.
Bên cạnh những giải pháp cụ thể nêu trên, nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu như: lý luận về thay đổi của tình hình khách quan dẫn tới thay đổi cách thức tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo điều hành của Chính phủ; hay vấn đề xây dựng một chuẩn chung cho các cơ quan thông tấn báo chí trong việc thông tin về lĩnh vực quan trọng này... Có như vậy, báo chí mới thực sự góp tiếng nói của mình vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả nhằm xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, định hướng XHCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (10/2001) báo cáo Tổng kết hoạt động Báo chí, Xuất bản tại Hội Nghị báo chí, xuất bản toàn quốc.
2. Bộ sách nghiệp vụ tham khảo báo chí (đợt I) 14 cuốn (2003) , Nxb Thông tấn.
3. Báo cáo tổng kết 2 năm hoạt động chương trình Vietnam Online
(2010) của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC.
4. Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn (8 tập): tập 1, 2 (1994, 1996); tập 3,4 (1997); tập 5,6,7,8 (2001, 2004, 2006, 2008) NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Cổng TTĐT Chính phủ, Báo cáo tổng kết hoạt động (2008).
6. Tony Bilton (1987), Nhập môn Xã hội học báo chí (Phạm Thủy Ba dịch), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dũng (2008), tạp chí Sóng trẻ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí.
8. Đức Dũng (2002) Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Hội Nhà báo Việt Nam (2005), 55 năm Hội nhà báo Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
14. Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa công dân của nhà báo, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
15.Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1999)“Cơ sở lý luận báo chí”, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
16. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2001), Báo chí những điểm nhìn thực tiễn, Tập II, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
17. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn (2006), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Báo chí và Truyền thông đại chúng - đào tạo bồi dưỡng trong thời kì hội nhập, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hội nhà báo Việt Nam (2008), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
19. Nguyễn Hiến Lê “Nghệ thuật nói trước công chúng”(1995), Nxb Văn hóa. 20. Nguyễn Đình Lương, Nghề báo nói (1993), Nxb Văn hóa Hà Nội. 21. Leonard Ray Teel, Ron Taylor, Bước vào nghề báo (1993), Nxb TP Hồ Chí Minh.
22. Nghề nghiệp và công việc của nhà báo”(1992), Nhiều người dịch, Hội nhà báo Việt Nam xuất bản.
24. Nghị quyết Trung ương 5 về Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới.
25. Đỗ Chí Nghĩa (2010), Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội Luận án tiến sĩ báo chí truyền thông.
26. Trần Thế Phiệt ( 2007), Tác phẩm báo chí, Tập III, Nxb Giáo dục. 27. Nguyễn Xuân Phúc, Bài phát biểu tại lễ khai trương giao diện Cổng TTĐT Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (10/10/2009).
28. Trần Quang (2001), Làm báo lí thuyết và thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Tp. HCM 30. Tô Huy Rứa (2010), Bài phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí nhân kỷ niệm 84 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam.
31. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Dương Xuân Sơn (2004, 2008, 2011), Các thể loại báo chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
33. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí Truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
34. Michael Schudson (2003), Sức mạnh tin tức truyền thông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Thoa - Nguyễn Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
37. Thông tấn xã Việt Nam, Văn phòng Chính phủ (2003), Chính phủ Việt Nam 1945-2003,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Thông tấn xã Việt Nam, Văn phòng Chính phủ (1998), Chính phủ Việt Nam 1945-1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Thông tấn xã Việt Nam, Văn phòng Chính phủ (2000), Chính phủ Việt Nam 1945-2000 , Nxb Chính trị quốc gia.
40. Lê Thành Thống (1996), Truyền thông kỹ năng và phương tiện, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
41. Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị số 919 CT-TTg (18/6/2011) về việc tiếp tục nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam.
42. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Tạ Ngọc Tấn (2007), Tạp chí Cộng sản số 9 (129), Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay.
44. Thể loại báo chí (2005), Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
45. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), Trịnh Đình Th ng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh (1999) , Cơ sở lý luận báo chí,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
46. Huỳnh Văn Tòng (1993), Truyền thông đại chúng, Đại học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh.
47. Nguyễn Phú Trọng (2010), Lời khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần.
48. Xử lý thông tin - Việc của nhà báo (2001),Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
49.V.I.Lê-nin toàn tập (1975), tập 6, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va.