Những tình huống ứng xử sư phạm thông minh Trong chuyện ứng xử với học trò, kinh nghiệm người này không thể truyền

Một phần của tài liệu Những Tình huống sư phạm doc (Trang 28 - 30)

Trong chuyện ứng xử với học trò, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay giải pháp kia. Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Câu chuyện của một giáo viên chủ nhiệm dưới đây đặt ra tình huống đáng suy nghĩ.

Trước mặt học trò, giáo viên thường phải ứng xử đúng mực, khuôn phép, không thái quá. Vì thế, sự kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là những cơn nóng giận là vô

cùng cần thiết.

Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong

các giờ học.

Tên cậu là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán. Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn.

Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi

em là tiên sư thằng Minh".

Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy.

Gần 20 năm sau, tôi gặp lại câu chuyện này ở chính lớp học sinh mình chủ nhiệm.

Trong giờ môn Vật lý, khi cô giáo đang giảng bài, em Hồng Loan vẫn ngỗi dưới

lớp nghịch ngợm, mất tập trung.

Thùy, cô giáo Vật lý đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Loan vẫn ‘phớt” lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên.

Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát : “Em Loan! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm láo cá như thế trong lớp học.”

Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hồng Loan vang lên rõ mồn một: “Tiên sư

Cô Thùy lặng người! 30 tuổi đời, 7 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình

thế này.

Cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: “Em nào vừa nói, đứng dậy!”. Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm.

Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng: “Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi”. Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu: “Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt”. Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra.

Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp.

Trong lớp học, Hồng Loan với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc và xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Loan bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng.

Sau sự việc ấy, Loan gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình và

bản kiểm điểm.

Trong đó, em viết: "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thùy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung”.

Tôi cầm bản kiểm điểm của Loan, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa và tự hỏi, không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thùy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học?

Nguồn tin: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá 1

2 3 4 5

Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: giáo viên

Xem phản hồi

• -- Gửi phản hồi

• Những vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi (26/04/2011)

• Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 (26/04/2011)

• Bài học về lòng trung thực (22/04/2011)

• Trao 10 phần quà cho HS nghèo vượt khó học giỏi tại Bù Đăng

(21/04/2011)

Một phần của tài liệu Những Tình huống sư phạm doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w