Bài học kinh nghiệm cho ngoại giao văn hóa và phổ biến “sức mạnh mềm” của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 62)

mạnh mềm” của Việt Nam

Nhận biết, xác định rõ các xu hướng phát triển của truyền thông và văn hóa thế giới sẽ giúp mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, chủ động, vững bước, tự tin, sáng tạo trong việc hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, bao gồm cả chính sách, chiến lược xây dựng nền văn hóa dân tộc, thúc đẩy xây dựng ngoại giao văn hóa trở thành nền tảng tinh thần, biện pháp, nội dung, và mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam.

Về quan điểm văn hóa đối ngoại tầm vĩ mơ, cần xem xét cả xu hướng chung nằm trong bối cảnh tồn cầu hóa đã nêu trên của quốc tế, nhưng chú trọng nghiên cứu thêm cả chính sách về truyền thơng - văn hóa của các cường quốc Trung Quốc và Mỹ, nhất là chính sách liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thơng tin của Việt Nam. Bởi vì các chính sách đối ngoại (kể cả truyền thơng- văn hóa đối ngoại) của hai quốc gia này sẽ tác động đến nước ta nhiều hơn so với các quốc gia khác. Đồng thời cần phải quan tâm đến văn hóa thơng tin khu vực ASEAN, xác định rõ vai trị, vị trí, trách nhiệm của Việt Nam trong việc tham gia xây dựng cộng đồng văn hóa tại khối ASEAN như tinh thần hiến chương ASEAN.

Muốn hội nhập vững chắc, vừa phát huy vai trị ngoại giao văn hóa, vừa thúc đẩy, nâng cao nội lực văn hóa nước nhà, một số biện pháp có thể được kiến nghị như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bằng các hoạt động cụ thể nhằm tích hợp được các giá trị văn hóa tinh hoa của nhân loại và dân tộc ta; làm sao để một thời gian nữa

dân tộc ta phải tự tin, bản lĩnh, hiệu quả trong việc chứng tỏ những cái độc đáo riêng của văn hóa mình và vẫn mang được phong cách, tầm vóc văn hóa quốc tế.

Hai là, giữ gìn, phát triển hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã được đúc kết, chọn lọc, thử thách qua các thời kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa đang gia tăng mạnh với nhiều đột biến phức tạp

Ba là, thấm nhuần cao độ các giá trị văn hóa, thiết kế - tổ chức ngoại giao văn hóa bằng con đường văn hóa thật bài bản, chuyên nghiệp, có chiến lược, lộ trình để tạo nên hiệu quả to lớn, lâu dài cho ngoại giao nước ta; cần tăng tính chuyên nghiệp đối với việc truyền thơng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Bốn là, phát huy việc đa dạng hóa quan hệ đối ngoại - nhất là ngoại giao nhân dân, để tạo thành sức mạnh toàn diện, rộng khắp quốc gia, thành nhiều làn sóng liên tục, kết nối nhau tiếp sức cho ngoại giao chính thức

Năm là, thơng qua các phương tiện đặc thù của văn hóa, các phương tiện thơng tin đại chúng, các loại hình sử dụng phổ biến thời văn hóa thơng tin ngày nay như Internet, truyền thơng đa phương tiện để đấu tranh với các thế lực thù địch, tập trung xây dựng những nội dung đấu tranh phản bác lại các thông tin, quan điểm sai trái, phản động hòng nhằm phá hoại an ninh, chủ quyền quốc gia và trật tự an toàn xã hội của nước ta. Sự phát triển của thông tin đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ q trình đổi mới và phát triển của thông tin trên báo chí nước ta. Trong thời đại bùng nổ thơng tin địi hỏi thơng tin trên báo chí nước ta phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không bị tụt hậu, đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật.

Mọi ngành, mọi địa phương cần sử dụng hiệu quả truyền thông đại chúng làm PR (quan hệ công chúng) thật tốt để rút kinh nghiệm cho những hoạt động tương tự sau này và cho các lĩnh vực hoạt động tầm quốc gia khác. Tăng cường quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin của Việt Nam và các nước thơng tin, hình ảnh về đất nước, con người và văn hoá của các quốc gia trên thế giới để giúp cho nhân dân mỗi nước hiểu rõ hơn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, làm tiền đề cho cơng tác ngoại giao văn hóa. Thường xun mời và trao đổi các đồn phóng viên báo chí của các loại hình báo chí trực tiếp đến Việt Nam tiếp xúc, khai thác và giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước bạn những thơng tin và hình ảnh của đất nước để giúp nhân dân các nước hiểu rõ hơn đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Phát huy lợi thế của báo chí điện tử, trang tin điện tử trên mạng internet để làm nhiệm vụ tuyên truyền về văn hoá và ngoại giao văn hoá. Tranh thủ các kênh để đưa báo chí, sách Việt Nam ra nước ngồi. Chủ động tham gia các Hội chợ sách báo quốc tế để quảng bá, giới thiệu văn hoá Việt Nam.

Tóm lại trong thiên niên kỷ này, văn hóa - truyền thông càng liên kết với nhau chặt chẽ, hữu cơ. Dịng chảy lớn của văn hóa- truyền thơng thế giới có nhiều điểm phổ quát chung mang tính quốc tế mà các dòng chảy văn hóa- truyền thơng thành phần từ mọi quốc gia có thể tham chiếu để chủ động trong quá trình hội nhập, phát triển. Việt Nam đang tích cực hội nhập với giới nên các hoạt động truyền thơng quốc tế, giao lưu văn hóa quốc tế, ngoại giao văn hóa… sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, bài bản, phát huy tính độc đáo sáng tạo của truyền thống văn hiến hàng nghìn năm với sức mạnh thời đại để góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước mình phát triển trong hịa bình, hợp tác, bền vững, giao lưu hữu hảo với các quốc gia khác.

Ngoại giao văn hóa được coi là một trong những nguồn lực tạo nên "sức mạnh mềm". Lịch sử nền ngoại giao Việt Nam cho thấy, chúng ta đã nhiều lần sử dụng thành cơng "sức mạnh mềm" để hóa giải những xung đột và tạo

dựng quan hệ hữu nghị lâu bền với các nước. Vì vậy, xây dựng một chiến lược lâu dài cho ngoại giao văn hóa nước nhà cũng là tạo thêm nguồn lực cho "sức mạnh mềm" của Việt Nam.

“Sức mạnh mềm” là khả năng hấp dẫn, lôi kéo. Việt Nam có nhiều thứ để thu hút, lơi kéo các quốc gia khác: sự nổi danh từ cuộc đấu tranh giành độc lập, sự chuyển đổi thành công trở thành một nền kinh tế bùng nổ… Câu chuyện kể về chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước là một trong những câu chuyện hấp dẫn và sống động nhất, thu hút được những tình cảm và sự ủng hộ to lớn của nhân dân u chuộng hịa bình trên thế giới dành cho Việt Nam. Sức mạnh ấy góp phần khơng nhỏ vào thắng lợi của chúng ta trên mặt trận ngoại giao, làm tiền đề cho những chiến thắng quân sự, giúp non sông Việt Nam quy về một mối. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, chúng ta khơng nên sử dụng mãi hình ảnh Việt Nam chủ yếu là một dân tộc yêu nước, quật cường..., bởi những phẩm chất ấy không là độc quyền của bất cứ dân tộc nào, chỉ do lịch sử chưa đặt họ vào thế phải thể hiện mà thôi. Thách thức sống còn của thời cuộc đã tạo điều kiện cho Việt Nam thể hiện tình yêu nước một cách xuất chúng. “Sức mạnh mềm” của Việt Nam là một sức mạnh tổng hợp, có thể dung nạp nhiều tư tưởng, văn hóa khác nhau, biến chúng thành của mình, bằng chứng sự dung nạp từ chữ Hán, chữ quốc ngữ, đến Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo.... Sức mạnh của dân tộc Việt chính là sự rộng lượng, là khả năng thu nạp những văn hóa khác.

Muốn phát huy “sức mạnh mềm”, không thể chỉ bảo tồn cái cũ, mà phải quảng bá mạnh mẽ. Chúng ta mới chỉ có tiềm năng, chứ chưa có hướng đi hữu hiệu để phát huy tiềm năng đó. Tự hào rằng Việt Nam có nhã nhạc, cồng chiêng, quan họ được UNESCO công nhận, nhưng nếu cất chúng trong bảo tàng thì khơng được. Những người làm cơng tác ngoại giao nên đi đầu trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước. Chúng ta cần phát huy hơn nữa vai trị

của những người có khả năng tác động dư luận, tạo nên thị hiếu, họ có thể là ca sĩ, diễn viên, nhà khoa học, chính khách..., để quảng bá cho văn hóa Việt Nam.

Sự phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế tạo thành ba chân kiềng vững chắc, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp (bao gồm “sức mạnh mềm” và “sức mạnh cứng”) cho ngoại giao Việt Nam nhằm thực hiện một mục tiêu chung là góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng, và phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Về kết quả của các hoạt động phổ biến văn hóa qua các phương tiện truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam, ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Truyền thông và phổ biến văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận “sức mạnh mềm” tại Việt Nam. Văn hóa là một nền tảng quan trong giúp Trung Quốc xây dựng “sức mạnh mềm” trên thế giới. Tại Việt Nam, truyền thông được sử dụng là phương tiện chính giúp Trung Quốc thực hiện việc phổ biến văn hóa một cách rộng rãi. Các kênh truyền thơng được sử dụng linh hoạt với nhiều phương tiện phổ biến như: Internet, truyền hình, phát thanh, báo giấy, sách, tạp chí…. Nội dung truyền tải phong phú, hấp dẫn, và phù hợp với tâm lý, thị hiếu của người địa phương. Thông qua việc phổ biến văn hóa và tăng cường các hoạt động truyền thơng tại Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được một số thành công nhất định trong việc gia tăng “sức mạnh mềm” của mình tại đây qua việc cải thiện nhận thức của người Việt Nam đối với vai trò quốc tế của Trung Quốc ngày càng cao.

Với mục tiêu tăng cường sự cuốn hút văn hoá và đẩy mạnh tư tưởng ủng hộ Trung Quốc tại Việt Nam, thông qua trao đổi và phổ biến văn hóa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn giới thiệu một Trung Quốc văn minh, có trách nhiệm, và đáng tin cậy. Trao đổi văn hóa, lễ hội, phim ảnh, âm nhạc, tôn giáo, thể thao, và du lịch là các nền tảng cho Trung Quốc xây dựng hình ảnh “trỗi dậy hịa bình” của mình.

Các nội dung văn hóa của Trung Quốc được truyền tải một cách linh động và uyển chuyển bằng cách sử dụng tổng hợp các kênh truyền thông với tần suất lớn và nội dung phong phú. Kênh truyền thông được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là kênh phim ảnh – truyền hình. Sách, báo, tiểu thuyết

Trung Quốc rất phổ biến và được u thích tại Việt Nam, đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải hình ảnh về đất nước, tư tưởng, con người Trung Quốc.

Việc phổ biến ngôn ngữ Trung Quốc đã đạt được một kết quả nhất định. Hiện nay, tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ phổ biến thứ hai tại Việt Nam, sau tiếng Anh.

Du lịch là thành quả rõ ràng nhất từ việc quảng bá hình ảnh về đất nước, tư tưởng, con người Trung Quốc tại Việt Nam. Phim ảnh là một tác nhân lớn giúp thúc đẩy du lịch Trung Quốc phát triển.

Truyền thơng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vai trị quốc tế của Trung Quốc. Thơng qua hàng loạt các hoạt động truyền thông, Trung Quốc luôn thể hiện một thơng điệp nhất qn về hình ảnh một nước lớn Trung Quốc đầy thiện chí và trách nhiệm.

Văn hóa Trung Quốc rất đặc sắc và cách người Trung Quốc sử dụng những giá trị văn hóa của họ rất khéo léo và đạt được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ. Đó là điều mà chúng ta rất nên học tập. Việc tiếp nhận văn hóa nước bạn giúp con người mở rộng tầm mắt và tích lũy được vốn sống cho bản thân. Tuy nhiên, việc tiếp nhận một nền văn hóa khác ẩn chứa nhiều mối nguy có thể đi ngược lại với lợi ích quốc gia dân tộc.

Đối với việc phổ biến văn hóa của Trung Quốc tại Việt Nam, Việt Nam cần có thái độ và ứng xử phù hợp. Cần phải tơn trọng các giá trị văn hóa của nước bạn, đồng thời phải trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa, những sản phẩm văn hóa đặc sắc của đất nước.

Thông qua các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phổ biến văn hóa và triển khai “sức mạnh mềm”, Việt Nam có thể lựa chọn vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa cần được đặc biệt chú trọng phát triển bởi nó đóng vai trị quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước. Để làm

tốt điều này, các nguồn lực cấu thành cơ bản của sức mạnh mềm là văn hóa quốc gia, hệ giá trị quốc gia và chính sách quốc gia rất cần được bồi đắp, trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề phổ biến văn hóa qua các hoạt động truyền thông của Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 62)