Hiến chương Về di sản xây cất bản xứ (1999)

Một phần của tài liệu Hiến chương Venice - Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ (1964) doc (Trang 38 - 40)

Đã được tại Hội đồng ỤCẶMẶS lần thứ 12 ở Mêxico, tháng 10 - 1999 phê chuẩn Lời mở đầu

Di sản xây cất bản xứ giữ một vị trí trung tâm trong tình cảm và niềm tự hào của một dân tộc. Di sản đó đã được thừa nhận là một sản phẩm đặc trưng và hấp dẫn của xã hội. Tuy không theo quy tắc quy định song di sản này là có được sắp đặt hẳn hoi, vừa có tính thực dụng lại vừa có lợi ích và vẻ đẹp riêng. Nó là tiêu điểm của cuộc sống đương đại đồng thời là chứng nhân của lịch sử xã hội. Tuy là công trình của con người song di sản đó cũng là tạo tác của thời gian. Nó sẽ không xứng đáng là di sản của nhân loại nếu không tìm cách bảo toàn các mặt hoà hợp đó vốn là cốt lõi của chính sự tồn tại của con người.

Di sản xây cất bản xứ là quan trọng, nó là sự biểu thị cơ bản của văn hoá một cộng đồng, của mối quan hệ giữa một cộng đồng và lãnh thổ của mình và đồng thời là biểu thị tính đa dạng văn hoá của thế giới.

Nhà ốc bản xứ là phương cách truyền thống và tự nhiên mà các cộng đồng đã tạo dựng để sử dụng chỗ cư trú cho mình. §ó là một tiến trình đang tiếp diễn bao gồm những biến đổi cần phải có và sự thích ứng hằng xuyên để đáp ứng các thúc ép về mặt xã hội và môi trường. Khắp nơi trên thế giới là sự sống còn của truyền thống này đang bị sự đồng nhất hoá kinh tế, văn hoá và kiến trúc đe doạ. Làm thế nào để ứng phó với các lực lượng đó là một vấn đề cần cơ bản được đặt ra để giải quyết không chỉ đối với cộng đồng mà còn đối với cả chính phủ, các nhà hoạch định, các nhà kiến trúc, các nhà quản thủ và cả với một nhóm chuyên gia đa ngành. Do sự đồng nhất văn hoá và sự biến đổi kinh tế - xã hội toàn cầu, nên các kiến trúc bản xứ khắp nơi trên thế giới là cực kỳ dễ bị tổn thương, phải đối phó với những vấn đề nghiêm trọng về tình trạng teo tóp dần, về tính cân bằng nội tại và sự hội nhập với môi trường.

Do đó, ngoài hiến chương Venice ra, cần phải xác lập những nguyên tắc để bảo quản và bảo vệ di sản xây cất bản xứ của chúng ta.

Nguyên tắc tổng quát

1.Các công trình xây cất bản xứ có những đặc trưng như sau: -một phương thức xây cất được cộng đồng chia sẻ;

-một tính cách địa phương hoặc vùng đáp ứng được môi trường của công trình;

-một sự liên kết chặt chẽ phong cách, hình dáng và diện mạo, hoặc cách sử dụng các kiểu xây cất truyền thống;

-một sự lão luyện truyền thống về bố cục và xây dựng truyền thống thường không theo nguyên tắc quy định;

-một sự đáp ứng hữu hiệu các thúc ép về chức năng, xã hội và môi trường; -một sự đáp ứng hữu hiệu các phương pháp và tay nghề cắt truyền thống.

2.Việc đánh giá và bảo vệ thành công di sản bản xứ tuỳ thuộc vào sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng, cách họ sử dụng và bảo quản thường hằng.

3.Các chính phủ và chức sắc có trách nhiệm phải thừa nhận cho tất cả mọi cộng đồng quyền bảo tồn phương thức sống truyền thống của họ và quyền bảo vệ các truyền thống đó bằng mọi biện pháp pháp chế, hành chính và tài chính có trong tay và biện pháp pháp quyền được chuyển giao những truyền thống đó cho các thế hệ mai sau.

Nguyên tắc bảo vệ

các ngành khác nhau chịu thừa nhận tính tất yếu của biến đổi và phát triển và sự cần thiết phải tôn trọng bản sắc văn hoá của cộng đồng.

2.Những can thiệp đương đại vào các công trình xây cất, các tổng thể và các nhà ốc bản xứ phải có sự tôn trọng các giá trị văn hoá và tính chất truyền thống của các công trình đó.

3.Di sản bản xứ ít khi được biểu lộ bằng những công trình riêng rẽ mà thường được bảo toàn tốt bằng việc bảo quản và bảo tồn những cụm và những nhà ốc có tính đặc trưng tuỳ theo từng vùng.

4.Di sản xây cất bản xứ là một bộ phận hợp nhất của cảnh quan văn hoá và mối quan hệ này phải được lưu tâm trong việc soạn thảo các dự án bảo toàn.

5.Bản xứ không chỉ bao gồm hình dáng và kết cấu vật chất của các công trình xây cất, cấu trúc và không gian, mà cả những cách các thứ đó được sử dụng và được quan niệm, và cả những truyền thống và những mối liên kết có thể gắn bó với chúng.

Đường lối thực hành 1.Nghiên cứu và lập hồ sơ

Mọi can thiệp vật chất vào kiến trúc bản xứ cần phải thận trọng và phải có phân tích đầy đủ hình dáng và kết cấu của nó trước khi tiến hành. Hồ sơ này phải được lưu giữ công khai ở bộ phận lưu trữ cho mọi người rễ tiếp xúc.

2.Vị trí cảnh quan và cụm công trình

Các cuộc can thiệp vào các công trình xây cất bản xứ phải được tiến hành với ý thức tôn trọng và duy trì tính toàn vẹn của vị trí trong mối quan hệ với cảnh quan hữu thể và văn hoá và quan hệ giữa công trình này với công trình kia.

3.Các hệ thống xây cất truyền thống

Tính liên tục của các hệ thống xây cất truyền thống và các kỹ năng xây cất gắn liền với di sản bản xứ là cơ bản trong cách biểu thị tính bản xứ, và tính thiết yếu đối với việc tu sửa và trùng tu các công trình đó. Những kỹ năng đó cần phải được lưu giữ, ghi lại và chuyển giao cho các thế hệ nghệ nhân và người xây cất ngày nay qua giáo dục và đào tạo.

4.Việc thay thế vật liệu và các bộ phận

Những biến đổi mà đáp ứng được hợp thức các yêu cầu sử dụng đương đại phải được thực hiện bằng những vật liệu đảm bảo giữ gìn được tính gắn kết chặt chẽ với các biểu thị, diện mạo, kết cấu và hình dáng của tổng thể công trình, và tính gắn kết chặt chẽ của các vật liệu xây dựng. 5.Việc thích ứng

Làm thích ứng và tái sử dụng các công trình xây cất bản xứ phải được tiến hành với ý thức tôn trọng tính toàn vẹn của công trình, tôn trong tính chất và hình dáng của công trình mà phải thích hợp với những mức sống vừa phải, có thể đảm bảo cho các phương thức xây cất được gìn giữ lâu dài bằng một quy tắc đạo lý do cộng đồng xác lập, và mọi can thiệp có thể dựa vào đó mà tiến hành.

6.Biến đổi và trùng tu ở từng thời kỳ

Những biến đổi theo thời gian cần được đánh giá đúng và nhận thức như là những nhân tố quan trọng của kiến trúc bản xứ. §ánh đồng loạt mọi bộ phận của một công trình xây cất vào một thời kỳ duy nhất, thông thường không phải là mục tiêu của các cuộc can thiệp vào công trình xây cất bản xứ.

7.Đào tạo

§ể bảo toàn được các giá trị văn hoá của kiến trúc bản xứ, các chính phủ, các chức sắc có trách nhiệm, các nhóm và tổ chức cần phải quan tâm chú ý đến việc xây dựng:

a.những chương trình giáo dục về các nguyên tăc đối với di sản bản xứ cho những người có trách nhiệm bảo toàn;

b.những chương trình đào tạo để giúp các cộng đồng bảo tồn các hệ thống xây cất, các vật liệu, các kỹ năng truyền thống;

c.những chương trình thông tin để nâng cao nhận thức của công chúng, đặc biệt trong lớp trẻ, về di sản bản xứ;

Một phần của tài liệu Hiến chương Venice - Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu Di tích và Di chỉ (1964) doc (Trang 38 - 40)