Sự chỉ đạo của Tỉnh ủy thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 86)

Theo kết quả điều tra của Sở Lao động - Thương binh và xã hội về tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010, thì năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh Cao Bằng theo chuẩn mới là 47,82% với 49.312 hộ nghèo, 230.423 nhân khẩu nghèo; có nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 60%, đặc biệt còn nhiều xóm có tỷ lệ nghèo gần 100% (tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc). Trong đó:

+ Khu vực thành thị là 18,52% với 2.947 hộ nghèo (2.947 hộ nghèo/15.906 hộ).

+ Khu vực nông thôn là 53,16% với 46.365 hộ nghèo (46.365 hộ nghèo/ 87.211 hộ), tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người, các xã đặc biệt khó khăn thường hay xảy ra lũ quét, hạn hán…số hộ cần cứu đói, cứu trợ đột xuất hàng năm chiếm khoảng 10% hộ nghèo theo chuẩn mới.

Về thu nhập, vốn là một tỉnh thuần nông, lâm nghiệp người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, phương thức canh tác lạc hậu nên thu nhập của các hộ nghèo là rất thấp, thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo ở nông thôn theo chuẩn mới còn cách xa, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các huyện, thị, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn khá cao, chênh lệch giữa các vùng còn lớn. Đặc biệt khi so sánh mức thu nhập trung bình 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập của Cao Bằng với khu vực Đông Bắc và cả nước, thì Cao Bằng thấp và thua xa hơn cả. Ví dụ như năm 2006, thu nhập trung bình 1 người 1 tháng của Cao Bằng là 385.000 đồng/người/tháng trong khi đó vùng Đông Bắc là 516.350 đồng/người/tháng, cả nước là 648.390 đồng/người/tháng hay khi so sánh nhóm nghèo thì nhóm nghèo của Cao Bằng có đạt 108.700 đồng/người/tháng thì ở khu vực Đông Bắc là 169.320 đồng/người/tháng, toàn quốc là 192.230 đồng/người/tháng. Hoặc khi so sánh chênh lệch giàu nghèo giữa thu nhập của nhóm nghèo nhất tỉnh Cao Bằng với nhóm giàu nhất của cả nước thì thấy cách xa nhau rất nhiều như năm 2006 của Cao Bằng là 108.700 đồng/người/tháng còn cả nước là 1.560.750 đồng/người/tháng. Đây chính là một trong những cản trở lớn của Cao Bằng trong khi thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo hay cản trở việc tích lũy nội bộ để phát triển kinh tế.

Thực trạng nghèo đói như trên đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề đối với Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện, để đạt những chỉ tiêu đã đề ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Quán triệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã tập trung toàn lực để chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn này, Đảng bộ và Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện những chương trình xóa đói, giảm nghèo quan trọng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, tập trung thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo lớn:

Chương trình 135: Theo quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11

tháng 07 năm 2006, Cao Bằng có 106 xã thuộc vào diện được đầu tư của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Năm 2007 là 115 xã (do có sự phân chia địa giới ở một số xã thuộc huyện Bảo Lâm, Hà Quảng). Năm 2008 có 121 xã đặc biệt khó khăn và 121 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II. Năm 2009 có 119 xã đặc biệt khó khăn và 124 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II; Năm 2010 có 117 xã đặc biệt khó khăn và 133 xóm đặc biệt khó khăn của xã khu vực II.

Đầu năm 2006, tỉnh đã tập trung kiện toàn củng cố bộ máy Ban chỉ đạo và cơ quan thường trực các cấp để điều hành và tổ chức thực hiện các Chương trình (cấp tỉnh, huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình 135 giai đoạn II; cấp xã thành lập Ban quản lý dự án); cụ thể hóa các văn bản của các bộ, ngành trung ương thành các cơ chế phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; phân công

các cơ quan, đơn vị giúp đỡ các xã; huy động nguồn lực bổ sung thêm cho chương trình; coi trọng công tác truyền thông phổ biến nội dung Chương trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện chương trình. Trong cả giai đoạn 2006 - 2010, để chỉ đạo thực hiện chương trình 135, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 02 nghị quyết số 38/2006 phê chuẩn nội dung thực hiện chương trình 135 và nghị quyết số 10/2007 phê chuẩn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh Cao Bằng. Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng ban hành quyết định số 1031/2007 và hàng loạt các loại văn bản khác hướng dẫn nội dung thực hiện chương trình 135.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Tỉnh ủy đã sớm ban hành Chỉ thị số 19 - CT/TU (ngày 01 tháng 2 năm 2007) yêu cầu tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong tổ chức thực hiện chương trình 120, 134 và 135 (giai đoạn II), đặc biệt chỉ thị nhấn mạnh: đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo vững chắc, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của chương trình 135 (Giai đoạn II) tại địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chỉ thị trên, trong cả giai đoạn 2006 - 2010 các cơ quan lãnh đạo đã tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ nhằm chỉ đạo kịp thời công tác thực hiện chương trình 135. Hội đồng nhân dân đã tổ chức 06 đợt kiểm tra, Uỷ ban nhân dân tổ chức 07 đợt kiểm tra liên ngành...qua đó kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, chương trình 135 (giai đoạn II) đã được triển khai một cách quyết liệt. Chương trình có 4 dự án chủ yếu là:

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: Với tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 527.050 triệu đồng, sau 5 năm tổ chức, triển khai thực hiện

chương trình, các huyện đã khởi công đầu tư xây dựng được 825 hạng mục, công trình. Trong đó: Giao thông nông thôn: 337 công trình; thuỷ lợi: 146 công trình; điện dân dụng: 109 công trình; nước sinh hoạt: 70 công trình; trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, thiết bị học tập: 79 công trình, hạng mục; nhà sinh hoạt cộng đồng: 46 công trình; trạm y tế xã: 13 công trình; chợ xã: 25 công trình. Các công trình hoàn thành đã bàn giao cho xã quản lý, khai thác, sử dụng, đến nay các công trình đã và đang phát huy hiệu quả, chất lượng công trình vẫn được bảo đảm.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư:

Tổng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cả giai đoạn là 123.021 triệu đồng, hỗ trợ cho 30.415 hộ nghèo. Qua 5 năm triển khai, đã hỗ trợ các nội dung: hỗ trợ được 283 tấn giống cây lương thực, 579.326 cây ăn quả, cây khác là 5.983 cây, giá trị 23.538 triệu đồng; giống lâm nghiệp 1.384.425 cây, giá trị 4.146 triệu đồng; gia súc 10.799 con; gia cầm 3.767 con, giá trị là 20.185 triệu đồng; phân bón các loại 585,179 tấn, giá trị 28.618 triệu đồng và xây dựng chuồng trại 2.709 cái, giá trị 3.028 triệu đồng; xây dựng mô hình phát triển sản xuất 248 mô hình, giá trị 1.765 triệu đồng; chi khác 1.200 triệu đồng. Dự án nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Việc triển khai dự án đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo vào cuối năm 2010 ở vùng đồng bào dân tộc còn bình quân 31,64% (tương đương 28.354 hộ nghèo).

Năm 2006 toàn tỉnh có 10.835 hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm làm ăn và kế hoạch chi tiêu nên công tác hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất và thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng được tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong 5 năm toàn tỉnh đã mở được 465 lớp khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư với 21.665 lượt nghười nghèo được tập huấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; hướng

dẫn cách làm ăn và xây dựng được 77 mô hình khuyến nông, khuyến ngư trình diễn, kinh phí thực hiện là 6.230 triệu đồng.

Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng: với số vốn được cấp 2.177,123 triệu đồng, đã tổ chức tập huấn được 1.038 lớp với 38.491 lượt cán bộ, nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp tỉnh, huyện, xã biết cách triển khai thực hiện các chính sách, dự án của chương trình. Đặc biệt, cán bộ cơ sở biết cách thực hiện, tổ chức khảo sát, rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách, dự án của chương trình.

Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức pháp luật:

+ Đối với chính sách hỗ trợ cho con hộ nghèo, học mẫu giáo, học sinh con hộ nghèo các bậc học phổ thông học bán trú: Ngân sách cấp 58.508,6 triệu đồng để hỗ trợ cho các năm học 2007 - 2008; 2008 - 2009 và 2009-2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp 51.029 triệu đồng cho các huyện để triển khai hỗ trợ. Đến ngày 30/9/2010 các huyện đã hỗ trợ cho 12.368 lượt cháu mẫu giáo (kinh phí 7.791,84 triệu đồng), hỗ trợ cho 22.608 lượt em học sinh học các bậc học phổ thông (kinh phí 28.486,08 triệu đồng); tổng kinh phí hỗ trợ là 36. 277,92 triệu đồng, đạt 70,95 % kế hoạch vốn giao.

+ Trợ giúp pháp lý: Đã mở hội nghị tập huấn cho cán bộ tư pháp và thành lập câu lạc bộ trợ giúp pháp lý của 172 xã thuộc địa bàn đầu tư Chương trình 135. Có 293 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí; đào tạo tập huấn cho 456 cộng tác viên trợ giúp pháp lý tại cơ sở.

+ Hoạt động hỗ trợ các hoạt động văn hoá thông tin: các địa phương đã hỗ trợ mua sắm đạo cụ, phổ biến nếp sống văn hóa và duy trì phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

+ Đối với các chính sách hỗ trợ làm nhà vệ sinh, di chuyển chuồng trại hợp vệ sinh môi trường: Được trung ương cấp vốn là 19.878 triệu, Tỉnh đã phân bổ nguồn vốn cho các huyện là 15.369 triệu đồng; ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch giao.

Ngoài ra, tỉnh còn chủ động thực hiện một số nội dung công tác hỗ trợ chương trình 135 như: Thực hiện tinh thần của Quyết định 938/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách và giúp đỡ các xã 135 giai đoạn II. Kết quả qua 4 năm thực hiện đã có tổng cộng 127 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ được cho 110 xã đặc biệt khó khăn cả về vật chất và phương pháp triển khai thực hiện xóa đói, giảm nghèo tạo được lòng tin của người dân với chính quyền; Thực hiện dự án hỗ trợ quản lý kỹ thuật chương trình 135 giai đoạn II do Chính phủ Phần Lan tài trợ.

Nhìn chung, các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng tình đón nhận và ủng hộ. Có tác động tích cực đến việc củng cố cơ sở hạ tầng, giảm nghèo trên địa bàn, ổn định tình hình an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đời sống của đồng bào tiếp tục được cải thiện và nâng cao, tiếp tục từng bước giải quyết những khó khăn, bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình thực sự đã mang lại những hiệu quả cụ thể, thiết thực, tạo dựng dựng được những cơ sở hạ tầng thiết yếu, góp phần làm thay đổi rõ rệt bộ mặt ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc giảm dần. Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo đối với địa bàn thuộc chương trình là

31,64%; toàn tỉnh là 23,29%. Chương trình 135 giai đoạn II có tác động tích cực đến việc củng cố cơ sở hạ tầng, giảm nghèo trên địa bàn, ổn định tình hình an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc.Tuy nhiên, do chương trình được triển khai đồng bộ trên diện rộng, địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết khắc nghiệt; dân cư sống phân tán; trình độ dân trí thấp; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương còn chưa thống nhất, khó thực hiện ở cơ sở. Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của một số đơn vị cấp huyện và cấp xã còn hạn chế. Nhu cầu đầu tư nhiều nhưng vốn hỗ trợ hàng năm có hạn. Do vậy, tiến độ thực hiện chương trình so với mục tiêu đạt được chưa cao.

Chính sách 134: Quyết định 134 được các Bộ, Ngành trung ương và

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các ban ngành của tỉnh rất quan tâm chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Đây là quyết định phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân nên được nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ, tham gia thực hiện. Tiếp tục thực hiện chính sách 134 trong giai đoạn 2006 - 2010, ngày 02 tháng 3 năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định số 274/QĐ - UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án thực hiện quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, hàng năm Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các huyện tiếp tục, rà soát, bổ sung và phê duyệt các đối tượng cần hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt để triển khai thực hiện cho phù hợp. Đồng thời tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nhân dân cùng thực hiện, tránh trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào nhà nước. Mặt khác, Chỉ thị số 19 - CT/TU của tỉnh ủy nhấn mạnh tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể đối với quá trình thực hiện quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nên động lực mạnh mẽ trong thực hiện chương trình này trên phạm vi toàn tỉnh.

Kết quả đạt được thể hiện sự nỗ lực lớn của tất cả các cấp ủy, ban ngành và nhân dân tham gia thực hiện:

Về đất sản xuất, tỉnh đã thực hiện các giải pháp điều hòa, thu hồi và khai hoang, cải tạo ruộng, rẫy tạo quỹ đất cấp cho đồng bào, nhưng do không có quỹ đất công và việc khai hoang phục hóa có nhiều khó khăn vướng mắc nên đến hết năm 2007 mới giải quyết được 83,05 ha (20,28 ha ruộng 2 vụ và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 60 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)