Những biện pháp cơ bản chiến lược

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ (Trang 27 - 33)

Biện pháp cơ bản chiến lược nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh về tiềm lực kinh tế của đất nước, một quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đó đồng tiền được ổn định khá vững chắc. Lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát. Những biện pháp cơ bản chiến lược chưa thể phát huy tác dụng ngay. Nhưng nếu không áp dụng những biện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triền miên không có lối thoát.

- Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển nhiều ngành mũi nhọn xuất khẩu. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng được các nhu cầu cơ bản về đời sống và việc làm của nhân dân lao động, do đó tuỳ hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà có một chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế khác nhau. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển mạnh và chắc chắn. Cần phát

triển các ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu bởi vì trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng có vị trí quan trọng nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác, đó cũng là cơ sở để ổn định lưu thông tiền tệ trong nước.

Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu để hạn chế lạm phát, duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất trong nước ngày càng phát triển, quỹ hàng hoá được tạo ra sẽ ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại, tạo tiền đề vững chắc nhất cho sự ổn định tiền tệ.

- Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước trên cơ sở đó giảm bội chi ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, chống thất thu, đặc biệt là thất thu về thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước.

Bởi vì vai trò của Nhà nước đối với quản lý kinh tế vĩ mô là rất to lớn. Nhà nước là người du ỷtì đảm bảo tính công bằng và ổn định trong kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động đến thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sử dụng các công cụ vốn có như luật pháp, các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả... để tác động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước được coi như là biện pháp mang tính chiến lược để ổn định tiền tệ, tinh giảm biên chế và kiện toàn bộ máy hành chính.

KẾT LUẬN

Lạm phát đã là và mãi mãi là một vấn đề lớn của thời đại chúng ta. Dù ở thể nào, nó cũng bào mòn, thậm chí cuốn đi tiền tài và giá cả, đồng lương và những khoản thu nhập khác, thậm chí cả những gia sản. Tóm lại là tất cả mọi giá trị, những thứ mà con người muốn giữ được.

Người ta e ngại nó, thậm chí “vạch mặt chỉ tên” nó thì cũng chẳng có gì đáng trách. Vấn đề là chúng ta không thể chỉ xét riêng mình nó, tách riêng nó ra. Làm sao có thể gạt lạm phát ra khỏi những vấn đề cũng nhức nhối như sự tăng trưởng và nạn thất nghiệp? Lạm phát không phải một vấn đề đơn giản, nó có tác động lớn tới nền kinh tế và ngược lại môi trường kinh tế cũng

là mảnh đất cho lạm phát sinh sôi. Không thể chỉ nhìn riêng vào tỉ lệ lạm phát để đo lường lạm phát, cần xem xét cùng với tỉ lệ tăng trưởng quốc gia. Và ở mỗi quốc gia lại định ra một mức tỉ lệ lạm phát khác nhau, do điều kiện kinh tế xã hội khác biệt.

Qua những phân tích ở phần nội dung, chúng ta đã nắm được phần nào các lý thuyết về lạm phát, bản chất và nguyên nhân của lạm phát, cơ chế của nó và các giải pháp phòng chống, khắc phục hậu quả lạm phát. Từ đó, có thể thấy chế ngự lạm phát là một công việc rất khó khăn. Tính khốc liệt của nó đã được bàn luận, tranh cãi nhiều và cũng gây ra nhiều phản ứng đối địch. Lạm phát đặt ra vấn đề chính trị, như trong nền dân chủ, cần giành thắng lợi cho lợi ích chung trên một khối những lợi ích bộ phận được cấu kết với nhau một cách không hoà nhịp. Nền kinh tế của giai đoạn này đòi hỏi chúng ta cần hiệp đồng giữa các nhóm đối tác khác nhau. Mục đích là để thoả thuận với nhau một số hy sinh nhằm giữ thế ổn định của đồng tiền- một báu vật. Chỉ trong điều kiện như vậy mới làm giảm nhẹ được hậu quả, tác động tiêu cực khắc phục của lạm phát.

Lạm phát là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế, do đó xoá bỏ lạm phát lạm phát trong nền kinh tế là ảo tưởng. Lúc nào và ở đâu lạm phát cũng tồn tại, khi bùng nổ, khi âm ỉ, khi lại ủ bệnh... Vì thế chúng ta không được chủ quan và bỏ qua vấn đề lạm phát trong các hành động, chính sách kinh tế của mình. Phát triển kinh tế phải gắn liền với xem xét vấn đề lạm phát.

Từ nắm vững lý luận chung về lạm phát các nhà kinh tế hoạch định chính sách cần soi lại vào thực tiễn thế giới và trong nước, hiện nay cũng như quá khứ, để làm sáng tỏ hơn vấn đề lý thuyết, nắm chắc hơn. Chỉ có như vậy, khi gặp cơn lốc lạm phát trong thực tế chúng ta mới có khả năng bình tĩnh bắt bệnh và chữa bệnh. Mọi chính sách kinh tế là nhằm tăng trưởng, phát triển kinh tế. Lạm phát cũng là một đòn bẩy cho sự phát triển ấy song lạm phát quá cao lại phá vỡ những thành quả, gây khủng hoảng trì trệ nền kinh tế. Do đó, chỉ có hiểu biết và nhạy cảm, những nhà quản lý mới có sự điều tiết hợp lý

nhất, như xác định một tỉ lệ lạm phát phù hợp với từng giai đoạn và hoàn cảnh đất nước. Kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển bền vững khi mà các nhà hoạch định chính sách luôn luôn đắp đê ngăn chặn con sóng lạm phát dữ dội và dai dẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (ĐHKTQD)

2. Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác Lênin - NXB Chính trị Quốc gia - 1999.

3. J.M Keynes Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ - NXB Giáo dục 1994.

4. Tiền tệ, Ngân hàng thị trường tài chính Miskin.

5. Lạm phát và giảm lạm phát Piere Bezbakh - NXB Khoa học kỹ thuật

6. Tiền tệ ngân hàng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lạm phát Maurice flamant - NXB Thế giới 1992.

MỤC LỤC A- LỜI MỞ ĐẦU 1 B- NỘI DUNG 3 Chương 1: Lạm phát 3 1.1. Những vấn đề chung về lạm phát...3 1.1.1. Khái niệm lạm phát ...3 1.1.2. Tỷ lệ lạm phát...5 1.1.3. Phân loại lạm phát ...7

1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát...10

1.2.1. Lạm phát do tiền tệ...10

1.2.1.1. Lý thuyết về lượng của tiền tệ...10

1.2.1.2. Cung ứng tiền tệ và lạm phát...10

1.2.2. Lạm phát do nhu cầu...13

1.2.2.1. Tiền tệ và nhu cầu quá mức...13

1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo...13

1.2.3. Lạm phát do chi phí ...15

1.2.3.1. Quan điểm về lạm phát do chi phí...15

1.2.3.2. Lạm phát phí đẩy...15

1.2.4. Lạm phát do một số nguyên nhân khác ...17

1.2.4.1. Thâm hụt ngân sách và lạm phát...17

1.2.4.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát ...17

Chương 2: Tác động của lạm phát tới nền kinh tế ...19

2.1. Lạm phát tác động tới lãi suất...19

2.2. Lạm phát và thu nhập...19

2.2.1. Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập thực tế...19

2.2.2. Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng...20 2.3. Tác động của lạm phát đối với công ăn việc làm và ngân sách nhà

Chương 3: Các biện pháp khắc phục lạm phát ...23

3.1. Những biện pháp cấp bách trước mắt...23

3.1.1. Chính sách tiền tệ...23

3.1.2. Chính sách ngân sách ...24

3.1.3. Kiểm soát giá cả...26

3.1.4. Chính sách về thu nhập...27

3.2. Những biện pháp cơ bản chiến lược ...27

C- KẾT LUẬN 29

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w