Trách nhiệm xã hội trong công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( nghiên cứu trường hợp đại học kỹ thuật lê quý đôn) (Trang 44 - 99)

9. Kết cấu của luận văn

2.2. Trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn: bản chất và quá

2.2.2. Trách nhiệm xã hội trong công tác đào tạo

Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học, kỹ thuật có trình độ, chất lượng cao phục vụ sự nghiệp an ninh, quốc phòng, bảo vệ tổ quốc và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Do đó, trách nhiệm của Nhà trường trong công tác đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng. Trách nhiệm xã hội trong công tác đào tạo của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn được thể hiện ở các nội dung sau: Việc đào tạo của Nhà trường phải tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đào tạo; quan tâm đến lợi ích, nhu cầu, yêu cầu của các bên liên quan (Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và người học) và đáp ứng đến mức tốt nhất có thể những nhu cầu, lợi ích đó; đào tạo được đội ngũ nhân lực khoa học, kỹ thuật chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của việc giữ gìn, bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình đào tạo, Nhà trường đảm bảo các điều kiện học tập tốt nhất cho học viên, sinh viên của mình để đảm bảo về mặt sức

khỏe, tâm sinh lý cho học viên giúp họ có được sự thoải mái nhất trong quá trình học tập.

2.2.2.1. Công tác đào tạo của Nhà trường luôn tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đào tạo.

Công tác đào tạo của Nhà trường luôn luôn bám sát, tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Bộ Quốc phòng và hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đào tạo. Công tác xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường được thực hiện theo đúng những quy định của Bộ GD&ĐT và luôn gắn sát với yêu cầu

thực tế của các đối tượng sử dụng nguồn nhân lực.

Nhà trường đã bám sát chương trình khung của Bộ GD&ĐT, quy định của Bộ Quốc phòng khi xây dựng các chương trình đào tạo (CTĐT). Để xây dựng các CTĐT đại học và sau đại học (bao gồm CTĐT thạc sĩ, kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, cao đẳng, chuyển cấp văn bằng 2,...), Nhà trường đã bám sát các quy chế của Bộ GD&ĐT về đào tạo đại học, sau đại học, áp dụng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kỹ thuật của Bộ GD&ĐT và quy định của Bộ Quốc phòng về thời lượng khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn. Với các CTĐT theo chức danh đặc thù quân sự, như CTĐT chỉ huy tham mưu kỹ thuật, khi tiến hành xây dựng, Nhà trường đã tuân thủ theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu.

Bên cạnh đó, những quy định về xét tuyển đầu vào, xét tốt nghiệp, học bổng, quy định về học phí, chế độ học tập, sinh hoạt của học viên,... trong Nhà trường đều tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng. Việc tuân thủ theo những quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng đảm bảo sự thống nhất trong cả nước và toàn quân trong công tác đào tạo

2.2.2.2. Nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo sau khi ra trường, nhu cầu của học viên và luôn cố gắng đáp ứng đến mức tốt nhất các nhu cầu đó.

Trong quá trình đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm đến những nhu cầu của đối tượng sử dụng sản phẩm đào tạo và người học để đào tạo những gì xã hội đang cần chứ không phải cố thủ đào tạo những gì mà mình có. Việc bám sát nhu cầu của thực tiễn giúp cho Nhà trường luôn đào tạo được các thế hệ học viên có trình độ chuyên môn cao và khả năng tác nghiệp cũng như cơ hội việc làm đúng ngành nghề sau khi ra trường. Việc gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội trong công tác đào tạo trước hết được thể hiện trong việc xác định, xây dựng và triển khai các CTĐT.

Nhà trường đã chú trọng đến việc xin ý kiến các cơ quan, đơn vị trong quân đội về CTĐT, đặc biệt là các đơn vị sử dụng nhân lực được đào tạo sau khi ra trường để làm sao cho chương trình đào tạo sát với thực tiễn làm việc giúp học viên sau khi ra trường có khả năng tác nghiệp tốt nhất. Trong quá trình xây dựng CTĐT bậc đại học, Nhà trường đã có chú trọng đến việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ trong quân đội về mức độ phù hợp của CTĐT, đặc biệt là các chuyên

ngành mới triển khai đào tạo như CTĐT Điện tử Y sinh (tham khảo ý kiến góp ý của

Bệnh viện trung ương quân đội 108) và các CTĐT đặc thù quân sự như: Thuốc phóng

thuốc nổ (tham khảo ý kiến góp ý của Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Viện thuốc

phóng thuốc nổ...); Phòng hoá (tham khảo ý kiến góp ý của Bộ tư lệnh Hoá học, Trung tâm nhiệt đới Việt –Nga, Phân viện Phòng hoá NBC, Viện KH&CN Quân sự...).

Từ năm học 2008-2009, Nhà trường đã chú ý và triển khai một cách đồng bộ việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, đơn vị trong quân đội về chất lượng CTĐT đại học. Cụ thể, vừa qua, Nhà trường đã nhận được góp ý của 27 đơn vị trong toàn quân (Nhà máy Z111, Z115, Z117, Z125, Z131, Z183..., Viện Công nghệ, Viện thuốc phóng - thuốc nổ..., Cục Kỹ thuật Quân khu 1, 2, 3, Cục Kỹ thuật – Binh chủng Tăng - Thiết Giáp...) về chất lượng CTĐT và đội ngũ Kỹ sư của trường trên các mặt: Khả năng tham mưu, chỉ huy; Bản lĩnh chính trị; chuyên môn nghiệp vụ... Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã chú trọng đến việc lấy ý kiến phản hồi của người học sau khi ra trường về CTĐT. Năm học 2008 – 2009, Nhà trường đã lấy được 251 ý kiến đóng góp của cựu học viên. Các thông tin thu được, Nhà trường đã tổng hợp và để từng bước xây dựng CTĐT cho phù hợp hơn.

Để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt đào tạo nguồn nhân lực phục vụ an ninh quốc phòng, cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nhà trường đã xây dựng CTĐT có mục tiêu phù hợp với từng đối tượng và loại hình đào tạo, như CTĐT kỹ sư thiết kế chế tạo (Vũ khí, Đạn, Rađa...) đáp ứng yêu cầu cán bộ làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu; CTĐT kỹ sư khai thác đáp ứng nhu cầu cán bộ tại các đơn vị chuyên môn kỹ thuật, CTĐT kỹ sư dân sự đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhà trường đã đa dạng hoá các CTĐT thạc sỹ, như đào tạo theo phương thức môn học, phương thức nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động.

Với phương châm gắn kết giữa nhà trường và đơn vị, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực tập, thực hành thực tế tại đơn vị, chính vì vậy giữa

Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của học viên tốt nghiệp, ý kiến đóng góp của một số đơn vị trong nhiều năm sử dụng nguồn nhân lực và đề xuất của hội đồng khoa học các khoa, hằng năm Nhà trường tổ chức điều chỉnh CTĐT. Hiện nay, Nhà trường đang tiến hành xây dựng đổi mới quy trình, nội dung CTĐT cán bộ Kỹ thuật các cấp trong Quân đội cho hơn 40 ngành, chuyên ngành đào tạo. Chú trọng đổi mới toàn diện nội dung, CTĐT. Hiện đại hoá nội dung môn học, giảm thời gian lên lớp, tăng thí nghiệm, bài tập, tiểu luận, đồ án môn học. Bên cạnh đó Nhà trường cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo theo học chế tín chỉ, soạn thảo nhiều quy chế, quy định... nhằm thực hiện tốt phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

2.2.2.3. Sản phẩm đào tạo của Nhà trường có chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc.

Sản phẩm đào tạo của Nhà trường có chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của việc giữ gìn, bảo vệ an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc

gia và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với vai trò là

một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà trường luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo. Nhà trường không chạy theo thành tích mà luôn lấy chất lượng đào tạo làm đầu. Chính vì vậy mà đội ngũ kỹ sư được đào tạo trong Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn có trình độ chuyên môn cao, vững vàng về chuyên môn và có khả năng làm việc tốt sau khi ra trường. Tính trung bình hằng năm, kết quả học tập của học viên khi tốt nghiệp:

STT Xếp loại Hệ quân sự Hệ dân sự 1 Giỏi 6,5 1,7 2 Khá 66 22 3 Trung bình khá 23,5 67 4 Trung bình 4 9,25 [19, tr. 22]; [20, tr. 23 – 24] Đối với khối ngành kỹ thuật, việc đạt được kết quả loại giỏi trong quá trình học tập là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng và nó thể hiện được năng lực của người học. Trong quá trình học tập, học viên lại được cọ sát với hoạt động thực tiễn, điều kiện làm việc thực tiễn nên có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc rất nhanh sau khi ra trường.

Trong năm học 2008 - 2009, qua phân tích các ý kiến phản hồi từ 27 cơ quan, đơn vị quân đội, các đơn vị đều có đánh giá chung là đội ngũ Kỹ sư quân sự do Nhà trường đào tạo về mặt chuyên môn kỹ thuật, cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của đơn vị quân đội. Đối với hệ đào tạo dân sự, qua khảo sát sơ bộ, 5 khóa kỹ sư dân sự đã tốt nghiệp về cơ bản đã tìm được việc làm đúng ngành nghề và có thu nhập ổn định.

“Nhà trường luôn chú trọng và quan tâm đến chất lượng đào tạo, không chạy theo căn bệnh thành tích. Phương châm đào tạo của Nhà trường là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, sản phẩm đào tạo có khả năng làm việc tốt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Qua khảo sát các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của Nhà trường trong nhiều năm qua đều có phản ánh tốt về chất lượng đào tạo của Nhà trường, kỹ sư do Nhà trường đào tạo có trình độ chuyên môn vững chắc, khả năng làm việc tốt và phát triển rất nhanh trong nghề nghiệp”.

Nam, Cán bộ Phòng Đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường luôn quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận với hệ thống tri thức khoa học mới, công nghệ hiện đại, có khả năng nghiên cứu khoa học, tâm huyết với nghề và truyền thụ được cảm hứng học tập và nghiên cứu khoa học cho học viên. Đội ngũ giáo

viên có trình độ, chất lượng cao sẽ giúp truyền đạt những kiến thức đúng đắn, chính xác, chuyên sâu và giúp học viên định hướng đúng đắn việc học tập và nghiên cứu để họ có được trình độ và khả năng chuyên môn tốt nhất sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tính đến tháng 5 năm 2011, tổng số giáo viên của Nhà trường là 866 người, số giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 775 đồng chí, chiếm 89,5%; số có trình độ tiến sĩ/tiến sỹ khoa học là 283 đồng chí, chiếm 32,7%. Hiện có 389 đồng chí (chiếm 48,44%) đã được đào tạo ở nước ngoài. Số giáo viên này có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc với người nước ngoài. Trung bình mỗi năm, Nhà trường cử từ 15 đến 20 đồng chí giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài (quân số thường trực đào tạo ở nước ngoài khoảng từ 75 đến 80 đồng chí). Tỷ lệ đi đào tạo trong và ngoài nước của Nhà trường luôn chiếm 20 – 30 % đội ngũ cán bộ giảng dạy. Lực lượng giảng viên của Nhà trường thường xuyên sử dụng ngoại ngữ và tin học trong công việc cũng trong cuộc sống hàng ngày. Các giảng viên luôn chủ động tiếp cận công nghệ mới, sử dụng ngoại ngữ để nắm bắt những thông tin mới nhất, tiếp cận với nguồn kiến thức rộng lớn trên toàn thế giới cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo sự hứng thú, lôi cuốn trong các giờ lên lớp cho học viên. Trong một, hai năm trở lại đây khi mà công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng máy tính, sử dụng mạng internet cũng như ngoại ngữ đối với đội ngũ giảng viên của Nhà trường ngày càng tăng lên.

Ngoài các hoạt động trên, để nâng cao được chất lượng đào tạo, Nhà trường đã tổ chức triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học. Năm học 2008-2009, với tổng số phiếu phát ra là 36.000 phiếu và thu về 28.500 phiếu, năm học 2009-2010 lấy 38.682 ý kiến. Việc lấy ý kiến phản hồi của người học về công tác giảng dạy của giảng viên là một việc làm rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ là một kênh để đánh giá chất lượng giảng viên mà thông qua đó, Nhà trường còn hiểu được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của học viên để từ đó có những biện pháp tác động sao cho phù hợp với từng loại đối tượng để học viên cảm thấy thoải mái nhất khi lên lớp và thu được lượng kiến thức nhiều nhất.

Bên cạnh việc rèn chữ, rèn kiến thức thì Nhà trường cũng chú trọng đến việc rèn đức cho học viên để học viên trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên. Công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học viên, sinh viên luôn được cấp uỷ Đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, triển khai, tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng nguyên tắc, có kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc, rút kinh

nghiệm kịp thời. Hằng năm, Nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ Nhà trường có nội dung lãnh đạo về công tác chính trị, tư tưởng. Nhà trường có kế hoạch công tác đảng – công tác chính trị; kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật cho học viên, sinh viên theo từng năm học. Nhà trường có cơ quan Chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị chuyên trách để chỉ đạo, tiến hành công tác giáo dục rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho học viên.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học viên thường xuyên được đổi mới về nội dung hoạt động, hình thức thể hiện phong phú đa dạng, thu hút được đông đảo học viên tham gia mang lại hiệu quả giáo dục tốt. Ngoài CTĐT chính khoá, học viên, sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá như thăm quan, học tập về truyền thống cách mạng của Đảng, của Quân đội, của đơn vị. Nhà trường được cung cấp đầy đủ về thông tin thời sự, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới, được đọc sách báo miễn phí, được tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị trong và ngoài quân đội. Học viên, sinh viên được tham gia các phong trào thi tìm hiểu về chính trị, pháp luật, thi Olympic các môn khoa học Mác -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( nghiên cứu trường hợp đại học kỹ thuật lê quý đôn) (Trang 44 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)