TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH 2.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh.
2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh.
Minh Mệnh (1791 - 1841), tên húy là Phúc Đảm, cịn có tên là Hiệu,
con trai thứ tư của Gia Long, em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Phúc Cảnh. Minh Mệnh sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25 - 5 - 1791), tại Gia Định khi mà Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ vùng đất này được hơn 3 năm (1788).
Mẹ của Minh Mệnh họ Trần, là con gái Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt, quê gốc ở huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên. Năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định. Năm 1781, tuyển bà (14 tuổi) vào cung, rồi tiến phong là Tả cung cung tần, hiệu là Nhị phi. Năm 1791, khi bà 24 tuổi mới sinh ra Minh Mệnh ở thôn Hoạt Lệ, thuộc Gia Định.
Thời niên thiếu của Minh Mệnh so với những người anh của mình là thuận lợi hơn cả. Minh Mệnh những năm bước vào tuổi đi học, cũng là thời kỳ Nguyễn Ánh làm chủ hoàn toàn vùng đất Gia Định, sau đó, chiến tranh cũng kết thúc (1802). Như vậy, Minh Mệnh có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn hơn, may mắn hơn nhiều so với hai người anh thứ hai và thứ ba bị chết khi cịn ít tuổi, hay với Hồng tử Cảnh, từ lúc mới 12, 13 tuổi đã phải bôn ba đây đó, đến tuổi trưởng thành lại phải theo trận mạc và cũng chết sớm.
Thầy dạy trong một thời gian dài của Minh Mệnh thời trẻ là Đặng Đức Siêu. Đây là nhân vật được Nguyễn Ánh đánh giá cao về học vấn. Với tài
năng và đức độ của mình, Đặng Đức Siêu còn là một trong những cố vấn thân cận của triều Nguyễn về các vấn đề chính trị, văn hóa - xã hội thời kỳ đầu.
Chịu ảnh hưởng của Minh nho mà cốt lõi và Vương nho, gia đình và bản thân Đặng Đức Siêu có một cái nhìn khá cởi mở về văn hóa, tín ngưỡng mà không bị giam hãm trong những tín điều của Tống nho. Điều này còn được thể hiện ở chỗ gia đình ơng vốn theo Ki tơ giáo, mà bản thân ông cũng từng là tín đồ của đạo Ki tơ nhưng ơng đã từ bỏ đạo đi học nho học. Sách Đại Nam Nhất thống chí viết: “Siêu được sung việc dạy bảo hồng thân, giúp ích rất nhiều vào việc bồi dưỡng hồng tử… Nhà Siêu theo đạo Gia tơ, Siêu bỏ đạo đi học, đức hạnh và tiết tháo nổi tiếng, đứng đầu nhân vật bản triều”. Chính Minh Mệnh cũng thừa nhận ảnh hưởng của Đặng Đức Siêu trong việc hình thành năng lực của ông: “Thượng thư bộ Lễ Đặng Đức Siêu, trước đã phụng mệnh Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta (tức Gia Long), dạy ta đọc sách, mấy năm dẫn dụ hiểu biết được nhiều, thực là không thẹn với chức phận”.
Khi cịn là Hồng tử và sau này được chính thức lập làm Hồng Thái tử (1816, năm 25 tuổi), Minh Mệnh ln hiểu rõ chức trách của mình. Ơng từng có ý thức chuẩn bị, bồi dưỡng tài năng để sẵn sàng gánh vác trách nhiệm lớn. Minh Mệnh cần mẫn tham bác nhiều sách vở dạy về trị quốc, yên dân. Sách
Đại Nam thực lục chính biên ghi lại khá nhiều sự kiện và tư liệu cho thấy khả
năng tự hoàn tiện nhân cách của Minh Mệnh. Cùng với vua cha của mình là Gia Long, Minh Mệnh từng bàn về đạo trị nước xưa nay. Từ tháng 6 năm Đinh Sửu (1817), Gia Long đã cho Minh Mệnh thay mình xét xử những án từ mức độ bị xử đi lưu đầy hoặc bắt làm khổ sai trở xuống. Chỉ khi gặp những án nặng mới phải tâu lên Gia Long chờ quyết định.
Q trình tự hồn thiện tài năng vẫn cịn được Minh Mệnh tiếp tục duy trì khi đã lên ngơi Hồng đế trị vì đất nước. Hằng ngày, Minh Mệnh tiếp tục tham bác các thư tịch cổ điển của Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù đã là một người đứng đầu triều đình nhưng Minh Mệnh vẫn tỏ ra là một con người rất siêng năng làm việc. Không những tự cố gắng, tự răn mình, Minh Mệnh cịn ln nhắc những bầy tơi thân cận của mình nếu thấy ơng tỏ ra lười biếng thì phải thẳng thắn căn ngăn.
Thời kỳ đầu mới lên ngôi, trong các việc quốc gia đại sự, Minh Mệnh rất cần tới sự giúp đỡ, góp ý kiến của những viên đại thần tài cao đức trọng. Trong số đó, Trịnh Hồi Đức có ảnh hưởng quan trọng tới ý định canh tân đất nước và sự tham bác Trung Hoa của Minh Mệnh.
Một trong những hình tượng mà Minh Mệnh ln ln hướng tới, đó là vua Lê Thánh Tông. Với tài năng, ý chí và sự thơng minh sẵn có, hoài bão của Minh Mệnh là muốn làm một “Lê Thánh Tơng” của triều Nguyễn. Hình ảnh Lê Thánh Tơng như mẫu hình, như tấm gương về một ơng vua “hùng tài, đại lược”, dường như lúc nào cũng tồn tại trong ý thức của Minh Mệnh.
Tuy nhiên, Minh Mệnh cũng hiểu rằng, muốn làm một Lê Thánh Tông không phải chỉ là xây dựng sự nghiệp ở việc “trước thư lập ngôn”. Vốn là người yêu sử, đọc sử để rút ra cho mình những bài học cần thiết, Minh Mệnh đánh giá rất đúng vị trí của Lê Thánh Tơng đối với triều Lê. Có nghĩa để làm một Lê Thánh Tông ở đầu triều Nguyễn, Minh Mệnh nhận thức phải xây dựng một nước Đại Nam hùng cường và giàu mạnh. Muốn làm được như vậy, Minh Mệnh hiểu rằng phải luôn luôn suy nghĩ tới trọng trách đứng đấu quốc gia, thường xun siêng năng khơng một chút ngơi nghỉ. Chính Minh Mệnh đã từng nhắc nhở các con mình:
“Phàm những con nhà ăn ngon mặc đẹp, sinh trưởng trong cảnh
giàu sang, khơng quen vất vả, thì dến lúc làm việc cũng khó chịu nổi. Trẫm từ ngày lên ngôi đến giờ, mỗi khi coi chầu xét xử chính sự, mãi tới lúc mặt trời xế bóng mới nghỉ, dẫu ở trong cung, vẫn mở xem hết các chương sớ bốn phương đưa đến. Bởi ta nghĩ siêng năng thì mn việc mới thành, cho nên không dám nhàn rỗi” [5].
Là một con người không bao giờ tự thỏa mãn với chính mình, Minh Mệnh ln ln cố gắng tự hồn thiện mình. Ơng hiểu rằng, khi mình ở một địa vị cao quý nhất sẽ khơng tránh khỏi những lời xu nịnh, tâng bốc. Có lẽ ông cho rằng đằng sau những lời hoa mỹ đó thường che giấu mục đích khơng tốt. Trong rất nhiều những bài tụng, ông đã thẳng thắn phê và tránh mắng không tiếc lời với những kẻ nịnh thần. Sử sách đã ghi chép lại, hầu như những chương sớ trong ngoài tâu lên vua đều xem qua. Cịn những việc quan trọng thì phần lớn do Minh Mệnh tự nghĩ soạn hoặc thảo ra, hoặc châu phê.
Minh Mệnh cũng là người rất yêu quý thư tịch, ham thích đọc sách và rất thích làm thơ. Những bài thơ ơng làm sau này được tập hợp thành Minh Mệnh chế ngự thi tập.
Minh Mệnh mất ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (20 - 1 - 1841), thọ 50 tuổi để lại 142 người con (78 hồng tử và 64 cơng chúa).