KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp xử lý khí thải trên động cơ Xăng. (Trang 45 - 47)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN:

Xử lý các thành phần ô nhiễm độc hại trong khí thải động cơ xăng bằng kỹ thuật xúc tác cho thấy là giải pháp có hiệu quả khá cao, có tính khả thi về mặt kỹ thuật công nghệ lẫn kinh tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Đối với các động cơ xăng cũ, thời gian sử dụng lâu, biện pháp đại tu bảo dưỡng thích hợp với biện pháp trang bị hệ thống xử lý khí thải dùng bộ xúc tác sẽ giúp các động cơ thỏa được các tiêu chuẩn về ô nhiễm, tăng thời gian sử dụng, tiết kiệm chi phí, tăng tính kinh tế.

Luận văn đã cố gắng tổng hợp, hệ thống các nội dung, vấn đề cơ bản về lý thuyết liên quan đến giải pháp xử lý khí thải bằng kỹ thuật xúc tác, cũng như thực hiện một số thử nghiệm để làm cơ sở đánh giá, đề xuất giải pháp ứng dụng vào thực tế, Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo, định hướng bước đầu trong việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề xử lý ô nhiễm khí thải động cơ xăng bằng kỹ thuật xúc tác ở nước ta, đặc biệt là đối với các loại động cơ xăng gắn trên phương tiện giao thông đường bộ và đường biển đang lưu hành ngày càng phổ biến hiện nay.

Do còn nhiều hạn chế về trình độ kiến thức, kinh nghiệm cũng như hạn chế về kinh phí, điều kiện trang thiết bị cho quá trình thực hiện nên nội dung và chất lượng của đề tài còn nhiều hạn chế, để có thể ứng dụng đề tài vào thực tế với hiệu quả cao cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu sâu hơn, chẳng hạn như xây dựng lắp đặt hệ thống băng thử chuyên dụng để nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng các đặc tính hoạt động đầy đủ hơn của các hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải động cơ xăng bằng kỹ thuật xúc tác. Bên cạnh đó, đề tài cũng cần tiếp tục có sự góp ý, sửa chữa bổ sung của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm khí thải động cơ đốt trong và các lĩnh vực có liên quan khác.

Nghiên cứu tính toán tổn thất nhiệt, hệ thống tiêu âm khi lắp bộ xúc tác trên đường ống xả.

Nghiên cứu xác định tuổi thọ làm việc bộ xúc tác theo tiêu chuẩn nhiên liệu của Việt Nam và tiêu chuẩn nhiên liệu của các nước tiên tiến trên thế giới.

3.2. KIẾN NGHỊ:

Đối với các động cơ xăng gắn trên các phương tiện giao thông, đặc biệt là các động cơ cũ, thời gian sử dụng lâu cần trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải bằng kỹ thuật xúc tác kết hợp với biện pháp duy tu bảo dưỡng thích hợp để đảm bảo các loại động cơ này đáp ứng được các tiêu chuẩn bắt buộc về ô nhiễm ngày càng được áp dụng khắt khe hơn trong thời gian tới ở nước ta.

Nghiên cứu thiết kế, đưa vào chế tạo rộng rãi các thiết bị xử lý ô nhiễm khí thải động cơ xăng bằng kỹ thuật xúc tác như bộ xúc tác, vị trí lắp đặt bộ xúc tác trên ống thải phù hợp cho từng loại động cơ, từng dung tích động cơ để cung cấp cho người sử dụng với giá thành hợp lý, có khả năng đáp ứng nhu cầu trang bị cho một số lượng động cơ xăng ở nước ta.

Cũng cần thiết có cơ chế chính sách, lộ trình loại bỏ dần các động cơ quá cũ nát. Từng bước nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý khí thải động cơ xăng, chẳng hạn như nghiên cứu hoàn thiện để đưa vào thực tế đề tài chuyển đổi hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí sang hệ thống phun xăng và đánh lửa điều khiển điện tử, kết hợp với sử dụng bộ xúc tác ba chức năng cho các loại động cơ xăng để xử lý triệt để hơn các thành phần ô nhiễm trong khí thải. Có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất ứng dụng các công nghệ mới về xử lý ô nhiễm khí thải cho các động cơ xăng mới sản xuất đưa vào sử dụng trên thị trường.

Nhà nước cần có các quy định bắt buộc, chế tài cụ thể về vấn đề hạn chế ô nhiễm khí thải như: ban hành các tiêu chuẩn giới hạn ô nhiễm khí thải phù hợp với từng loại động cơ, theo hướng ngày càng xiết chặt nhưng với lộ trình hợp lý; quy định về thu phí môi trường đối với động cơ đang sử dụng; có chính sách hỗ trợ về tài chính để trang bị các hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải cho động cơ xăng…

Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, một trong các xu thế cần thiết trước mắt cũng như trong tương lai xa hơn ở nước ta ngày càng thắt chặt hơn các yêu cầu, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, trong đó có các tiêu chuẩn về hạn chế ô nhiễm

khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải, đảm bảo tương đương với tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối với động cơ xăng, cần thiết phải bắt buộc nhà sản xuất trang bị các hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải cho các động cơ mới sản xuất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân ở nước ta còn hạn chế, việc thay thế hoàn toàn các động cơ mới đáp ứng các tiêu chuẩn về ô nhiễm trong thời gian ngắn là ít có tính khả thi. Vì vậy cũng cần thiết phải có các biện pháp phù hợp để đáp ứng được tiêu chuẩn về ô nhiễm.

Trang bị thêm hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải bằng kỹ thuật xúc tác là biện pháp có khả năng đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Đề tài nghiên cứu nếu tiếp tục được quan tâm đầu tư nghiên cứu hoàn thiện, triển khai ứng dụng vào thực tế sẽ tạo cơ sở và tiền đề để xây dựng các giải pháp, chính sách phối hợp khác ( như giải pháp chế tạo cung cấp rộng rãi các trang bị, phụ kiện cho hệ thống xử lý ô nhiễm, chính sách bắt buộc phải trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm trên động cơ đốt trong …,) nhằm hạn chế có hiệu quả sự phát sinh ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong gây ra ở nước ta.

Ứng dụng lắp đặt bộ xử lý khí thải vào các động cơ xăng của máy tàu thủy cỡ nhỏ loại cao tốc để phục vụ ngành du lịch, đảm bảo sự ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các biện pháp xử lý khí thải trên động cơ Xăng. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w