CHƢƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN CỦA THỰC NGHIỆM
3. Các khái niệm chính trong can thiệp
3.1 Tâm thần phân liệt:
Có rất nhiều những định nghĩa và cách hiểu khác nhau về tâm thần phân liệt. Nhưng tựu chung lại thì có 2 cách hiểu thơng thường về bệnh như sau:
Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ ràng. Bệnh làm biến đổi người bệnh theo kiểu phân liệt: Người bệnh tách khỏi cộng đồng, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình cảm của họ khơ lạnh. Khả năng làm việc của bệnh nhân ngày càng sút kém và có những hành vi lập dị, khó hiểu. [18 , tr.3].
Tâm thần phân liệt là tình trạng não bộ bị rối loạn nghiêm trọng, người bị bệnh sẽ đối diện với thực tại một cách bất thường. Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến sự kết hợp của ảo giác, hoang tưởng, tư duy và hành vi vô cùng mất trật tự.Trái lại với những gì mọi người nghĩ, tâm thần phân liệt không phải là một nhân cách hoặc đa nhân cách. Từ “tâm thần phân liệt” có nghĩa là “chia tâm”, đề cập đến sự gián đoạn đến tình trạng cân bằng trong cảm xúc và suy nghĩ bình thường.
Tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính, địi hỏi phải điều trị suốt đời.[19 ,tr.23]
3.2 CTXH nhóm
Có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận về CTXH nhóm, nhưng có điểm chung và thống nhất là sử dụng phương pháp CTXH nhóm, tiến trình sinh hoạt nhóm để tạo dựng, duy trì và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên của nhóm nhằm thay đổi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên và của cả nhóm .
CTXH nhóm là một phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của nhóm.
Thơng qua sinh hoạt nhóm mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với các nan đề của cuộc sống [27, tr35].
Với các hoạt động CTXH nhóm được đề xuất trong quá tình thực hành những bệnh nhân TTPL có cùng nhu cầu PHCN tự phục vụ có cơ hội được cùng nhau tham gia sinh hoạt trong nhóm với nhau, điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực trong việc học hỏi, bắt chước những hành vi trong quá trình hướng dẫn bệnh nhân PHCN tự phục vụ
3.3. Khái niệm chức năng và phục hồi chức năng
Chức năng:
- Theo từ điển tiếng Việt thì chức năng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:
+ Chức năng: Là hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan hoặc là một hệ cơ quan nào đó trong cơ thể( chức năng gan, chức năng phổi…) [32, tr7].
+ Chức năng: Là vai trò hoặc đặc trưng của một người nào đó, một cái gì đó ( chức năng người mẹ, chức năng cơ quan, chức năng máy tính…) [32, tr8].
Phục hồi chức năng:
+ Phục hồi được hiểu là khôi phục lại cái đã mất đi hoặc đã giảm sút đi.
Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì phục hồi đó là việc khôi phục lại cái đã mất đi hoặc giảm sút đi.
Vậy PHCN ở đây đƣợc hiểu là phục hồi những chức năng đã mất hoặc giảm sút đi của một cơ thể sống.
PHCN: Trong xã hội phát triển quan niệm về chăm sóc sức khỏe con người tồn diện phải bao gồm 4 yếu tố: Nâng cao sức khỏe (promotion), phòng bệnh( prevention), điều trị( treatment) và PHCN(rehabilitation).
Năm 1993 WHO đã định nghĩa: PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội. Giáo dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa các tác dụng của giảm chức năng, tàn tật và các hoạt động xã hội. PHCN còn bao gồm các biện pháp luyện tập thay đổi môi trường xã hội [5, tr29].
Như vậy mục đích chính của phục hồi chức năng chính là làm tăng cường khả năng còn lại của cơ thể để giảm hậu quả của khuyết tật, tác dụng làm thay đổi một cách tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội tạo nên sự chấp nhận của xã hội đối với người khuyết tật nói chung và người mắc bệnh TTPL nói riêng.
Những chức năng cần phục hồi cho bệnh nhân TTPL
Có rất nhiều các cách thức khác nhau để phân ra chức năng của một con người nhưng căn cứ vào cách hiểu chức năng như ở trên thì ta có thể khái quát lên chức năng cần phục hồi của người mắc bệnh TTPL theo sự phát triển từ thấp lên cao như sau:
+ Chức năng tự phục vụ: Đây là chức năng ở bậc thấp nhất trong nấc thang
chức năng của một con người và nó thường được gắn liền với các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể có thể liệt kê ra hàng loạt các chức năng sau: rửa mặt, chải đầu, mặc quần áo, mang giầy-dép, cởi quần áo, tắm, giặt, đánh răng…
+ Chức năng ngôn ngữ, giao tiếp: Chính là việc phát âm đúng các từ để mọi
người có thể hiểu được tiếng nói của họ hoặc họ hiểu được tiếng nói của người khác, giúp họ diễn giải được ý muốn nói.
+ Chức năng hịa nhập xã hội: Như là giao lưu bạn bè, tham gia vào các hoạt
động đoàn thể, tham gia các hoạt động sản xuất.
Vậy đề tài nghiên cứu chỉ đi sâu vào việc phục hồi chức năng tự phục vụ cho bệnh nhân TTPL.
3.4. Khái quát về bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang
Trước năm 1997 khi chưa tách tỉnh Hà Bắc cũ, cả tỉnh chỉ có một nhà thương tại địa bàn xã Song Mai, thị xã Bắc Giang. Cùng với sự phát triển chung của xã hôi giai đoạn bấy giờ mà cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân trong tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm thích đáng. Một số ít đối tượng mắc bệnh tâm thần thể nặng mới được chạy chữa tại bệnh viện, nhưng điều này cũng rất hạn chế về mặt thuốc men cũng như các hoạt động phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tại viện cịn rất nghèo nàn. Cơng tác trợ cấp xã hội cho các bệnh nhân lúc ấy vẫn còn rất hạn chế.
Sau khi tách tỉnh năm 1997, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân trong tỉnh . Bệnh viện tâm thần Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 392/QĐ-UB ngày 10/6/1997 của UBND tỉnh, từ đó đổi tên nhà thương thành bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang do sở y tế trực tiếp quản lý. Sau một thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 1997 với nhiệm vụ tiếp nhận chữa trị về các bệnh tâm thần cho nhân dân trong tỉnh và một bộ phận dân cư các tỉnh lân cận khơng có bệnh viện tâm thần ( Lạng Sơn)
Sự ra đời của bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang đã thể hiện sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh, sở Y tế và xã hội trong sự nghiệp chăm sóc, chữa trị các bệnh về tâm thần cho nhân dân trong tỉnh nói chung.
Đơn vị tiếp nhận cơ sở vật chất từ nhà thương, có diện tích 12061 m2. tồn bộ nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm 70 đã xuống cấp nhiều, khn viên, đường đi nội bộ đều cũ nát. Tồn bộ trang thiết bị làm việc đều là những tài sản cũ do Sở Lao động TB&XH thanh lý chuyển giao cho đơn vị. Sau khi bệnh viện đi vào hoạt động, vừa tiếp nhận đối tượng vừa nâng cấp, sửa chữa củng cố xây dựng trên diện tích mặt bằng đã có. Trước những khó khăn đơn vị đã chủ động báo cáo cấp trên, các ngành để xây dựng chương trình, mở rộng các mối quan hệ kêu gọi dự án hỗ trợ nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi. Được sự giúp đỡ của cấp, các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đến nay trung tâm đã được xây dựng mới, nâng cấp toàn bộ nhà ở của đối tượng và nhà làm việc cho bác sĩ, cán bộ công nhân viên rất khang trang, đúng với tiêu chuẩn cơ sở vật chất của bệnh viện tuyến tỉnh với đầy đủ các phịng ban chun mơn, đặc biệt là đã có khoa phục hồi chứa năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại bệnh viện rất khang trang và tiện nghi với không gian vui chơi rộng rãi trong chính giữa khn viên của bệnh viện
năm qua bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận chữa trị, quản lý, nuôi dưỡng các đối tượng mắc bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận, thực hiện tốt công tác phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần. Làm tốt công tác cô gắn kết cộng đồng trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho các đối tượng. Đảm bảo chế độ của đối tượng xã hội và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định. Nâng cao cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt phục vụ đối tượng xã hội và điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức.
3.5. Cơ sở pháp lý của can thiệp:
Một số chính sách pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến bệnh nhân tâm thần
Việt Nam là một trong 35 nước trên thế giới chưa có luật hoặc pháp lệnh về chăm sóc sức khỏe tâm thần.Tuy nhiên một số chính sách pháp luật Việt Nam đã có phần nào đề cập đến trách nhiệm của xã hội với người bệnh tâm thần và liên quan đến bệnh nhân TTPL. Kết hợp với các đề án, dự án quốc gia trực tiếp tác động đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nêu dưới đây ta có thể có được cái nhìn tổng quan về các chính sách pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đây chính là cơ sở pháp lý vơ cùng quan trọng cho nghiên cứu này nói riêng và cho việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần nói chung:
Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội ( Nghị định NĐ/2010): Quy định mức hỗ trợ tài chính hàng tháng cho người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại TTPL, rối loạn tâm thần đã được các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng vẫn chưa thuyên giảm
Luật người khuyết tật( 9/ 2010) : Quy định người tâm thần, người có khuyết tật thần kinh là nhóm đối tượng khuyết tật. Đây là cơ sở đáng mừng cho người tâm thần được hưởng một số chính sách hỗ trợ của nhà nước
Luật khám chữa bệnh ( 2009): Quy định bắt buộc phải chữa bệnh tâm thần, phải có hội chẩn và chế độ hồ sơ bệnh án cho người bệnh tâm thần.
Luật bảo hiểm y tế( ( 63/2005/NĐ-CP): Quy định bảo hiểm bắt buộc đối với đối tượng BTXH được hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có bao gồm đối tượng tâm thần.
Đề án 930/ QĐ- TTg về đầu tư, xây dựng, cải tạo nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc các vùng miền núi khó khăn sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2003.
Đề án 32/ QĐ- TTg ngày 15/3/2010 về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, trong đó có CTXH trong chăm sóc y tế.
Đề án 1215 QĐ- TTg ngày 22/7/2011 về “Trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, người rối loạn tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020”
Như vậy chỉ trong 3 năm 2009- 2011, chính phủ đã trực tiếp phê duyệt 3 đề án cho mảng chăm sóc sức khỏe tâm thần, điều này thể hiện rõ rệt tính định hướng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của nhà nước.
3.6. Đặc điểm của bệnh nhân TTPL:
Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mịn.
- Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay lấy bớt, ý nghĩ của mình vang lên thành tiếng hay bị phát thanh. Cảm thấy có sức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo các cách khác nhau, thường có những ảo thanh, bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng về cảm xúc thường là nông cạn thất thường hay khơng thích hợp. Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ ngun tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi , trở nên mất thích thú [30].
- Triệu chứng học về TTPL bao gồm:
+ Hoang tưởng đặc thù (hoang tưởng Paranoide)
+ Những dấu hiệu “âm tính” tương ứng với sự nghèo dần về cuộc sống trí
tuệ và cảm xúc.
+ Mất tính thống nhất của nhân cách: Thể hiện bằng sự phân ly + Rối loạn sự liên hệ với thế giới: Biểu hiện bằng sự tự kỷ.
Nhiều tác giả đã phân loại các triệu chứng TTPL thành dương tính và âm tính.Các rối loạn nhân cách hoặc dấu hiệu “cắt rời”
Sự phân ly:Đây là biểu hiện mất sự thống nhất và tính tồn vẹn của nhân cách:
+ Những tình cảm khơng thích ứng với các biểu hiện( như là những thất bại hoặc tang tóc được nêu lên với sự sảng khoái, những tai biến cá nhân đã được trải qua trong sự thờ ơ, lãnh đạm).
+ Tư duy tràn ngập bởi những ý tưởng rời rạc + Sự hàng động đều không ăn khớp với lời nói
+ Các hành vi liên tiếp nhau đều không liên tục hoặc trái ngược nhau. Sự phân ly này trở nên quá rõ ràng nó dẫn đến:
+ Khơng hịa hợp, tức là sự kết hợp của các ý tưởng và cảm xúc trở nên xung khắc hoặc đưa đến sự rời rạc
+ Hoặc đến một cảm tưởng chia cắt làm mất tính thống nhất của nhân cách. Sự phân ly này được thấy rõ trong:
- Chức năng trí tuệ:
+ Sự khơng liên tục của luồng tư duy
+ Sự tan rã của các liên kết đưa đến: Tư duy lạc đề khơng có ý chính; các phát biểu lẫn lộn và ít hiểu được. Đơi khi rời rạc mất sự kết hợp và nghèo nàn về quan niệm.
Triệu chứng có một giá trị chẩn đoán là mất tính liên tục trong khi nói: Ngừng ngắn ngủi trong khi nói mà khơng có lý do, bệnh nhân rất hờ hững.
Chú ý: Những rối loạn về chức năng trí tuệ này khơng liên quan đến tổn
thương những khả năng của trí nhớ và trí tuệ [22, tr35,36].
Đối với tình cảm:
Sự phân ly làm cho người ta nhận thấy rằng sự kết hợp liên tục hoặc đồng thời những phản ứng tình cảm trái ngược nhau hoặc nghịch lý và dẫn đến cảm xúc thường mờ nhạt, sự lạnh nhạt trong khi tiếp xúc, sự hờ hững, thờ ơ, không nhạy cảm
trước những phản ứng của người khác nhưng sự không nhạy cảm này không cản trở những thế mạnh đột xuất về cảm xúc.
Những phản ứng của cảm xúc thường là: Khơng thích hợp, nghịch lý, khơng thể thấy trước được. Người ta thường thấy tính hai chiều, đây là biểu hiện căn bản đời sống tình cảm của người bệnh TTPL. Các biểu hiện này đưa đến cùng một lúc hai tình cảm đối nghịch nhau mà trong đó tình cảm này lại phải lọai bỏ tình cảm kia. Từ đó dẫn đến sự lẫn lộn có thể có giữa sự trìu mến và sự chống đối, tình thương và thù hận, tất cả được thể hiện bởi những thái độ và những vấn đề ngược nhau, ví dụ cùng một câu có thể nói “ tơi thương u nó” và “ tơi nghét nó”[22, tr38].
Các hành vi thay đổi về số lượng cũng như phẩm chất
Sự giảm hoạt động: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên, các sáng kiến