Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

Cơ sở lưu trú du lịch được nâng lên cả về số lượng và chất lượng phục vụ, toàn tỉnh hiện có 120 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 02 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 04 khách sạn 2 sao, 39 khách sạn 1 sao, 51 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch; ngoài ra, một số cơ sở lưu trú đang làm thủ tục đăng ký, thẩm định công nhận loại hạng theo quy định.

Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có là: 2.508 buồng, trong đó có 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao. Công suất buồng năm 2013 là 55%.

• Các cơ sở ăn uống

Hiện nay, Phú Yên có khoảng 35 cơ sở ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 15.000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khác lưu trú. 45 cơ sở kinh doanh ăn uống bên ngoài khách sạn đáp ứng 6.000 chỗ ngồi, trong đó có 26 cơ sở có chất lượng cao phân bố chủ yếu tại TP Tuy Hòa.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ, chuyên cung cấp và phục vụ các món ăn hải sản mà có thể phục vụ cho khách lẻ và các đoàn khách ít người.

• Khu, điểm du lịch

Hiện tại, tỉnh đã có những dự án đầu tư lớn đã đi vào khai thác, tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, khu du lịch cao cấp Sao Việt, khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc - Bãi Tràm, khu resort nghỉ dưỡng Thuận Thảo, v.v. tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, chưa được đầu tư đúng mức, các bãi biển vẫn còn hoang sơ chưa có nhiều dấu hiệu đầu tư, các điểm du lịch văn hóa mang tính chất tự phát.

Nguyên nhân của việc kém phát triển các khu, điểm du lịch trong tỉnh là những dự án lớn không thể thực hiện được và bị thu hồi như: Làng du lịch quốc tế ven biển (10 triệu USD), dự án Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Tập đoàn Galileo Investment Group, Inc (Mỹ) đăng ký đầu tư với tổng vốn 11,4 tỉ USD, Khu du lịch resort Biển Xanh (dự án “Làng chuyên gia, khu nghỉ dưỡng cao cấp SEASIDE”) được xây dựng trên diện tích 6,6 ha vốn là rừng phi lao phòng hộ ven biển thuộc thành phố Tuy Hòa với kinh phí đầu tư 150 tỷ đồng.

Cho đến thời điểm hiện tại, tỉnh có những dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch lớn như: dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cù Lao Mái Nhà với 160 ha, mức đầu tư 18.405 tỉ đồng, do Công ty TNHH Xuân Thiện làm chủ đầu tư; và khu du lịch sinh thái Bãi Nồm với 91 ha, mức đầu tư 150 tỉ đồng, do Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Tân Việt An làm chủ đầu tư; khu đô thị du lịch sinh thái và du lịch Vinpearl Tuy An, vùng xác lập dự án 11.820 ha ở khu vực đầm Ô Loan, 11.000 tỉ đồng, do Công ty CP Vinpearl làm chủ đầu tư, khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Việt Beach với 9,4 ha, mức đầu tư 200 tỉ đồng, do Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Tân Việt An làm chủ đầu tư; khu phức hợp biển và công viên nước Long Thủy với 22,5 ha, mức đầu tư 371 tỉ đồng, do Công ty CP đầu tư xây dựng Liên Thành làm chủ đầu tư v.v.. Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến cuối năm 2013 vẫn có nhà đầu tư tiếp tục đến khảo sát, xúc tiến đầu tư nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 35 dự án đăng ký đầu tư về lĩnh vực DV, du lịch còn hiệu lực thông báo chủ trương đầu tư, trong đó có 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Tỉnh không ngừng kêu gọi các nhà đầu tư, mới đây nhất (tháng 3 năm 2014) một dự án 2,5 tỉ USD do tập đoàn Rose Rock Mỹ làm chủ đầu tư đã được ký kết, dự án này xây dựng tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Vũng Rô với đầy đủ bến du thuyền, khách sạn, nhà hàng dọc ven biển; đây là tin vui cho ngành du lịch Phú Yên đầu năm 2014 này.

• Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí

Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí phục vụ du khách bao gồm hồ bơi, sân tennis, sân golf, massage, câu lạc bộ đêm, nhà hát, rạp chiếu phim, sân vận động, v.v. cũng đang hoạt động, tuy nhiên chỉ mới mức độ nhỏ lẻ chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tại Phú Yên có một trung tâm vui chơi giải trí lớn nhất đó là Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo phục vụ về ăn uống - ẩm thực, vũ trường, bida máy lạnh, bilac, nhà phao trẻ em, biển nhân tạo, cầu máng trượt, bể tắm thiếu nhi, xe điện, tàu lửa, karaoke, câu cá dã ngoại, cà phê bar, cà phê vườn, tổ chức hội nghị, lễ

tiệc, cưới hỏi, sân khấu ca nhạc, v.v. nhưng đây cũng chỉ là điểm vui chơi giải trí dành cho dân địa phương, chủ yếu cho thiếu nhi.

Nhìn chung tại Phú Yên hiện đang còn thiếu hụt rất nhiều về DV vui chơi giải trí dành cho KDL. Không chỉ thiếu hụt về số lượng các cơ sở vui chơi giải trí, các cơ sở thể thao phục vụ du khách cũng không đáp ứng. Hầu hết các cơ sở thể thao như chơi bida, bơi lội, tennis, v.v. là những cơ sở nhỏ hoạt động trong các khách sạn.

• Mạng lưới thương mại dịch vụ

Mạng lưới thương mại DV phục vụ du lịch trên địa bàn Phú Yên vẫn còn đang khan hiếm, Phú Yên chưa phải là một địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách.

• Các cơ sở y tế

DV y tế không ngừng củng cố và phát triển, hiện tại có 14 bệnh viện, 13 phòng khám đa khoa, 106 trạm y tế cấp xã, phường và 22 cơ sở y tế khác. Tổng số giường bệnh trong toàn tỉnh là 1.605 giường, trong số đó số giường tại các bệnh viện là 1.230. Đội ngũ cán bộ y tế hiện có gồm 428 bác sĩ và nhiều cán bộ y tá, dược sĩ và kỹ thuật viên khác.

• Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác

Hệ thống ngân hàng

Phú Yên có hệ thống ngân hàng phát triển, đảm bảo cung cấp các DV ngân hàng thuận lợi, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về trao đổi, thanh toán. Đặc biệt, hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện đang áp dụng rộng rãi trên toàn tỉnh.

Dịch vụ bảo hiểm du lịch

Hiện trên địa bàn có 3 doanh nghiệp bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO) tham gia bảo hiểm du lịch, đáp ứng nhu cầu cung ứng DV bảo hiểm cho KDL.

2.1.1.4. Nhân lực du lịch của Phú Yên

Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương được chú trọng. Đây được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho định hướng

phát triển du lịch bền vững. Hàng năm, tỉnh đã liên kết, phối hợp với các trường trên địa bàn tỉnh, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: lễ tân khách sạn, thuyết minh viên du lịch; bảo vệ môi trường du lịch tại các khu di tích thắng cảnh; nghiệp vụ buồng, báo cáo thống kê cho các đơn vị kinh doanh du lịch; tập huấn tuyên truyền pháp luật về du lịch, với khoảng 100 học viên. Phối hợp tổ chức các hội thi: Lễ tân khách sạn, thuyết minh viên di tích, văn hóa ẩm thực để không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ KDL.

Đến nay, tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch toàn tỉnh khoảng 3.600 người; trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,47 %, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 17,1%, sơ cấp chiếm 25,94% và số lao động được đào tạo tại chỗ và học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn chiếm 47,49%.

Nhìn chung, lực lượng lao động có chuyên môn thấp và chưa qua đào tạo còn chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thì lao động trong ngành du lịch Phú Yên hiện đang thiếu rất lớn về chất lượng.

2.1.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Phú Yên

Phú Yên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên đã xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển du lịch: chế độ tiền thuê đất với giá ưu đãi nhất, giải quyết thủ tục hành chính cho các dự án du lịch theo hướng nhanh và đơn giản; cơ sở hạ tầng (CSHT) được đầu tư; công tác đào tạo nhân sự trong việc quản lý, đón tiếp KDL được quan tâm, chú trọng; miễn vé tham quan các danh thắng do tỉnh quản lý và một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm, đặc sản phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Ngoài ra, tỉnh còn đang hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch:

- Tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho đầu tư du lịch; khuyến khích đầu tư vào các khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hoá, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện để KDL thuận lợi trên các hành trình du lịch, đặc biệt là đến các điểm du lịch vùng sâu vùng xa.

2.1.2. Các yếu tố cơ bản của cầu du lịch nội địa về điểm đến Phú Yên

2.1.2.1. Lượng khách nội địa của Phú Yên

• Tổng lượng khách (Phụ lục II)

Trong khoảng hơn 10 năm, giai đoạn từ 2000-2013 lượng KDL đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân là 25,6%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng từ năm 2005 đến 2010 đạt mức khá cao với 31,4%. Trong khi đó từ năm 2010 đến năm 2013 xảy ra biến động kinh tế lớn nhưng mức độ tăng trưởng vẫn giữ được mức ổn định với 26,8%. Với tổng lượng khách năm 2013 là 600.000 lượt (so với năm 2000 là 35.011 lượt), dù chưa phải là một con số lớn nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Phú Yên.

• Khách nội địa

Khách nội địa tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lượt khách đến Phú Yên qua các năm. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,9%, trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất là các năm 2001 với 50,5%, 2009 với 40% và 2011 với 56,4%. Riêng năm 2012 do tỉnh hình biến động kinh tế và năm sau của năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ nên tốc độ tăng trưởng chỉ nằm ở mức -0,2%.

ĐVT: Ngàn lượt

• Ngày lưu trú trung bình

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Yên, ngày lưu trú của KDL có xu hướng tăng lên đặc biệt là KDL quốc tế: giai đoạn 2000-2005 khách quốc tế lưu trú tại Phú Yên dao động từ 1,6 đến 1,8 ngày; từ năm 2006 trở lại đây ngày lưu trú dao động từ 1,8 đến 2,5 ngày. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa cũng dao động từ 1,5 – 2 ngày. Chỉ tiêu trên cho thấy du lịch Phú Yên còn có những hạn chế về các dạng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là các DV bổ sung như vui chơi, giải trí, thể thao v.v..

• Doanh thu khách du lịch nội địa

Tốc độ tăng trưởng về doanh thu KDL nội địa hàng năm giai đoạn 2000- 2013 là 38%. Riêng năm 2011, doanh thu đạt mức cao nhất với 602.378,0 triệu đồng. Trung bình chi tiêu mỗi khách trong giai đoạn này là 701.000đ/1 khách. Trong đó giai đoạn từ 2008 đến 2013 trung bình chi tiêu của khách nội địa là 1.078.000đ/1 khách.

ĐVT: Triệu đồng

Năm Doanh thu khách nội địa Tỉ lệ % trong tổng doanh thu 2000 11.856,4 95,7 2001 13.794,1 93,4 2002 16.976,5 93,4 2003 22.743,0 92,3 2004 24.517,8 92,4 2005 33.384,6 90,5 2006 52.609,3 92,2 2007 78.840,5 92,3 2008 146.218,7 90,2 2009 292.516,7 90,4 2010 328.752,0 91,32 2011 602.378,0 92,96 2012 427.340,0 92,0 2013 501.660,0 92,9 6 tháng/ 2014 290.033,8 89,94

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch phú yên thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)