3 Sự đối đầu khốc liệt giữa các dòng họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 48)

Mối quan hệ làng xã ở Việt Nam từ xƣa tới nay đƣợc xây dựng chủ yếu dựa trên mối quan hệ thân tộc. Quan hệ thân tộc của ngƣời Việt nam từ xƣa đến nay có truyền thống đồn kết, gắn bó rất chặt chẽ. Điều đó là một nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Nhƣng cũng chính điều đó đơi khi lại là ngun nhân dẫn đến những xung đột phức tạp trong xã hội.

Từ xa xƣa, ngƣời dân ở nơng thơn ln có tâm lí coi trọng những dịng họ lớn, những dịng họ có nhiều ngƣời đỗ đạt. Chính điều đó đã khiến cho bất cứ dịng họ nào cũng muốn đầu tƣ cho con em học hành thành tài làm rạng danh tổ tiên, dịng họ, gia đình. Đó là điều tốt. Đấy cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhƣng cũng chính cái tâm lý ấy lại làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực. Ngƣời ta tìm mọi cách để giành ƣu thế cho dịng họ mình. Ngƣời ta tìm mọi cách để dịng họ đƣợc tơn vinh. Và ngƣời ta lúc nào cũng đặt dịng họ mình cao hơn các dịng họ khác. Chính vì thế nảy sinh sự cạnh tranh, nảy sinh xung đột. Có những xung đột mang tính huyết thù truyền từ đời này sang đời khác khơng có cách gì gỡ bỏ đƣợc. Những xung đột xảy ra giữa các dòng họ thƣờng là sự tranh giành ruộng đất hƣơng hoả, tranh giành chức tƣớc, sự xúc xiểm lẫn nhau giữa các dòng họ...

Mảnh đất lắm người nhiều ma nói đến mối xung đột gay gắt giữa hai dịng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Ngƣời ta nói: “hơn nhân, điền thổ vạn cố chi thù”, tức là hôn nhân và đất đai là hai thứ dễ gây cho ngƣời ta thù oán. Hai dịng họ này khơng bao giờ chịu ngồi chung chiếu với nhau bởi tất cả

những thứ đó, tức là họ thù nhau cả chuyện hơn nhân và chuyện đất đai lại cả thêm chuyện chức vị. Những mối thù ấy đi từ âm ỉ đến công khai, từ ghen ghét đến căm hận. Và mối thù này đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, đƣợc nuôi dƣỡng từ đời này sang đời khác, đến mức nó chuyển từ chuyện riêng giữa các dịng họ thành chuyện xã hội, chuyện hình sự. Xung đột đầu tiên là những xung đột về chuyện chức vị và đất đai giữa Trịnh Bá Hồnh và Vũ Đình Đại. Chỉ vì cái phần “đầu gà má lợn”, vì cái quan niệm “miếng ăn giữa làng hơn sàng xó bếp”, “đầu gà hơn đít voi”, mà hai con ngƣời, hai dòng họ bị cuốn vào bi kịch, cuốn vào cơn lốc đƣợc thua không ngừng, đánh đổi tất cả để giành lấy cái chức lí trƣởng nhỏ bé. Với Vũ Đình Đại, tác giả Nguyễn Khắc Trƣờng khơng nói nhân vật phải mất những gì cho miếng “chiếu giữa làng ấy”. Nhƣng Trịnh Bá Hồnh thì mất nhiều, mất thật nhiều.

Hãy nói đơi chút về dịng họ Trịnh Bá. Dòng họ này thờ hổ. Gia phả dòng họ kể lại, ơng nội của Trịnh Bá Hồnh có cơ dun gặp và có mối quan hệ ân nghĩa với Hổ thần. Chẳng là, ơng nội Trịnh Bá Hồnh sống bằng nghề săn bẫy cá, có một bác hổ vằn tới ăn trộm cá, bị đá kẹp một bên chân, có chút lịng trắc ẩn, qn cả sợ, ơng đã cứu hổ thốt khỏi cái bẫy vơ tình ấy. Thế rồi từ đó, để trả ơn, hằng đêm, hổ thọt khơng những canh đó cá cho ơng mà cịn đem đến cho ơng khi thì một con cá bằng bụng chân chửa, khi thì một con cầy hƣơng vẫn cịn tƣơi rói đặt trên bờ, gần đó cá. Nhƣng một sự hiểu lầm đáng tiếc xảy ra, đó là vào một đêm mƣa gió ầm ầm, con hổ đã lầm tƣởng vị ân nhân của mình, lúc ấy đang áo tơi tùm hụp ra thăm đó cá là kẻ ăn trộm, nó vồ chết ngay tại chỗ; đến lúc lật xác chết lên, biết là đã giết nhầm ân nhân, con hổ lăn lộn, đập đầu vào đá , rống lên gào thét về sự nhầm lẫn không sao cứu vãn đƣợc của mình. Sau đó, hổ dùng vuốt đào hố chơn ân nhân. Và liền ba đêm sau đó, đêm nào hổ thọt cũng cắp một con cá đến trƣớc mộ, rồi đập đi bình bịch xuống đất, dựng đứng ngƣời đi bằng hai chân sau đến phía đầu mộ, miệng tru lên thống thiết về nỗi lầm của

mình. Cũng từ đó, dịng họ Trịnh Bá phất lên nhƣ diều, thầy tƣớng bảo đó là sự đền bù, sự phù trợ của Hổ thần.

Không biết do chăm chỉ làm ăn hay do đƣợc Hổ thần giúp đỡ mà đến đời Trịnh Bá Hoành đã làm đƣợc nhà gỗ, mua đƣợc ruộng thƣợng đẳng điền, lợn đàn, trâu nái...

Trong cuộc chạy đua đến chức lí trƣởng, Trịnh Bá Hồnh đã ném tiền ra mua chức, lợn sề trâu nái, ruộng sâu giữa đồng lần lƣợt ra đi mà cái chức lí trƣởng lại về tay Vũ Đình Đại. Tất cả những gì Trịnh Bá Hồnh có và tƣởng nhƣ sẽ có bỗng chốc trở thành con số không. Thế nên, Trịnh Bá Hồnh vơ cùng căm thù Vũ Đình Đại. Những lúc rƣợu vào, ông trừng trừng cặp mắt vằn những tia đỏ, miệng lẩm bẩm: “Ta khơng có vịng bạc, xà tích, không đủ bạc trắng để chạy nên thua”. Rồi ơng rít lên: “Nhƣng tao chƣa chịu đâu! Chƣa chịu đâu!” [52, tr.95]. Thế nên, Trịnh Bá Hồnh đã mổ chó ăn mừng khi Vũ Đình Đại chƣa kịp ăn lộc triều đình thì cách mạng đến, phải bán ngựa tậu trâu để làm nông dân. Thế nên, khi chạy loạn trốn càn của giặc Pháp trở về, nhìn thấy bức tranh thờ Hổ thần bị chọc thủng mắt, Trịnh Bá Hồnh khơng nghĩ đến ai khác ngoài “bố con nhà Đại – Phúc” làm để “bôi gio trát trấu vào tổ tiên nhà Trịnh Bá”. Thế nên, cuối đời, Trịnh Bá Hồnh chết một cách uất ức vì chƣa gặp dịp để trả đƣợc món nợ to lớn với nhà Vũ Đình Đại. Và ơng đã truyền cái uất ức ấy lại cho con trai trƣởng Trịnh Bá Hàm với lời trăn trối: “sống ở làng này phải biết bố con Đại – Phúc là ngƣời không thể đi chung đƣờng, ngồi chung chiếu” [trang 76], cùng một di huấn bày cách triệt hạ địch thủ một cách kinh dị, khiến địch thủ bị tàn lụi đến mấy đời khơng bao giờ ngóc đầu lên đƣợc: đào mộ, hành hạ thi thể ngƣời chết...

Tiếp thu nguyên vẹn tính háo thắng và niềm đam mê quyền lực, đến thế hệ sau, xung đột giữa hai dịng họ khơng những khơng đƣợc tháo bỏ mà cịn diễn ra gay gắt, quyết liệt hơn nhiều. Giữa hai ngƣời cha chỉ là sự cay cú, căm ghét ngấm ngầm ở trong lịng, chƣa ai dám hay có điều kiện làm hại

ai. Nhƣng đến đời hậu duệ thì hồn tồn khác. Trịnh Bá Thủ và Vũ Đình Phúc đều là những con ngƣời có hiểu biết, có địa vị và có ảnh hƣởng lớn ở trong làng. Cái cách trả thù của kẻ có học nó mƣu mơ và hiểm ác hơn nhiều. Do kết quả quá trình vận động bầu cử: Trịnh Bá Thủ trúng bí thƣ, Vũ Đình Phúc mất chức chủ nhiệm và chân đảng uỷ, cuộc đối đầu lần thứ hai trong chuyện cơng danh giữa hai dịng họ bùng nổ. Trịnh Bá Thủ, với quền lực mới của mình, dần loại bỏ hết những con ngƣời của dịng họ Vũ Đình ra khỏi cơ cấu chính quyền, nếu có giao chức vị gì cũng chỉ là những chức hữu danh vơ thực nhƣ: trƣởng ban kiểm sốt, xã đội trƣởng..., nhất là Vũ Đình Phúc, tƣớc đoạt quyền lực khỏi tay Phúc đƣợc bao nhiêu, anh em Thủ thấy tốt chừng ấy, hả hê chừng ấy. Không cịn quyền, Phúc dùng trí để đấu lại. Những lá đơn nhƣ bƣơm bƣớm bay lên huyện tố cáo những việc làm không đúng, những việc mờ ám của Thủ, lập bè phái bắt bẻ, tranh cãi với Thủ trong mọi cuộc họp chi bộ hay những cuộc họp của chính quyền. Thủ và Phúc cứ ngƣời đối ngƣời đáp, thay nhau lập mƣu, thay nhau trúng kế, thay nhau vị trí kẻ đi hại và kẻ bị hại... Hai con ngƣời này, hai dịng họ này có thể bỏ phiếu, giao quyền lực cho những kẻ bất tài, những tên vô danh tiểu tốt nhƣ Sửu, nhƣ Xuân Tƣơi, chứ nhất định không thể giao quyền vào tay đối phƣơng.

Bên cạnh sự đối đầu khốc liệt trong chuyện chức tƣớc, có một mối thù không phải do đời trƣớc để lại, nhƣng vẫn ngun ngút trong lịng những ngƣời liên quan, đó là mối thù trong chuyện tình ái giữa Trịnh Bá Hàm và Vũ Đình Phúc. Hãy so sánh hai con ngƣời này một chút. Trịnh Bá Hàm tuy có tài vặt nhƣng thơ lỗ, ít học. Anh chàng Phúc lại là một ông giáo. Hàm là một ngƣời đàn ơng xấu xí, lại bị thọt một chân. Phúc thì hào hoa, nho nhã. Hàm chƣa có vợ, thƣơng thầm và quyết tâm cƣới bằng đƣợc cô Son xinh đẹp nhất làng nhƣng khơng hề đƣợc cơ để ý. Phúc thì đã đƣợc cha mẹ cƣới cho một ngƣời vợ, nhƣng vẫn đƣợc cô Son để ý, say mê nhƣ bị bỏ bùa... Nhƣng nếu chỉ dừng ở đó thì cũng chƣa có gì đáng nói. Khi ƣớc mơ của

Hàm thành sự thật, Hàm đƣợc lấy cơ Son thì Hàm mới cay đắng nhận ra mình chỉ là kẻ đến sau, kẻ đi “đổ vỏ” cho kẻ khác, cái “trái cấm” mà Hàm ao ƣớc với hái bao lâu nay đã bị kẻ “quen phỗng tay trên” tƣớc mất rồi. Hàm không đƣợc yêu. Càng đau đớn hơn khi điều đó do chính miệng cơ Son nói ra: “Tơi cắn răng là vì thầy u tơi, chứ khơng bao giờ tơi u anh!”. Thế thì làm sao Hàm khơng đau, khơng hận. Thế thì bảo sao Hàm khơng ln hợp sức, tính kế cùng Thủ, em trai mình tìm cách lật đổ cánh nhà Vũ Đình Phúc. Và bảo sao Hàm không nghe theo lời di huấn của cha, làm một việc kinh thiên động địa mà chính bản thân Hàm cũng thấy sợ, đó là đào mộ Vũ Đình Đại, yểm cho dịng họ Vũ Đình khơng cịn có thể ngóc đầu lên đƣợc.

Mối thù này chồng chất mối thù kia, thêm cái sự cố chấp, ấu trĩ của mỗi ngƣời, những con ngƣời chủ chốt của hai dịng họ có thể làm đủ mọi chuyện thƣợng vàng hạ cám, từ chuyện tiểu nhân đến chuyện bất nhân. Cũng nhƣ vậy, dòng họ Nguyễn to nhất làng Đông (Bến không

chồng), từ bao đời nay khắc ghi một lời nguyền độc: “Nƣớc sơng Đình

ngàn năm khơng cạn - cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ - bến Tình cịn đẹp cịn mơ - mối thù họ Nguyễn bao giờ mới nguôi.” [18, tr.14]. Đấy là lời nguyền về mối thù giữa hai dòng họ Nguyễn – Vũ. Là mối thù xuất phát từ quan hệ luyến ái, nhƣng câu chuyện trong tiểu thuyết Bến không chồng lại diễn ra

theo một hƣớng khác, bi thƣơng và đáng tiếc hơn. Mọi thù hằn phát sinh cũng đều do sự quyến rũ, sự gợi tình của cái bến “Khơng chồng”, mà ngƣời ta thƣờng gọi là bến Tình. Ở đấy, “gió hây hây, nƣớc chảy nhẹ vờn da thịt nhƣ có một bàn tay vơ hình mơn trớn” [18, tr.13], dễ làm lịng ngƣời khối cảm, đến nỗi nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cƣới đêm đến thƣờng lẻn ra bến Tình tắm. Chính sự gợi cảm của dòng nƣớc bến Tình đã khiến cho một chàng trai lƣơng thiện của dòng họ Vũ nổi loạn, chàng đã hãm hiếp cô con gái rƣợu duy nhất của cụ tổ họ Nguyễn trong một đêm hai ngƣời vơ tình cùng ra bến tắm. Trong lúc hoảng loạn, cô gái tƣởng chàng trai là ba ba

thuồng luồng hay con ma mắt đỏ mà dân làng thƣờng kể tới hiếp mình nên chết trong sợ hãi. Từ đó, lời nguyền đƣợc khắc ghi. Từ đó, dù sống trong một làng, dù cùng lao động, sinh hoạt những hoạt động chung của làng nhƣng trai gái hai họ Nguyễn – Vũ tuyệt nhiên khơng đƣợc nảy sinh tình cảm, nếu có phải lịng nhau cũng ngậm ngùi lặng lẽ chia tay, hoặc phải rủ nhau trốn khỏi làng. Chính điều ấy đã dẫn đến khơng ít bi kịch. Cụ thể, có thể kể một vài chuyện. Đấy là chuyện chú Vạn – một ngƣời đàn ơng dịng họ Nguyễn và chị Nhân – một góa phụ dịng họ Vũ. Hai ngƣời thƣơng và cảm thơng cho hồn cảnh của nhau, muốn tiến tới với nhau, nhƣng vì lời nguyền, vì sợ họ mạc phản đối, lên án nên đành đè nén tình cảm của mình, sống gìn giữ trong sự dị xét của họ mạc, của xóm làng và nhiều lúc của chính bản thân mình. Đấy là chuyện của Nghĩa – trƣởng tộc tƣơng lai của dịng họ Nguyễn - địi cƣới một cơ gái dòng họ Vũ. Hai đứa chơi với nhau từ nhỏ. Lớn lên yêu nhau, muốn cƣới nhau, nhƣng bị khơng những cha mẹ mà cả dịng họ Nguyễn phản đối, ngăn cấm. Sự ngăn cấm quyết liệt đến nỗi khi đôi trẻ cãi lời ngƣời lớn tự tổ chức đám cƣới, cha mẹ, gia đình hai bên đã khơng ai muốn hoặc khơng ai dám tới. Và đau xót hơn, sau đám cƣới, đơi trẻ khơng đƣợc về nhà sống chung mà chỉ gặp nhau hằng đêm bên bờ sông, giữa mênh mông đất trời.

Xét dƣới góc độ cá nhân con ngƣời, những xung đột giữa các dòng họ nhƣ vậy đã đem đến khơng ít bi kịch cho con ngƣời. Vì những mối thâm thù của đời trƣớc mà những tiền nhân bắt hậu thế phải tiếp tục thù mối thù của mình, hận mối hận của mình, cƣ xử theo cách cƣ xử của mình..., nhƣ vậy là vơ lí, đơi khi cịn vơ nhân đạo.

Xét dƣới góc độ xã hội, nếu nói mỗi gia đình là một tế bào của xã hội thì mỗi dòng họ sẽ là những mảng tế bào, những bộ phận của xã hội. Các dòng họ phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các dòng họ suy vy cũng tác động xấu đến sự phát triển chung của xã hội. Ở mỗi làng xã, việc tạo đƣợc sự đồn kết giữa các họ tộc trong vùng chính là thƣớc đo sự bình ổn

của xã hội. Cịn những mối xung đột kiểu nhƣ trên có tác hại nhƣ những tế bào ung thƣ phá vỡ sự n bình, đồn kết, kìm hãm sự phát triển của địa phƣơng. Những xung đột ấy cần phải đƣợc xố bỏ.

1.3. Con người nơng thơn trước những biến đổi của xã hội

1.3.1. Lối sống theo kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ”, dựa vào uy danh dòng họ

Nhƣ đã nói, quan hệ xã hội ở nơng thơn đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ họ hàng, thân tộc. Quan hệ họ hàng, thân tộc ở nông thôn lại diễn ra cực kỳ khắng khít, gắn bó. Chính vì thế, ở nơng thơn, nếu nhƣ trong họ tộc có ngƣời làm “quan” thì cả họ tộc sẽ đƣợc hƣởng lây sự kính nể, kiêng nhƣờng của xóm làng.

Gia đình cụ đồ Khang (Thời xa vắng) đƣợc cả làng nể trọng, phần vì cụ Khang là thầy đồ, phần vì cụ Khang có cậu con trai út học hành giỏi giang. Nhƣng có lẽ gia đình cụ đƣợc nể trọng phần nhiều là vì hiện tại cụ có một ngƣời em trai là chú Hà làm bí thƣ huyện uỷ và ngƣời con trai thứ làm cán bộ huyện. Nhờ những điều có thể coi là ƣu thế hơn ngƣời ấy mà gia đình cụ Khang cũng đƣợc hƣởng nhiều lợi thế. Trong chuyện “giăng gió” của Sài với Hƣơng trên sân thƣợng nhà tổng Lơi trong một đêm trăng giữa mùa bão lũ, nếu nhƣ khơng có sự can thiệp, nhờ cái uy của chú Hà và anh Tính thì làm sao Sài gỡ nổi cái tai tiếng để đời. Nhờ chú Hà và anh Tính xếp đặt mà mọi chuyện từ có biến thành khơng, từ khơng biến thành có. Sài từ một kẻ phạm tội tày đình khiến cả gia đình khơng dám đi đâu, khơng dám ngẩng mặt lên nhìn ai, khiến cả làng bao ngày xôn xao “nhƣ là giặc giã sắp tràn về, nhƣ là làng Hạ Vị sẽ lụn bại vì chuyện ấy, nhƣ là nƣớc sông lại lên to cuốn đi cả hàng nghìn ngƣời, nhƣ là nhà nào cũng sẽ chết đói, chết rét vì chuyện ấy” [30, tr.58-59] trở thành ngƣời vơ tội, trở thành ngƣời có cơng phát hiện kẻ trộm bị kẻ trộm trả thù. Còn kẻ bắt quả tang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện thực nông thôn qua một số tiểu thuyết việt nam đương đại (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)