Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu 0901 nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng NH đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 111)

2.3.2.2. Kết quả thực hiện cho vay đối với một số sản phẩm chủ yếu trong

nông nghiệp

a. Kết quả cho vay thu mua, tạm trữ, kinh doanh xuất khẩu gạo

Hiện nay, sản xuất thóc gạo ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong khi Đồng Bằng Sơng Cửu Long có vai trị chủ yếu trong việc sản xuất thóc gạo hàng hóa để bảo đảm an ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho người tiêu dùng ở các khu vực đô thị, và tham gia xuất khẩu.

- Kết quả cho vay thu mua, kinh doanh xuất khẩu gạo

Đến thời điểm 31/12/2012, dư nợ cho vay thu mua thóc, gạo toàn quốc đạt 17.361 tỷ đồng, trong đó riêng dư nợ cho vay thu mua thóc, gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 17.013,41 tỷ đồng (chiếm 98% dư nợ toàn quốc); dư nợ cho vay thu mua xuất khẩu đạt 8.318,74 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay thu mua lúa gạo xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu long của 5 NHTM

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Dư nợ cho vay thu mua thóc gạo tập trung chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó Cần Thơ là tỉnh có dư nợ cho vay lớn nhất

Chỉ tiêu Năm2008 Năm2009 Năm2010 Năm2012

(chiếm tỷ trọng 25% trên tổng dư nợ), sau đó đến An Giang (16%), Tiền Giang (12%). Cần Thơ - Tiền Giang ■ An Giang - Long An Kiên Giang ■ Đồng Tháp - Vĩnh Long Các tỉnh khác

Biểu đồ 2. 6. Tỷ trọng dư nợ cho vay thu mua thóc gạo đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

20,000 15,000 10,000 5,000

2010 2011 2012

- Dư nợ cho vay thu mua

lúa, gạo xuất khẩu Dư nợ cho vay thu mua lúa, gạo

Biểu đồ 2.7. Dư nợ cho vay thu mua thóc gạo xuất khẩu khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long

Tỷ trọng cho vay thu mua thóc gạo xuất khẩu đang có xu hướng tăng, nhưng khơng nhiều, năm 2010 dư nợ cho vay thu mua thóc gạo chiếm 44% tổng dư nợ cho vay thu mua thóc gạo đến tháng 12/2012 tỷ trọng này là 49%.

- Tình hình thực hiện cho vay thu mua thóc, gạo tạm trữ

Thóc gạo là mặt hàng chiến lược quốc gia và được Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao. Nhận thức được tầm quan trọng của mặt hàng thóc, gạo đối với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, căn cứ vào tình hình tiêu thụ hàng năm Chính phủ đã ban hành chính sách thu mua tạm trữ thóc gạo. Các ngân hàng thương mại đã đảm bảo nguồn vốn cho vay thu mua thóc gạo đối với Vinafood 1, Vinafood 2 và các doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua thóc, gạo tạm trữ một cách đầy đủ và kịp thời. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thu mua thóc, gạo tạm trữ cho dân theo đúng kế hoạch đề ra nhằm bình ổn giá lương thực, giải quyết khâu tiêu thụ cho người nông dân.

Căn cứ tình hình thu hoạch và tiêu thụ thóc, gạo hàng năm, Chính phủ đưa ra sản lượng thóc, gạo cần mua tạm trữ cho nơng dân. Trên cơ sở đó NHNN chỉ đạo các ngân hàng đảm bảo nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp thu mua tạm trữ theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Từ năm 2008 đến năm 2012 (năm 2011 Chính phủ khơng thực hiện tạm trữ thóc, gạo) tình hình thực hiện ngày càng sát với kế hoạch đề ra. Năm 2008 kế hoạch cần tạm trữ 600 nghìn tấn quy gạo, thực hiện thu mua tạm trữ được 340 nghìn tấn, đạt 57% kế hoạch đề ra. Đến năm 2012 kế hoạch cần tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, thực hiện thu mua tạm trữ được 959 nghìn tấn, đạt 96% kế hoạch đề ra.

Bảng 2.6. Tình hình thực hiện tạm trữ thóc, gạo so với kế hoạch

Kế hoạch tạm trữ 600 500 1000 1000

Thực hiện 340 200 877 959

Năm Dư nợ Cho vay nuôi trồng,

chế biến thuỷ sản

Cho vay nuôi trồng, thu mua cá tra

31/12/2010 23.147 14.184

31/12/2011 30.713 18.820

31/12/2012 33.350 21.075

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo ngày càng thu hút được nhiều ngân hàng tham gia cho vay. Năm 2008 chỉ có 1 ngân hàng là Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tham gia cho vay, đến năm 2012 đã có 7 ngân hàng tham gia chương trình này (bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu , Ngân hàng TMCP Liên Việt).

Biểu đồ 2.8. Số lượng ngân hàng tham gia cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo

b. Kết quả cho vay đối với mặt hàng thuỷ sản

Doanh số cho vay năm 2012 đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đạt 88.083 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với doanh số cho vay của cả năm 2011. Dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến thủy sản đến 31/12/2012 đạt 35.198 tỷ đồng.

Trong cho vay nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, dư nợ tín dụng đối với mặt hàng cá tra chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ đối với lĩnh vực thủy sản. Dư nợ cho vay nuôi trồng, thu mua chế biến cá tra đạt mức tăng trưởng khả quan từ năm 2010 đến năm 2012; trong năm 2010 dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt 14.184 tỷ đồng thì đến cuối năm 2012 con số này đã tăng 60% và đạt số tuyệt đối là 22.778 tỷ đồng.

Bảng 2.7. Tình hình cho vay ni trồng, chế biến thuỷ sản

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ lệ nợ xấu (%) Tổng số Ngắn hạn Trung, dài hạn 31/12/2010 16.870 12.315 4.555 ^26 31/12/2011 18.745 14.246 4.499 2,7 31/12/2012 22.053 16.840 5.213 Tỷ đồng 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 30,713 23,147 18,820 14,184 35,198 22,778 - Thuỷ sản Cá tra 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Biểu đồ 2.9. Dư nợ cho vay đối với thuỷ sản

c. Kết quả cho vay cà phê

Hiện nay, cả nước trồng gần 500.000 ha cà phê, trong đó riêng khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 90% diện tích trồng cà phê cả nước; tiếp đến là các vùng Đông Nam Bộ (khoảng 7,5%), Nam Trung Bộ (khoảng 0,3%), Bắc Trung bộ (khoảng 1,5%), các tỉnh Tây bắc (khoảng 0,6% ), các tỉnh Đông Bắc (khoảng 0,02%). Cà phê ở Việt nam chủ yếu là cà phê vối -Robusta (chiếm trên 90%) và tập trung ở khu vực Tây Nguyên. Năng suất bình quân cà phê Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, khoảng 1,7 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân của thế giới khoảng 0,7tấn/ha.

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới (sau Brazil). Sản lượng cà phê trong các năm từ 2009-2011 tương đối ổn định, trung bình khoảng 1 triệu tấn/vụ. Ngành cà phê hiện là một trong những ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam, tuy nhiên xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu thô, giá trị gia tăng thấp. Trong hơn 1 triệu tấn cà phê xuất khẩu thì các loại cà phê chế biến sâu như cà phê bột, cà phê hòa tan chỉ chiếm chưa tới 10% tổng sản lượng.

Đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay của hệ thống TCTD đối với các khách hàng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực cà phê đạt 22.053 tỷ đồng tăng 15% so với cuối năm 2011, trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 76,36% (tương đương 16.840 tỷ đồng), dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 23,64% (tương đương 5.213 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu là 3,9%.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh trong ngành cà phê

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) d. Kết quả thực hiện cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với các

mặt hàng nông sản, thủy sản

Những năm qua, thực hiện đường lối Đổi mới, nông nghiệp nước ta đã phát triển với tốc độ khá, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; nhiều mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, tổn thất sau thu hoạch còn lớn.

Tổn thất về sản lượng trong và sau sau thu hoạch đối với thóc là 11 - 13%, ngô 13 - 15%, tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy bảo quản và xay xát, chế biến. Ngồi sự tổn thất về sản lượng cịn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng nông sản, như: nhiễm aflatoxin đối với ngô, achrotoxin A đối với cà

STT Danh mục máy móc thiết bị

Dư nợ cho vay 31/12/2012

1 Máy làm đất: máy kéo, máy cày, bừa, ... 165.777

phê làm giá hạt thương phẩm bị giảm từ 10 - 20%, rau quả và thủy sản đánh bắt bị tổn thất trên 20% cả về sản lượng và chất lượng.

Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém nêu trên là do sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, việc tổ chức ứng dụng cơng nghệ, cơ giới hóa nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch cịn nhiều khó khăn. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng của giảm tổn thất sau thu hoạch chưa cao; cơ chế, chính sách cịn mang tính tình thế, thiếu đồng bộ; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa tạo điều kiện để đẩy mạnh việc ứng dụng máy móc, thiết bị ở các khâu trong và sau thu hoạch; năng lực nghiên cứu, chế tạo, cung ứng máy móc, thiết bị trong nước về thu hoạch, bảo quản còn nhiều hạn chế, bất cập; việc lựa chọn nhập khẩu cơng nghệ, máy móc của các nước phát triển, phù hợp với điều kiện của nước ta chưa được quan tâm đúng mức.

- Về dư nợ cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch

Đến 31/12/2012, dư nợ cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch là 1.147,87 tỷ đồng với 6.480 hộ dân, 35 doanh nghiệp và 3 hợp tác xã được tiếp cận chương trình này, trong đó:

+ Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đạt 600,12 tỷ đồng. Số khách hàng còn dư nợ là 6.490, bao gồm 6.477 hộ gia đình và cá nhân, 10 doanh nghiệp, 3 hợp tác xã.

+ Dư nợ cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển là 534,5 tỷ đồng. Số khách hàng cịn dư nợ theo chương trình này là 28 khách hàng, bao gồm 3 cá nhân và 25 doanh nghiệp.

- Dư nợ cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo các loại máy móc, thiết bị

+ Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tập trung vào nhóm thiết bị làm lạnh, cấp đơng, sản xuất nước đá trên tầu cá, ...(chiếm 33% tổng dư nợ), sau đó là máy thu hoạch thóc, ngơ, mía, ... (chiếm 24% tổng dư nợ) và máy sấy nông sản quy mô hộ (chiếm 17% tổng dư nợ).

Bảng 2.9. Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo từng loại máy móc, thiết bị

~2 Máy gieo hạt, cấy, trồng cây, ... 151 1 Máy xới, vun luống, bón phân, ... 139 “4 Máy thu hoạch thóc, ngơ, mía, ... 103.581 1 Máy nạo, hút bùn nuôi trồng thủy sản 124 1 Máy sục ôxy nuôi trồng thủy sản 3.217 "7 Hệ thống tủ cấp đông, bảo quản, ... 16.146 8 Máy sấy nông sản quy mơ hộ 70.171 9 Máy tuốt đập thóc, tẽ ngơ, ... 26.450

10

Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất giống thủy sản, ...

7.573 11

Thiết bị làm lạnh, cấp đông, sản xuất nước đá

trên tầu cá, ... 205.393

STT

Danh mục máy móc thiết bị, dự án đầu tư Dư nợ cho vay 31/12/2012

1 Máy móc, thiết bị xay xát gạo 90.632 ^2 Máy móc, thiết bị chế biến cafe 3.000

Hệ thống máy móc, thiết bị dây chuyền chế biến bột cá 3.500 4

Máy móc thiết bị nâng hạ, xe vận chuyển thủy sản

chuyên dùng 14.800

Máy móc thiết bị xử lý phế phẩm sau chế biến thủy sản 3.280

~6 Kho tạm trữ thóc, cafe 384.514

~7 Kho lạnh bảo quản thủy sản 34.803

Tổng cộng 534.529

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

+ Dư nợ cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển tập trung chủ yếu vào kho tạm trữ thóc, cafe (chiếm 53% tổng dư nợ), máy móc, thiết bị xay xát gạo chiếm 34% tổng dư nợ và kho lạnh bảo quản thủy sản chiếm 8% tổng dư nợ.

Bảng 2.10. Cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo từng loại máy móc, thiết bị

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

- về đối tượng vay vốn

+ Đối tượng vay vốn hỗ trợ lãi suất chiếm tỷ trọng lớn nhất là cá nhân, chiếm 58%; đối tượng vay là doanh nghiệp chiếm 38% và hộ gia đình chiếm 4%.

+ Đối tượng vay vốn được áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư nhằm hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, liên doanh (chiếm 66%), đối tượng là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chỉ chiếm 34%.

Có thể nói chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đã đạt được thành cơng bước đầu. Chỉ trong vịng 6 tháng đầu năm 2012 dư nợ cho vay nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đã tăng khoảng 80% so với cuối năm với hàng nghìn hộ dân, hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã được vay vốn. Điều

này chứng tỏ chính sách đã đáp ứng đúng nhu cầu của người dân và đang tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia vay vốn để đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, q trình triển khai chính sách cịn gặp khó khăn do: (1) Chất lượng máy móc được sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, tâm lý chung của người dân là chuộng các máy móc thiết bị do nước ngồi sản xuất. Tuy nhiên, Quyết định 63 chỉ hỗ trợ cho những máy móc thiết bị có tỷ lệ nội địa hóa từ 60% trở lên. (2) Hoạt động cho vay để đầu tư vào máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch trên địa bàn miền núi cịn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do nhiều nơi ruộng đất manh mún, tính canh tác chưa cao, dự án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả.

2.3.2.3. Kết quả cho vay đầu tư phát triển bằng nguồn vốn của Nhà nước

thơng qua NHPT đối với các chương trình, dự án đầu tư cho nơng nghiệp,

nơng thơn

Thực hiện chủ trương của Nhà nước tập trung đầu tư công cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010 và năm 2011, NHPT đã hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thơn theo một số chương trình/ dự án cơ bản sau:

a) Chương trình giao thơng nơng thơn, kiên cố hóa kênh mương:

Trong giai đoạn từ 2006 - 2011: NHPT đã ký Hợp đồng tín dụng với Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chuyển vốn vay, thu nợ chương trình kiên cố hóa kênh mương theo đúng Quyết định của Bộ Tài chính, cụ thể:

Từ năm 2006 đến 2010 tổng kế hoạch Bộ Tài chính đã phân bổ cho các địa phương trong cả nước, Ngân hàng Phát triển đã thực hiện giải ngân: 8.954 tỷ đồng (đạt 99,4% kế hoạch). Doanh số thu nợ: 5.714 tỷ đồng. Dư nợ vay đến 31/12/2010 là 6.561 tỷ đồng.

b) Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư:

* Cho vay đầu tư xây dựng cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn: Trên cơ sở kế hoạch Chương trình đầu tư xây dựng cụm tuyến dân

cư các

tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. NHPT đã thực hiện giải ngân 933 tỷ đồng

cho UBND các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang,

Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, đạt 92,8% kế hoạch do Bộ Tài chính thơng

báo. Dư nợ đến 31/12/2011 là 1.868 tỷ đồng; nợ quá hạn 93 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu 0901 nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng NH đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w