Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn vận động và biến đổi, q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong sự vận động đó của thế giới, ngƣời ta ngày càng nhận ra vai trị quan trọng của nhân tố văn hóa. Với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là quá trình mở rộng Liên minh châu Âu, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, luận văn này đã rút ra đƣợc những kết quả sau:
Thứ nhất, luận văn đã đƣa ra đƣợc những khái niệm cơ bản của liên văn hóa, cho thấy tiến trình liên văn hóa là một tiến trình thấu hiểu và tƣơng tác giữa các nền văn hóa khác nhau, do vậy, phƣơng pháp tiếp cận liên văn hóa phải là phƣơng pháp tiếp cận liên ngành.
Thứ hai, luận văn phân tích đƣợc vai trị của giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh tồn cầu hóa. Đƣa ra những giải pháp cơ bản trong giao tiếp liên văn hóa là: chấp nhận và thuyết phục sự tồn tại hịa bình của các nền văn hóa khác nhau, hƣớng đến một thế giới quan văn hóa phổ qt tồn cầu.
Thứ ba, luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ tƣơng hỗ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị, từ đó, đƣa ra một góc nhìn mới về ngun nhân cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở Liên minh châu Âu.
Thứ tƣ, luận văn phân tích vai trị, ảnh hƣởng của nhân tố văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển Liên minh châu Âu – tổ chức khu vực thành công nhất thế giới. Ngay từ khi mới hình thành, văn hóa là nguồn gốc sâu xa của liên kết EU, các thành viên đồng sáng lập Liên minh có sự gần gũi nhau về địa lý, trình độ phát triển cũng nhƣ văn hóa. Chính yếu tố văn hóa đã góp phần củng cố gắn kết bền chặt hơn và mở đƣờng giải quyết những vấn đề khúc mắc trong các lĩnh vực khác. Mỗi lần mở rộng EU là một lần văn hóa EU lại trở nên đa dạng hơn và cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ hơn đến tiến trình nhất thể hóa. Chính vì thế, các nhà lãnh đạo EU ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề văn hóa và có những định hƣớng và chính sách văn hóa rõ ràng hơn.
Thứ năm, do nhận thức đƣợc tầm quan trọng của văn hóa cũng nhƣ sự phức tạp về mặt văn hóa trong các nƣớc thành viên của mình, EU đã đƣa ra và thực hiện
nhiều chính sách và chƣơng trình văn hóa nhằm đảm bảo sự chung sống hịa bình giữa các nền văn hóa đa dạng trong khi vẫn xây dựng đƣợc bản sắc văn hóa chung cho tồn Liên minh. Quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách và chƣơng trình văn hóa của EU diễn ra khá muộn sau khi thành lập, tuy nhiên, ngày càng tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn. Các chính sách văn hóa của EU tập trung vào 3 mục tiêu chính là thúc đẩy đối thoại liên văn hóa; hoạt động văn hóa thúc đẩy sáng tạo và tăng cƣờng vai trị của văn hóa trong mối quan hệ quốc tế giữa EU và các quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhƣng hiện nay, EU vẫn còn phải đối mặt với nhiều vấn đề văn hóa nhƣ vấn đề mâu thuẫn giữa sự hình thành bản sắc văn hóa chung với sự bảo tồn tính đa dạng của các nền văn hóa dân tộc, hay vấn đề tiếp cận hơn với văn hóa nƣớc láng giềng rộng lớn Nga…
Thứ sáu, tôn trọng nét khác biệt lẫn nhau là vô cùng cần thiết, đặc biệt, đối với sự chung sống của các nền văn hóa của các quốc gia khác nhau, cùng nhau hợp thành một tổ chức khu vực nhƣ Liên minh châu Âu EU. Những nỗ lực của EU trong việc tổ chức một nền văn hóa vừa tơn trọng tính đa dạng lẫn nhau, vừa từng bƣớc hình thành nên một bản sắc chung để từ đó mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của nền văn hóa ấy ra thế giới là rất đáng ghi nhận.
Thứ bảy, là một tổ chức ra đời muộn hơn, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN) có thể học tập đƣợc những kinh nghiệm quý báu của EU cho quá trình hội nhập và phát triển của mình. Trong đó, trƣớc hết là học tập kinh nghiệm giải quyết các vấn đề văn hóa, bởi ASEAN cũng là một tổ chức mà nền văn hóa các nƣớc thành viên đặc biệt đa dạng và có nhiều khác biệt. Việc học tập kinh nghiệm văn hóa của EU có thể tóm gọn trong hai luận điểm sau: thứ nhất là các nƣớc thành viên phải đồn kết trên cơ sở tơn trọng lẫn nhau, thứ hai là hài hịa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.
Trong cơng cuộc tồn cầu hóa, hội nhập nhƣng khơng đánh mất bản sắc của mình là điều mà tất cả các quốc gia nói chung và các tổ chức khu vực nói riêng đều phải quan tâm đến.