Một số kinh nghiêm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014 (Trang 87 - 119)

3.1.2 .Hạn chế

3.2. Một số kinh nghiêm chủ yếu

Bên cạnh những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích từ năm 1998 – 2014.Có thể rút ra những bài học kinh nghiệm.

Một là trong công tác chỉ đạo, nắm vững vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) và chỉ thị 39/ 1998CT- TTg của Thủ tướng chính phủ.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, nhằm giáo dục truyền thống phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.Chỉ đạo các địa phương xã, thị trấn thực hiện Luật Di sản văn hóa, các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn, nơi có di tích hiểu rõ ý nghĩa, giá trị các di tích lịch sử - văn hóa; làm cho người dân thấy được mình vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc phát huy giá trị các di tích, từ đó có ý thức, trách nhiệm và những hành động thiết thực trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các ditích.Đưa mục tiêu phát triển văn hóa nói chung, đặc biệt là hệ thống phát triển hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Kế hoạch nhà nước về phát triển văn hóa ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiên.

Phải có sự lãnh đạo quan tâm thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trên cơ sở những chủ trương, định hướng của tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân nhằm làm tốt hơn nữa cơng tác văn hóa trên địa bàn tỉnh. Ban quản lý di tích ở cấp huyện và cấp xã, phường phải thường xuyên củng cố và kiện toàn, phát huy được tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong Ban quả lý di tích ở mỗi cấp.

Cần hồn thiện các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh để tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành địa phương nhân dân về sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong thời kỳ mới.Yên Bái là một tỉnh nghèo có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống một số các tập tục lạc hậu trong sinh hoạt trong cưới xin, ma chay mê tín dị đoan vẫn cịn tồn tại chưa được giải quyết dứt điểm. Do vậy cần phải có những chính sách loại bỏ các hủ tục lạc hậu dần dần, nâng cao nhận thức của người dân.

Phải quán triệt sâu sắc và nhận thức đúng đắn về công tác bảo tồn, trùng tu tơn tạo hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh,phải xây dựng được cơ chế chính sách phù hợplàm cho nhân dân hiểu rõ việc đầu tư của nhà nước, Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ nại vào cấp trên trong việc tạo dựng cơ sở vật chất nhằm thực hiện các yêu cầu đối với cơng tác di tích, từ đó sẽ huy động tốt sự đóng góp của nhân dân trong phục hồi tu sửa, di tích.

Kịp thời thể chế hóa các quan điểm đường lối của Đảng về văn hóa thành các chính sách, pháp luật của nhà nước, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị với phát triển văn hóa, khắc phục tình trạng chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt không quan tâm các

Hai là tiếp tục tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống di tích, cơng tác bảo tồn và phát huy các di tích là trách nhiệm của tồn xã hội .

Đẩy mạnh hoạt động văn hóa hướng về cơ sở đặc biệt là vùng sâu,vùng xa, tranh thủ các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh- tế văn hóa xã hội ở vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục hỗ trợ bảo tồn phát triển các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các dân tộc trong tỉnh bảo tồn phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình tập trung đầu tư bảo tồn các loai hình văn hóa văn nghệ dân gian truyền thống có nguy cơ bị mai một cao; các loai hình ca múa nhạc lễ hội truyền thống tiêu biểu.., đề cao người có uy tín trong cộng đồng để họ nhận thức tham gia với vai trò then chốt trong việc tu bổ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc mình thơng qua các hoạt động giao lưu văn hóa.

Cần phải xây dựng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, huy động các nguồn vốn tài trợ của cộng đồng và viện trợ của nước ngoài, các tổ chức cá nhân. Trong thời kỳ mới cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đã tạo ra những tác động tích cực trong việc bảo vệ di tích, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động tu bổ tơn tạo di tích.

Kêu gọi các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn và phát triển văn hóa. Khuyến khích mọi người dân, mọi tổ chức tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa nói chung và cơng tác bảo tồn hệ thống di tích nói riêng. Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa.Có hình thức khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực đối với cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Nâng tầm tổ chức kỷ niệm các

ngày lễ, các lễ hội văn hóa truyền thống cùng các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thi, hội diễn trên địa bàn tỉnh thành các sự kiện văn hóa du lịch để thu hút khách tham quan du lịch đến địa bàn nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Phát huy việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số bằng hình thức song ngữ. Chú trọng phát triển hệ thống thông tin đại chúng và thơng tin liên lạc đưa văn hóa thơng tin về cơ sở, coi trọng văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn mở rộng diện phủ sóng, mở rộng chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc.Thường xuyên kiểm kê, đánh giá thực trạng hệ thống di tích, từ đó đưa ra các chủ trương, biện pháp bảo tồn hệ thống di sản văn hóa.

Thống nhất và nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành về văn hóa và thực hiện nhiệm vụ về văn hóa. Đưa các mục tiêu nhiệm vụ phát triển văn hóa nói chung, cơng tác bảo tồn di tích lịch sử nói riêng vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, và kế hoạch Nhà nước để tập trung lãnh đạo chỉ đạo.

Ba là coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chỉ đạo quản lý văn hóa, có phẩm chất năng lực, tâm huyết và có trách nhiệm.

Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ làm cơng tác văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số cần phải quan tâm đầu tư để phát hiện tuyển chọn và đào tạo tài năng về văn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở.Do Yên Bái là tỉnh có nhiều dân tộc it người cùng sinh sống cịn khó khăn về mọi mặt, cần có nguồn hỗ trợ tối đa từ ngân sách của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn phát huy giá trị của các di tích. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và

cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh, trung ương tổ chức. Cung cấp cho những tài liệu hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích để cán bộ văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa thơng tin các vùng dân tộc vùng sâu, vùng xa, xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, tuyển dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các điểm di tích, đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử, biết cách tổ chức các sự kiện phục vụ khách tham quan du lịch, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa. Đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số người dân bản địa. Đây là một công việc lâu dài, có ý nghĩa quyết dịnh đến chất lượng, hiệu quả của cơng tác văn hóa thơng tin vùng dân tộc thiểu số vùng núi.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Một số các chương trình của chính phủ đã được áp dụng vào tỉnh Yên Bái: chương trình 135; chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.Làm tốt công tác quy hoạch từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã phường thị trấn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về công tác bảo tồn ở địa phương.

Bốn là việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn liền với việc phát triển ngành du lịch, tăng cường quảng bá về tiềm năng du lịch .

Nghiên cứu xây dựng các đề án khai thác phát triển du lịch; khu du lịch Tân Hương Hồ Thác Bà, và khu du lịch sinh thái Suối Giàng, Lập nhiệm vụ quy hoạch điểm, tuyến tour du lịch theo hệ thống di tích, theo các lễ hội truyền thống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các lễ hội, hoạt động văn hóa từng bước tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch giới thiệu với

nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, về tiềm năng thế mạnh của sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách du lịch nhà đầu tư, tạo bước phát triển mới cho du lịch của tỉnh.

Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách đào tạo. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa thơng tin các vùng dân tộc vùng sâu, vùng xa, xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, tuyển dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các điểm di tích, đạt u cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử, biết cách tổ chức các sự kiện phục vụ khách tham quan du lịch, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa. Đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số người dân bản địa. Đây là một công việc lâu dài, có ý nghĩa quyết dịnh đến chất lượng, hiệu quả của cơng tác văn hóa thơng tin vùng dân tộc thiểu số vùng núi.

Năm là tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, trong hệ thống di tích của tỉnh

Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, các dịch vụ văn hóa thể thao và du lịch; kiểm tra việc tổ chức các lễ hội; Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý các vi phạm đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước; ngăn chặn văn hóa độc hai lưu truyền trên địa bàn tỉnh. Ngăn chặn kịp thời hiện tượng mua bán đào bới trục vớt cổ vật, ăn cắp cổ vật tại các khu di tích.

Tăng cương cơng tác kiểm tra giám sát, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, đánh giá đúng tình hình thực trạng của hệ thống di tích phát hiện kịp thời các di tích mới có giá trị cần bảo vệ và các hoạt động sai phạm để có những biện pháp kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý văn hóa trong

sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 về hoạt động quản lý và tu bổ di tích, tổ chức kiểm kê di tích và lập hồ sơ xếp hạng di tích ; tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác quản lý và tu bổ di tích bằng bất cứ nguồn vốn nào, gắn trách nhiệm của chính quyền, các đồn thể ở huyện, xã trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kiện tồn và nâng cao trách nhiệm bộ máy quản lý, trông nom trực tiếp tại di tích; thực hiện nghiêm Luật di sản văn hóa, Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích và các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong quá trình tu bổ di tích; phát huy trách nhiệm giám sát cộng đồng để kịp thời phát hiện, xử lý các sai sót có thể xảy ra trong q trình triển khai dự án; tổ chức tuyên truyền rộng rãi về giá trị của di tích, lý do bảo quản, tu bổ, phục dựng di tích và nội dung dự án tu bổ di tích trước khi triển khai để nhân dân được biết nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của xã hội. Và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

KẾT LUẬN

Sau hơn 16 năm từ năm 1998 đến 2014 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã hết sức chú trọng lãnh đạo công tác bảo tồn phục hồi và phát huy giá trị các di tích, đã tạo được những chuyển biến căn bản trong nhận thức các cấp ủy chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân, về vị trí vai trị của hệ thống di tích nói riêng và cơng tác văn hóa nói chung, đối với sự phát triển kinh tế, chính trị của tỉnh.

Ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc được ban hành và triển khai trên toàn tỉnh, năm 1998 tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đầu tư nguồn lực cho các hoạt động về văn hóa. Tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chỉ thị số 08/1998/CT-TU của tỉnh Ủy về tăng cường chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Ủy ban nhân dân ra quyết định số 39/QĐ-UBND về thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị di tích lich sử trên địa bàn tỉnh, như: Nghi định số 11/2006/NĐ- HĐND Đề án xây dựng đời sống văn hóa cơ sở giai đoan 2006 - 2010; Quyết định số 10/2007/ QĐ- UBND về ban hành quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội Quyết định số 25/2011/QĐ- UBND, ngày 22 tháng 8 năm 201 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014 (Trang 87 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)